04/03/2013 13:32 (GMT+7)
Số lượt xem: 35094
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Every evil never doing
and in wholesomeness increasing
and one's heart well-purifying:
this is the Buddhas' Sasana








Không làm các điều ác
Gắng làm các việc lành
Luôn tu tâm, tịnh ý:
Đó là lời Phật dạy

Trong phương pháp mà tôi chia sẽ dưới đây(gổm nghe nói, đọc, viết), chính tôi đã học và thấy có tiến bộ rất nhanh, vậy thì xin ghi ra ở đây ai muốn dùng thì dùng.

Các bạn thân mến,
Có nhiều phương pháp học tiếng Anh, một trong các phương pháp học tiếng Anh hiệu quả là thông qua nghiên cứu Phật học. Bạn sẽ có 2 điều lợi, biết được tiếng Anh đến tận cùng (có thể trở thành dịch giả ở mọi khía cạnh cuộc sống, không chỉ riêng về chủ đề Phật Pháp) và hiểu biết sâu sắc về cuộc sống con người, bạn sẽ có kiến thức uyên thâm về thế giới, về cuộc sống và nhiều vấn đề khác nữa.

Tuy nhiêu nó đòi hỏi bạn có 1 chút ít vốn liếng về English. Theo ý kiến tôi, bạn cần phải có trình độ khoảng khởi đầu Trung Cấp (tức là vượt qua Sơ Cấp một chút) là có thể thực hiện được việc này hoặc bạn đạt TOEIC khoảng 450 điểm là được. Thậm chí 350 điểm cũng được. Hoặc cũng không ngăn cản được bạn theo phương pháp này nếu bạn đang là sơ cấp English. Không có gì ngăn cản được bạn đạt được điều cần thiết, chỉ duy nhất trở ngại là chính bạn.

Để khởi đầu thuận lợi, bạn cần học tác phẩm Good Question, Good Answer

Bản English
Good Question, Good Answer của Bhikkhu S. Dhammika (English: http://www.buddhanet.net/budsas/ebud/goodqa/goodqa-00.htm)

Tiếng Việt là:
Hỏi Hay, Ðáp Ðúng (tiếng Việt http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-hoihay/hoihay-00.htm)

* Bước 0 (cách tiếp cận):
Để dễ dàng, bạn nên học mỗi 2 câu hỏi và trả lời, học xong rồi hãy tiếp tục 2 câu hỏi khác, bạn cũng có thể học một lúc nhiều hơn tùy theo khả năng nhớ của mình, nhưng đừng tham quá sẽ không hiệu quả. Ví dụ:
- - - - -
Hỏi: Ðạo Phật là gì?
Ðáp: Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng của Ngài Sĩ-Ðạt-Ða Cồ-Ðàm, được biết như một vị Phật, đã tự mình giác ngộ ở tuổi ba mươi sáu. Ðến nay Ðạo Phật đã có mặt trên 2500 năm và có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Hàng trăm năm về trước, Ðạo Phật đã chính thức là một nền triết học của Á châu, tuy nhiên ngày nay đã phát triển và có tín đồ ở khắp châu Âu và châu Mỹ.
- - - - -
Đọc đến đây, bạn có thể đọc tiếp bản English,

What is Buddhism?
The name Buddhism comes from the word 'budhi' which means 'to wake up' and thus Buddhism is the philosophy of awakening. This philosophy has its origins in the experience of the man Siddhartha Gotama, known as the Buddha, who was himself awakened at the age of 35. Buddhism is now 2,500 years old and has about 300 million followers worldwide. Until a hundred years ago Buddhism was mainly an Asian philosophy but increasingly it is gaining adherents in Europe, Australia and America.

* Bước 1: (Đọc hiểu và học nhóm từ, câu)
Vì quá trình đọc tiếng Việt, bạn đã nhớ và hiểu được văn cảnh, bây giờ bạn đọc bản English, bạn cố gắng dùng cái nhớ khi đọc tiếng Việt để “đoán nghĩa của từ mới”. Bạn cần gạch dưới nhóm từ mới mà mình vừa đoán được nghĩa và đọc thầm không nhìn bản English. Đó là học nhóm từ mới (hay câu mới). Ví dụ: comes from the word 'budhi' which means 'to wake up', bạn sẽ dễ dàng đoán nghĩa được “to come from (là xuất phát từ)” và “to wake up (là làm cho tỉnh thức). Khi học English, bạn chỉ nên dùng tiếng Việt để “hình tượng” ra nghĩa của English, không được “lạm dụng”, nếu bạn biết nghĩa tương đương English thì dùng nghĩa đó. Ví dụ to wake, đã biết awake, alert là tính từ cũng nghĩa đó, thì bạn có thể diễn đạt to wake is to be awake or to be alert or something to stop sleeping, chứ đừng "dịch" là tỉnh thức. Đây là dịp bạn ôn từ. Biết mới ôn cũ là cách hiệu quả nhất để bảo tồn và phát triển tri thức.

Khi bạn biết to wake là tỉnh thức thì cụm ngữ sau Buddhism is the philosophy of awakening, nó có chữ awakening, thì bạn mới vừa biết nghĩa của to wake thì thay vì hiểu trong đầu là “sự tỉnh thứ” hãy dùng tiếng Anh để giải nghĩa như "the act of waking". Bạn nên tập theo lối này nếu có thể.
Một chú ý, nếu bạn tinh ý, bạn sẽ thấy awaken cũng là một động từ (verb) đồng nghĩa với wake vì nó đứng trước of (giới từ) nên được thêm ing, thành danh từ (noun). Như vậy bạn học thêm được to awaken = to awake
Cứ tiếp tục…cho đến hết…

Bước 2: (Nói)
Bây giờ, hãy đừng nhìn bản English, hãy tự hỏi mình: “What is Buddhism?” , rồi nhớ đến đâu, trả lời đến đó bằng English. Sau khi trả lời xong, hãy dò xem trong Bản English mình đúng sai chỗ nào mà sữa chữa.

Cứ tuần tự như vậy, 2 câu hỏi rồi 2 câu trả lời. Bạn sẽ được vốn từ rất dồi dào, cũng như “vô tình”, lối hành văn, cú pháp của tác giả thành của mình.

Vấn đề ở đây, là cách phát âm của từ mới và dấu nhấn trọng âm của từ mà thôi, điều này dễ dàng biết vì có từ điển, biết cách đọc phiên âm quốc tế là được. Bạn không nên tra một từ để biết hết nghĩa của nó. Bạn sẽ quên các nghĩa mà mình không dùng.

Bước 3: (Nghe)
Bây giờ, bạn dùng phần mềm readplease để nó đọc đoạn văn bạn vừa luyện tập xem bạn nghe được bao nhiêu. Phần mềm readplease download tại đây:
http://www.readplease.com/english/downloads/

Có một số phần mềm đọc English bằng ngôn ngữ tự nhiên (như người thật) hay hơn readplease nhiều. Ví dụ: AT&T Natural Voices, Acapela, Nuance RealSpeak, Cepstral, bạn có thể lên mạng tìm hoặc vào cửa hàng Vi tính mà hỏi những loại Disk đó.

Bước 4 (Viết):
- bây giờ, viết những gì bạn đã nghe, hoặc những gì bạn nhớ …coi như ôn lại từ vựng và câu văn bạn đã học
- nâng cao hơn, bạn có thể diễn đạt bằng từ ngữ khác, câu văn khác với nội dung và câu trả lời mà bạn vừa đọc. Hoặc có thể diễn tả bằng English cảm tưởng của mình sau khi đọc câu hỏi và trả lời đó. Nếu bạn kiên trì, khả năng này sẽ xuất hiện sau 2 hoặc 3 cuốn sách mà bạn học.
Nếu tiếp tục, theo cách này học hết cuốn sách, bạn sẽ có vốn English (Nghe, Nói, Đọc Viết) rất phong phú và hãy học tiếp quyển sách khác. Phương pháp này, rất nhanh và hiệu quả.
Đó là giai đoạn 1

Giai đoạn 2, thực hiện sau 1 thời gian, hoặc sau khi học kỹ càng 2 cuốn sách theo phương pháp này bạn có thể lên yotube.com hoặc các site khác để luyện “nội công“ nghe English bằng các bài giảng pháp bằng Tiếng Anh, chỉ đơn giản biết từ khóa và gõ từ khóa đó vào ô search (tìm kiếm). Ví dụ: four noble truths teaching => ý là bạn muốn tìm bài giảng (teaching) về Tứ Diệu Đế. Bạn có thể nhấp vào đây. (
http://www.youtube.com/results?search_query=four+noble+truths+teaching&aq=f
)
Bạn cũng có thể vào chat room để nói, hoặc vào CLB, lớp học để "biểu diễn" chơi cho vui, mục đích là để luyện thôi chứ không gì khác...Vui thôi, chứ đừng xem thường người khác nha, người ta giỏi hơn mình thì người ta thường im lặng.

Sau đây, tôi sẽ đề nghị bạn một số cuốn sách cơ bản song ngữ, bạn có thể học theo cách này
* 2 cuốn cơ bản: 2 cuốn sách này cung cấp vốn từ vựng rất đa dạng về các vấn đề cuộc sống . Nói chung, chọn sách nào mà bạn thích sẽ dễ học và kích thích bạn nhiều hơn. Tuy nhiên, tôi đề nghị cuốn 1 và cuốn 2 vì nội dung từ vựng của nó bạn sẽ áp dụng vào thi cử, cuộc sống giao tiếp…rất cần thiết. Ghi nhớ: Phật Pháp là cuộc sống hạnh phúc chứ không hẳn là triết lý quá cao siêu gì cả.

Cuốn 1:
Good Question, Good Answer của Bhikkhu S. Dhammika (English: http://www.buddhanet.net/budsas/ebud/goodqa/goodqa-00.htm)

Tiếng Việt là:
Hỏi Hay, Ðáp Ðúng (tiếng Việt http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-hoihay/hoihay-00.htm)

Cuốn 2:
Human Life and Problems ( http://www.buddhanet.net/budsas/ebud/life/life-01.htm )
Các vấn đề của xã hội hôm nay ( http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-xahoi/tnxh-00.htm )

### Phần nâng cao (về giáo Pháp): hãy học 2 cuốn trên trước.
Bây giờ, bạn có thể đổi ngược phương pháp bằng cách đọc English trước, và chỉ đọc English thôi, chỉ đọc phần Tiếng Việt khi bạn muốn dịch sang Tiếng Anh (để tham khảo và để học cách hành văn của người phương Tây chẳng hạn) hoặc chỉ đọc Phần câu văn, đoạn văn Tiếng Việt khi bạn thấy "bí" về cách hiểu. Chú ý: cách hiểu về đoạn văn, chứ không phải cách "dịch". Không nên "dịch" gì cả mà hãy hiểu để "diễn đạt" bằng English.
Rất nhiều người tiếng Anh tưởng rất giỏi, nói nhanh nhảu, nhưng giao tiếp thì thấy không phải như vậy. Họ nói theo kiểu vốn từ vựng nghèo nàn, nói sâu hơn một chút thì họ không kham nổi. Vậy bạn muốn "giàu có" về tư duy thì hãy đọc sách "ngôn ngữ", bởi tư duy và ngôn ngữ như thể xác và tinh thần.

Cuốn 3:
What Buddhists Believe (http://www.buddhanet.net/budsas/ebud/whatbudbeliev/main.htm)
Vì sao tin Phật (http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-visaotinphat/vstp-00.htm )

Cuốn 4: Bạn nào thích triết học, khoa học thì cuốn này rất tốt. Mọi sự vật điều có thể hiểu qua sách này, rất cao thâm, hơn cả những gì bạn học ở cấp giáo sư, tiến sĩ
Abhidhamma in daily life. Nina Van Gorkom (http://www.buddhanet.net/budsas/ebud/nina-abhidhamma/nina-abhi-00.htm)
Vi Diệu Pháp (hay triết học Phật) trong đời sống hằng ngày (http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-vdp-doisong/vdp-00.htm )

Cuốn 5:
Buddhism as the Foundation of Science
(http://www.buddhanet.net/budsas/ebud/budscience/bfs-00.htm)
Phật Giáo, nền tảng của Khoa học (http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-pgkh/pgkh-00.htm)

Cuốn 6: THE BUDDHA AND HIS TEACHINGS (http://www.buddhanet.net/budsas/ebud/budtch/budteach00.htm)
Đức Phật và Phật Pháp (http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-dp&pp/dp&pp00.htm)
Cuốn 6 này là đề nghị vì nó "phủ" rất nhiều khía cạnh English.

http://phathoc.net/chuyen-de/tieng-anh/7B7618_hoc_tieng_anh_nhanh_nhu_tia_chop_thong_qua_phat_hoc.aspx

Âm lịch

Ảnh đẹp