Chuyên đề 1: Những điều cần lưu ý khi uống sữa đậu nành
Sữa đậu nành
là sản phẩm chế biến từ đậu tương, là một loại thực phẩm thiên nhiên, có
giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon, dễ uống, dễ hấp thu.
Ngoài tác dụng thanh phế, tiêu đờm nó còn có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm huyết áp đối với những người có huyết áp cao. Mỗi ngày uống một cốc sữa đậu nành có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa ung thư đại tràng, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường có tác dụng giảm đường huyết tốt. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý thì không những không có hiệu quả mà còn dẫn đến những tác dụng không có lợi cho sức khỏe nên cần lưu ý một số điểm sau:
1. Sữa đậu nành nhất định phải đựơc đun sôi kỹ trước khi uống. Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men Trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài,…thậm chí ngộ độc.
2. Không nên đánh trứng cùng với sữa đậu nành. Nhiều người cho rằng đánh trứng vào sữa đậu nành hoặc uống sữa đậu nành cùng với trứng thì càng bổ, có thể tăng thêm chất dinh dưỡng. Thực tế hòan tòan trái ngược, vì lòng trắng trứng bị kết hợp với men tripsin trong sữa đậu nành tạo thành một hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu, hơn nữa chất này còn làm mất đi những chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành.
3. Không nên cho thêm đường đỏ khi uống sữa đậu nành.Trong đường đỏ có chứa nhiều các a xit hữu cơ như axit lactic, axit acetic…có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
4. Không nên chỉ uống sữa đậu nành không. Nếu chỉ uống sữa đậu nành không thì các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà tiêu thụ mất do đó không còn tác dụng bổ nữa.Vì vậy, khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút điểm tâm như:bánh ngọt, bánh mì, bánh bao,…hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột.Tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị được tiết ra khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa, hấp thu hoàn toàn.
5. Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành trong một lúc. Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml, nếu không dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.
6. Không nên uống thuốc cùng với sữa đậu nành. Một số loại thuốc đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.
7. Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt. Vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 đến 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.
8. Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành. Theo y học cổ truyền đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi vì vậy những người tỳ vị hư hàn, sau ăn hay đày bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài, ngừơi có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều,…đều không hợp dùng, dễ làm cho các triệu chứng trên nặng lên.
9. Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú. Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng không vẫn đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ.
Chuyên đề 2: NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ CÚM GIA CẦM
Định nghĩa
Bệnh cúm gà
Có ít nhất 15 typ khác nhau của cúm gà mà thường nhiễm ở các loài lông vũ trên toàn thế giới. Vụ dịch đầu năm 2004 do chủng H5N1, có khả năng lây rất cao ở loài có lông vũ và gây chết rất nhanh. Không giống như nhiều chủng khác của virus cúm gà khác, H5N1 có thể lây nhiễm sang người, gây bệnh nặng và tử vong.
Virus cúm rất không ổn định và có khả năng đột biến rất nhanh, có khả năng lây nhiễm từ động vật này sang động vật khác. Các nhà khoa học lo ngại là virus cúm gà có thể tiến hóa thành một dạng dễ lây từ người sang người, làm lây bệnh nhanh chóng và là một bệnh nguy hiểm chết người. Điều này có thể xảy ra nếu một người nào đó đã bị nhiễm virus cúm người sau đó lại nhiễm virus cúm gà. 2 loại virus này sẽ tái tổ hợp trong cơ thể bệnh nhân, gây ra một virus lai có thể lây lan nhanh từ người sang người.
Loại virus lai này loài người chưa bao giờ tiếp xúc vì vậy không có miễn dịch và có thể gây đại dịch như đã xảy ra đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918-1919 đã giết chết 40-50 triệu người trên toàn thế giới.
Triệu chứng
Bệnh cúm có nhiều thể lâm sàng. Thể thường gặp là: sau thời gian nung bệnh ngắn, khoảng một ngày, ít khi tới vài ngày, bệnh phát rất đột ngột: sốt, rét run nhiều lần trong ngày, thân nhiệt tăng lên 39-40oC ngay ngày đầu, kéo dài 3-5 ngày, kèm theo là mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đau đầu như búa bổ, đau các cơ xương, khớp, chân tay rã rời, da khô nóng, mặt bừng bừng, mắt chói, chảy nước mắt, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng, có khi ho tức ngực, khạc đờm hoặc chảy máu cam, miệng đắng buồn nôn, táo bón. Xét nghiệm máu: bạch cầu giảm còn 4-5000/mm3, lympho bào tương đối tăng trong công thức bạch cầu. Sau thời gian đó, nhiệt độ giảm dần, có thể hạ nhanh xuống bình thường rồi vọt lên một ngày, gọi là nhiệt độ dạng V cúm. Đồng thời các triệu chứng toàn thân dịu dần trong 5-7 ngày. Ở một số bệnh nhân cao tuổi, mệt nhược kéo dài, sự bình phục chậm.
Trong vụ dịch cúm, còn nhiều thể không rõ triệu chứng hoặc thể nhẹ giống như cảm lạnh: không sốt, chỉ hắt hơi, sổ mũi, ho, có thể gặp thể nặng, rất nặng do biến chứng hô hấp, tim mạch thần kinh.
Biến chứng hô hấp là chủ yếu và nặng nhất: viêm phổi tiên phát và thứ phát. Viêm phổi tiên phát do bản thân virus cúm là nặng đặc biệt: nhiệt độ không giảm vào ngày 3-5 mà tiếp diễn, kèm khó thở, thở gấp, tím tái, khạc đờm có khi lẫn máu, nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn, rồi tử vong. Biến chứng đó gặp trong một số đại dịch. Nếu virus đột biến và phối hợp với virus cúm người, virus mới sẽ lây từ người sang người như sự lây lan virus cúm người (1918, 1957, 1970, và năm 2004), ở một số đối tượng mắc bệnh mạn tính về tim hoặc phụ nữ có thai. Viêm phổi thứ phát do vi khuẩn bội nhiễm gây nên liên cầu, phế cầu, heamophilus influenzae, tụ cầu vv..., gặp ở những đối tượng có nguy cơ cao, người cao tuổi, mắc bệnh mạn tính về phổi, tim, thận, thể hiện như sau: bệnh cúm dịu được 2-3 ngày lại thấy thân nhiệt tăng, ho, thở gấp với các triệu chứng đông đặc phổi, khám và xét nghiệm máu thấy bạch cầu máu tăng tăng 10-15.000/mm3, bạch cầu trung tính tăng.
Bệnh cúm ác tính hiếm gặp, nhưng tử vong cao, khởi đầu như cúm thường gặp, rồi xuất hiện chứng suy hô hấp do phù phổi cấp tính gây tử vong nhanh do thiếu oxy máu không khắc phục được.
Triệu chứng của bệnh cúm gà:
Cúm gà có thể gây một loạt các triệu chứng ở người. Một số bệnh nhân có sốt, ho, đau họng và đau cơ. Một số người khác bị đau mắt, viêm phổi, bệnh hô hấp cấp nguy kịch và các biến chứng nặng nguy hiểm
Chẩn đoán
Mặc dù các xét nghiệm đặc hiệu để xác định chủng virus cúm từ các mẫu từ đường hô hấp, điển hình các bác sĩ dựa trên một loạt các triệu chứng và sự có mặt của cúm ở cộng đồng để chẩn đoán. Các xét nghiệm đặc hiệu được dùng để xác định typ của cúm ở cộng đồng, nhưng có chút ít tác dụng trong điều trị. Các bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm như là ngoáy họng để xác định nhiễm trùng thứ phát.
Biến chứng viêm phổi do virus: dựa vào hình ảnh Xquang thấy phổi mờ
Điều trị
Điều cốt yếu điều trị cúm phải theo một lịch trình. Các triệu chứng cúm có thể giảm khi nằm nghỉ ngơi và giữ nước tốt. Xông có thể làm dễ thở hơn và các thuốc giảm đau sẽ làm giảm đau. Tuy chán ăn nhưng cần phải cố gắng ăn nhiều chất dinh dưỡng. Việc phục hối sức khỏe không nên thúc đẩy quá nhanh. Việc trở lại các hoạt động bình th¬ường quá nhanh có thể gây tái phát bệnh hoặc các biến chứng.
Bất kỳ ai khi có những triệu chứng kể trên cần nghĩ đến việc mình đã có thể bị mắc bệnh viêm phổi do virus và cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán, và cấp cứu kịp thời.Bệnh viêm phổi do virus là căn bệnh nguy hiểm, hiện nay chúng ta chưa có Vacxin để phòng bệnh. Sau đây là 4 biện pháp phòng tránh bệnh viêm phổi:
* Biện pháp 1: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
Vệ sinh cá nhân như rửa mặt, mũi, chân tay cần thực hiện ít nhất 2-3 lần/ngày. Sử dụng các loại thuốc sát khuẩn đường hô hấp trên để nhỏ mũi và súc họng 2-3 lần/ngày. Vệ sinh ăn uống bằng cách không sử dụng các loại thịt gia súc từ gia cầm đã mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh.
* Biện pháp 2: Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh.
Khi tiếp xúc với nguồn bệnh phải được trang bị bảo hộ, các trang bị bảo hộ gồm: mặt nạ, áo choàng, găng tay, mũ... Các trang bị bảo hộ đều phải được sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo ngăn ngừa sự xâm nhập của virus vào cơ thể con người, tuy nhiên khi không có các trang bị bảo hộ thì vẫn có thể thay thế bằng các trang bị đơn giản khác. Mặc dù cho đến nay, chúng ta vẫn chưa tìm ra bằng chứng cho thấy bệnh viêm phổi do virus có thể lây truyền từ người này sang người khác, thế nhưng việc trang bị bảo hộ đối với các nhân viên y tế khi vào vùng có dịch cúm gia cầm và những người dân sống trong vùng dịch vẫn hết sức cần thiết. Theo quy định của Bộ Y tế, trong một số trường hợp nhất định, một số trang bị bảo hộ sẽ được nhân viên y tế cấp phát và hướng dẫn sử dụng đến từng người dân. Bên cạnh đó những người dân sống trong vùng dịch cũng cần có các biện pháp tự phòng bệnh, tự trang bị khẩu trang, tăng cường vệ sinh cá nhân và sử dụng các loại thuốc sát khuẩn đường hô hấp trên.
Việc đảm bảo vệ sinh môi trường cũng phải được tiến hành thường xuyên, bên cạnh biện pháp tẩy uế chuồng trại nuôi gia cầm mắc dịch, cần phun thuốc Cloramin B ở môi trường xung quanh khu vực nhà ở, nếu cần thiết có thể phun thuốc trong từng gia đình. Sau khi ra khỏi khu vực đang xảy ra dịch, các nhân viên y tế mới được cởi bỏ trang bị và quần áo bảo hộ. Các trang bị và quần áo được thay ra phải cho ngay vào túi nilông, buộc kín lại, sau đó ngâm vào dung dịch tẩy trùng và đưa về cơ sở y tế để tiêu huỷ bằng cách đốt hoặc chôn.
Các gia đình nằm trong vùng có dịch cúm gia cầm hoặc có người thân bị mắc viêm phổi do virus cũng cần phải có biện pháp vệ sinh nhà cửa, các đồ dùng của người mắc bệnh cũng cần phải được ngâm vào dung dịch tẩy trùng 20 phút sau đó giặt sạch và phơi khô mới đưa vào sử dụng. Tại các cơ sở y tế, phải bố trí phòng khám cách ly đối với những người có biểu hiện của bệnh viêm phổi do virus. Nhân viên y tế khi tiếp xúc với người nghi mắc bệnh cũng cần phải được trang bị bảo hộ như khi vào vùng dịch. Sau khi khám bệnh phải rửa tay bằng dung dịch tẩy trùng. Tại khoa điều trị phải bố trí các buồng bệnh cách ly, khi vào khu vực điều trị này nhân viên y tế cũng phải được trang bị, mặc quần áo bảo hộ. Tại mỗi khu vực điều trị cũng cần bố trí một phòng được quy định dành riêng cho việc thay quần áo bảo hộ sạch. Trước các buồng bệnh phải đặt các tấm chùi chân, nhân viên y tế phải chùi chân trước khi vào buồng bệnh và sau khi ra khỏi buồng bệnh. Người bệnh khi được khám bệnh cũng phải đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm sang nhân viên y tế, các nhân viên y tế cũng phải tuân thủ các quy định chuyên môn về việc đảm bảo vô khuẩn và sử dụng các trang bị, quần áo bảo hộ theo nguyên tắc chống lây nhiễm chéo trong khu vực điều trị. Tại trước cửa mỗi buồng điều trị cần đặt một lọ cồn sát trùng để nhân viên y tế rửa tay ngay sau khi khám và tiếp xúc với người bệnh. Khi đã xong công việc và cần ra khỏi khu vực điều trị cách ly, nhân viên y tế mới được cởi bỏ trang bị và quần áo bảo hộ. Việc cởi bỏ trang bị và quần áo bảo hộ phải được thực hiện tại một phòng đã được dành riêng cho việc này. Quần áo và trang bị bảo hộ cũng được đựng vào các túi nilông, sau đó buộc kín lại, ngâm dung dịch tẩy trùng trước khi mang đi tiêu huỷ.
Về nguyên tắc, tại các khu vực điều trị cách ly không cho phép những người không có trách nhiệm có mặt tại đây. Tuy nhiên, ở một số phòng bệnh chưa phải thuộc diện cách ly tuyệt đối, người bệnh đang được theo dõi chưa được chẩn đoán xác định thì những người tiếp xúc với người bệnh cũng phải được trang bị bảo hộ và tuân thủ các nguyên tắc bảo hộ như với nhân viên y tế.
* Biện pháp 3:
Tăng cường sức khoẻ bằng cách ăn uống và luyện tập thể dục thể thao.
* Biện pháp 4:
Khi có các biểu hiện của bệnh như: Sốt cao, đau đầu, đau cơ, đau họng, ho... cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.
Hiện đã có các thuốc chống cúm có thể được dùng cả để phòng ngừa người nhiễm cúm gà và để điều trị những người đã nhiễm cúm gà. Virus dường như kháng với hai thuốc chống cúm cũ là amantadin và rimantadin. Tuy nhiên, các thuốc chống cúm mới hơn Tamiflu và Relenza hy vọng sẽ có tác dụng và được cung cấp đủ nếu có dịch xảy ra.
Tamiflu là loại thuốc chống virus có hiệu quả cao trong điều trị cúm A và được Bộ Y tế đưa vào phác đồ điều trị. Tamiflu với tên hoạt chất là Oseltamivir của Hãng dược phẩm RoChe (Thuỵ Sĩ) là loại thuốc chống virus có tác dụng ức chế virus cúm thông qua việc ức chế men neuraminidase (N). Men N có tác dụng hết sức cơ bản trong việc hạn chế sự phát tán virus này trong cơ thể. Khi người mắc cúm dùng loại thuốc này sẽ làm cho virus cúm không nhân lên và kìm hãm sự phát triển của virus.
Theo cuốn sách Giới thiệu thuốc và biệt dược của Hội các Dược sĩ Canada xuất bản năm 2003 ghi rõ: Thuốc Tamiflu được chỉ định để điều trị nhiễm bệnh cúm ở người lớn. Đối với trẻ em, sự an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được xác định rõ ràng. Đối với người có thai phải cân nhắc khi sử dụng vì có những nguy cơ đối với bào thai. Liều được khuyên dùng là 2 viên Tamiflu 75mg/2 lần/ ngày. Phải dùng thuốc điều trị liên tục trong 5 ngày. Quá trình điều trị phải được bắt đầu sau khi phát hiện (không chậm hơn 2 ngày) các triệu chứng của bệnh cúm. Lý tưởng nhất là dùng thuốc ngay sau 40 giờ phát hiện có bệnh. Bệnh nhân phải được dùng đủ liều điều trị (10 viên/5 ngày), kể cả khi hết các triệu chứng bệnh vẫn phải uống thuốc đủ liều. Về tác dụng phụ của thuốc, qua nghiên cứu của Hãng RoChe trên 724 bệnh nhân uống Tamiflu 2 viên 75mg/ngày có 72 người có triệu chứng buồn nôn (chiếm 9,9%), 68 người có nôn (9,4%), 48 người đi lỏng (6,6%)...
Ở Việt Nam hiện nay, trong phác đồ điều trị bệnh cúm A của Bộ Y tế cho phép các cơ sở điều trị bệnh nhân cúm A đưa thuốc Tamiflu vào điều trị cho bệnh nhân và có hiệu quả rõ rệt. Theo phác đồ này, trẻ em từ 1-13 tuổi dùng dung dịch uống tuỳ theo trọng lượng cơ thể: < 15kg: 30mg x 2 lần/ngày x 5 ngày; từ 16-23kg: 45mg x 2lần/ngày x 5 ngày; từ 24-40kg: 60mg x 2 lần/ngày x 5 ngày. Người lớn và trẻ trên 13 tuổi: 75mg x 2lần/ngày x 5 ngày. Ngoài ra, còn có hai loại thuốc kháng virus là Amantadine và Ribavirin được Bộ Y tế đưa vào phác đồ điều trị bệnh cúm A. Việc sử dụng các loại thuốc này phải theo dõi chức năng gan, thận để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Theo Bộ Y tế, chỉ có các cơ sở điều trị bệnh nhân mắc cúm A và nghi nhiễm cúm A mới có chỉ định dùng thuốc Tamiflu. Người bệnh không nên tự điều trị bằng thuốc này tại nhà mà chỉ được sử dụng dưới sự theo dõi của thầy thuốc.
Có một số phư¬ơng pháp điều trị thay thế có thể giúp chống lại virus cúm và phục hồi do bệnh cúm, để làm giảm nhẹ các triệu chứng cúm.
- Châm cứu và giác hút. Cả hai phư¬ơng pháp nói trên dùng để kích thích đề kháng tự nhiên, làm giảm sung huyết mũi và đau đầu, sốt cao và giảm ho, tuỳ thuộc vào các huyệt đạo châm cứu và giác hút đ¬ược sử dụng.
- Xoa bóp dầu thơm. Các thầy thuốc giới thiệu nên súc miệng và họng hàng ngày với một giọt tinh dầu của cây chè (Melaleuca spp) và chanh pha trong một cốc n¬ước ấm. Nếu đã bị cúm, hai giọt tinh dầu chè hoà trong bồn tắm nước nóng có thể giúp bạn làm giảm triệu chứng. Các tinh dầu thiết yếu của cây khuynh diệp (Eucalyptus globulus) hoặc bạc bà (Mentha piperita) đ¬ược dùng trong xông hơi có thể giúp dễ thở và nghẹt mũi.
- Thảo dược. Thảo dược có thể đư¬ợc dùng để kích thích hệ miễn dịch, để chống virus. Tỏi (Allium sativum) có khả năng chống virus khi có các triệu chứng của bệnh cúm. Ví dụ, truyền boneset (Eupatroium perfoliatum) có thể làm giảm đau đầu và sốt, và cỏ thi (Achillea millefolium) hoặc hoa cây cơm cháy (elderflower) có thể chống lại ớn lạnh.
Phép chữa vi lượng đồng căn. Ðể phòng bệnh cúm, một ph-ương pháp chữa bệnh vi lượng đồng căn đ¬ược gọi là OscilloCoCcinum có thể đ¬ược áp dụng khi có dấu hiệu đầu tiên của triệu chứng cúm và nhắc lại trong một đến hai ngày. Các ph¬ương pháp chữa vi l¬ượng đồng căn khác đư-ợc giới thiệu khác nhau tuỳ theo các triệu chứng cúm đặc trư¬ng xuất hiện. Gelsemium đ¬ược giới thiệu để chống lại sự mệt mỏi kèm theo ớn lạnh, đau đầu và sự sung huyết mũi. Bryonia (Bryonia alba) có thể được sử dụng để điều trị đau cơ, đau đầu, và ho khan. Với tình trạng khó ngủ, ớn lạnh, khản tiếng, và đau khớp, chất độc cây thường xuân (Rhus toxicodendron) được khuyến khích sử dụng. Cuối cùng, tình trạng đau nhức và ho khan hoặc ớn lạnh được gợi ý dùng Eupatorium perfoliatum.
- Thuỷ liệu pháp. Tắm sẽ làm cho sốt do cúm sẽ hồi phục nhanh bởi việc tạo ra một môi trường trong cơ thể mà virus cúm không thể sống được. Bệnh nhân nên tắm bằng nước nóng ở mức có thể chịu được và duy trì trong phòng tắm từ 20-30 phút. Trong khi tại phòng tắm, bệnh nhân uống một cốc nước cỏ thi hoặc chè làm từ hoa cây cơm cháy để làm toát mồ hôi. Trong khi tắm, một chiếc khăn lạnh được đặt trên trán hoặc nách để làm hạ nhiệt độ trung tâm. Bệnh nhân được hỗ trợ khi ra khỏi phòng tắm (họ có thể cảm thấy mệt và chóng mặt) và sau đó trở lại giường và đắp một lớp chăn mỏng để gây toát mồ hôi nhiều hơn.
- Vitamin. Với người lớn, 2-3g vitamin C mỗi ngày có thể giúp phòng bệnh cúm. Tăng liều 5-7g mỗi ngày trong trường hợp cúm kèm thêm bội nhiễm. (Liều nên giảm nếu bệnh nhân bị ỉa chảy).
Phòng ngừa
Trung tâm Phòng chống bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo rằng: nên tiêm vaccin hàng năm trước khi mùa cúm bắt đầu. Ở Mỹ, mùa cúm điển hình bắt đầu từ cuối tháng 12 tới đầu tháng 3. Vaccin nên được tiêm 2-6 tuần trước khi mùa cúm bắt đầu, điều này cho phép cơ thể có đủ thời gian hình thành miễn dịch. Người lớn chỉ cần 1 liều vaccin hàng năm, nhưng với những trẻ dưới 9 tuổi mà chưa được miễn dịch trước đó thì nên tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau 1 tháng.
Vaccin mỗi mùa cúm gồm 3 chủng virus có khả năng dễ gặp nhất trong mùa cúm tới. Khi có sự so sánh tốt giữa chủng cúm đoán trước và chủng cúm được dùng trong vaccin, vaccin có hiệu quả từ 70-90% đối với người dưới 65 tuổi. Vì đáp ứng miễn dịch giảm bớt phần nào theo độ tuổi, những người trên 65 tuổi không thể nhận được mức bảo vệ như vậy từ vaccin, nhưng thậm chí nếu họ tiếp xúc virus cúm, thì vaccin cũng giúp làm giảm bớt mức độ nặng và phòng các biến chứng. Chủng virus được sử dụng làm vaccin là dạng bất hoạt và không gây bệnh cúm. Trước đây, các triệu chứng cúm thường liên quan vào các chế phẩm vaccin mà độ tinh khiết không bằng với vaccin hiện nay. Năm 1976, một nguy cơ nhỏ tiến triển hội chứng Guillain-Barre, đó là một rối loạn rất hiếm gặp, liên quan với vaccin cúm lợn. Sự liên quan này xảy ra chỉ vào năm 1976 với chế phẩm vaccin cúm lợn và không bao giờ tái xảy ra.
Tác dụng phụ nghiêm trọng với vaccin hiện nay là vô cùng hiếm. Một vài người bị đau nhẹ tại nơi tiêm, chỗ tiêm sẽ hết đau trong 1-2 ngày. Ở những người chưa tiếp xúc với virus cúm, đặc biệt ở trẻ em, có thể bị sốt nhẹ 1-2 ngày, mệt mỏi và đau cơ. Những triệu chứng này bắt đầu trong vòng 6-12 giờ sau khi tiêm vaccin.
Lưu ý là một vài người không nên tiêm vaccin cúm. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh và không có lợi khi tiêm vaccin. Từ khi vaccin là chế phẩm từ trứng gà, người mà bị dị ứng nặng với trứng hoặc các thành phần khác của vaccin thì không nên tiêm vaccin cúm. Một biện pháp thay thế là họ có thể dùng một liệu trình amantadin hoặc rimantadin cũng được dùng như một biện pháp bảo vệ chống lại virus cúm. Những người khác có thể dùng thuốc mà thuốc này đã có khả chữa được sau khi mùa cúm bắt đầu hoặc người bị tổn thương hệ miễn dịch, như những bệnh nhân HIV giai đoạn cuối. Amantadin và rimantadin có hiệu quả 70-90% trong việc phòng cúm.
Một vài nhóm người khỏe mạnh cũng được khuyên dùng vaccin vì họ có nguy cơ bị các biến chứng do cúm:
- Tất cả những người 65 tuổi hoặc hơn.
- Những người điều trị nội trú tại bệnh viện và dễ mắc bệnh mạn tính, cho mọi lứa tuổi.
- Người lớn và trẻ em bị bệnh tim phổi mạn tính, như hen phế quản.
- Người lớn và trẻ em bị bệnh chuyển hóa mạn tính, như bệnh tiểu đường và rối loạn chức năng thận, cũng như thiếu máu nặng hoặc bệnh về máu bẩm sinh.
- Trẻ em và vị thành niên điều trị liệu pháp aspirin dài ngày.
- Phụ nữ có thai tháng thứ 2 hoặc 3 trong mùa cúm hoặc những phụ nữ đang phải chăm sóc bệnh nhân.
- Người bị suy giảm miễn dịch, bao gồm người nhiễm HIV, bệnh nhân ung thư, những người nhận ghép tạng, và những bệnh nhân đang dùng steroid, hóa trị liệu, hoặc xạ trị.
- Bất cứ người nào tiếp xúc với các nhóm trên, như giáo viên, nhân viên chăm sóc, nhân viên y tế và các thành viên trong gia đình.
- Du lịch nước ngoài.
Tuy nhiên, nhiều người không nằm trong các nhóm nguy cơ trên cũng nên tiêm vaccin. Bất kỳ người nào muốn thoát khỏi sự lo lắng và phiền phức khỏi sự tấn công của virus cúm thì có thể tiêm vaccin.
Lây truyền
Thông thường virus cúm truyền bệnh từ người bệnh sang người lành, thời gian lây từ ngày đầu đến ngày khỏi bệnh, trung bình 5-7 ngày. Trong khoảng cách giữa hai vụ dịch virus cúm tồn tại ở bệnh nhân mắc thể ẩn, trá hình, tản phát. Bệnh lây do tiếp xúc giữa người bệnh với người lành, khoảng cách gần, dưới 1 m, không lây ở khoảng cách xa 5-10m, không lây gián tiếp qua đồ chơi vật dụng. Bệnh lây đường hô hấp, qua hơi thở, hắt hơi sổ mũi, qua những giọt nước li ti chứa virus cúm. Các phương tiện giao thông hiện đại như máy bay, tàu thủy, tàu hỏa tạo điều kiện cho dịch cúm lan rất xa, rất nhanh.
Dịch cúm xuất hiện hết sức đột ngột, lan truyền có thể rất nhanh chóng trong một địa phương, nhiều khi mang tính bùng nổ đồng thời ở nhiều vùng khác nhau. Có hai loại dịch cúm: đại dịch lan tràn nhanh, khắp hành tinh, khi xuất hiện một phân virus cúm mới, thường sau một chu kỳ 10-15 năm. Xen kẽ giữa hai đại dịch là các vụ dịch nhỏ, sức lan truyền hạn chế, liên quan đến biến đổi nhỏ các kháng nguyên virus.
Bệnh cúm gà
Ở nông thôn, virus H5N1 lây lan nhanh chóng từ các trang trại gia cầm nội địa qua phân gà và chim hoang dã. Virus này có thể sống 4 ngày ở nhiệt độ 22oC và hơn 30 ngày ở 0oC. Nếu ở băng chúng có thể sống vô thời hạn.
Vì vậy khi có dịch bệnh, một số người đã mắc bệnh cúm gà do tiếp xúc trực tiếp với gà hoặc phân gà bị bệnh. Người nhiễm virus cúm gà có thể lây sang người khác, mặc dù bệnh này thường nhẹ ở người lây từ người hơn người bị nhiễm trực tiếp từ gà.
Chuyên đề 3:
Hội Chứng Về Mắt Do Sử Dụng Máy Vi Tính
Theo một số nghiên cứu của Mỹ khoảng ba phần tư số người thường xuyên sử dụng máy vi tính gặp các rối loạn chức năng về mắt. Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng máy vi tính bạn có thể đã gặp phải một trong những rắc rối này.
HỘI CHỨNG VỀ MẮT DO SỬ DỤNG MÿY VI TÍNH (COMPUTER VISION SYNDROME hay CVS)
Các triệu chứng thường gặp của CVS là: căng thẳng về mắt hay mệt mỏi thị giác, khô mắt, cảm giác rát mắt, chói sáng, nhìn mờ, đau đầu và mỏi vai, mỏi cổ và lưng .
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới CVS như : giảm lượng nước mắt đến giác mạc, quá nhiều ánh sáng chói hoặc ánh sáng phản xạ từ màn hình, vị trí đặt màn hình không đúng hoặc mắt bạn có tật khúc xạ cần đeo kính hoặc thay kính mới. Sau đây chúng ta sẽ xem xét cụ thể và đưa ra hướng giải quyết cho từng vấn đề.
LÀM GIẢM SỰ KÍCH THÍCH CHO MẮT :
Mắt bị kích thích thường có các biểu hiện sau : mỏi mắt, khô mắt, nóng rát trong mắt và chói sáng.
* BẠN CHỚP MẮT CÓ ĐỦ KHÔNG ?
Khi chúng ta sử dụng máy tính do quá chăm chú ta thường chớp mắt ít hơn thường lệ (chỉ bằmg 2/3 số lần so với bình thường), thêm nữa do màn hình máy tính thường đặt cao hơn tầm mắt làm cho ta phải nhướng mắt lên và mở to mắt ra điều này làm cho mắt bị khô.
Hướng xử lý
1 - Bạn hãy chú tâm hơn đến việc chớp mắt.
2 -Nghỉ mắt 15 phút sau mỗi giờ làm việc trên máy vi tính.
3 - Nếu mắt quá khô bạn có thể sử dụng thêm nuớc mắt nhân tạo (đặc biệt khi bạn sử dụng máy tính mà có đeo kính tiếp xúc thì mắt sẽ dễ bị khô hơn).
Bổ xung nước mắt nhân tạo là cần thiết
* SỰ CHÓI SÁNG VÀ ÁNH SÁNG PHẢN XẠ TỪ MÀN HÌNH
Anh nắng mặt trời và đèn trong văn phòng đều có thể phản xạ lên màn hình và làm cho mắt ta khó chịu. Bạn nên lưu ý :
1 - Sắp đặt vị trí màn hình sao cho cửa sổ ở về một bên .
2 - Chỉnh màn cửa sao cho ánh nắng mặt trời không chiếu trực tiếp lên màn hình và mắt của bạn.
3 - Tắt bớt đèn trên trần nhà nếu quá sáng còn trong trường hợp ngược lại bạn có thể sử dụng một ngọn đèn bàn có chụp.
(Đèn trong phòng quá sáng có thể làm giảm độ tương phản của màn hình)
4 - Nếu sử dụng đèn bàn bạn nên đặt đèn tại vị trí sao cho ánh đèn không phản chiếu lên màn hình.
5 - Bạn có thể đặt thêm kính lọc cho màn hình để lọc bớt ánh sáng chói từ màn hình.
(Kính lỿc cũng giúp ích )
* HÃY XEM XÉT ĐẾN MÀN HÌNH
Mọi người thường lo lắng về những tia bức xạ độc hại từ màn hình máy tính nhưng thực sự thì lượng bức xạ này thường thấp hơn mức tối đa cho phép.
Màn hình nên được đặt cách mắt 50 đến 60 cm và tâm của màn hình nên đặt thấp hơn tầm mắt từ 10 đến 20 cm vì mắt của chúng ta chỉ làm việc thoải mái khi chúng ta liếc nhẹ xuống khi đọc sách cũng như khi làm việc gần. Nếu màn hình thấp hơn hoặc cao hơn vị trí này sẽ làm cho ta hay bị mỏi cổ gáy và vai.
Bạn cũng nên thường xuyên lau bụi cho màn hình vì bụi sẽ làm giảm tương phản (contrast) của màn hình.
* SỰ CHIẾU SÁNG VÀ ĐỘ TƯƠNG PHẢN CỦA MÀN HÌNH
Trước khi chỉnh độ sáng và tương phản của màn hình ta cần lưu ý đến cường độ chiếu sáng trong phòng vì nếu phòng quá sáng thì màn hình cũng phải chỉnh cho sáng để có thể đọc được chữ trên đó. Do đó ta cần lưu ý điều chỉnh lượng ánh sáng trong phòng không quá sáng hoặc quá tối, sau đó ta sẽ chỉnh đến độ sáng và độ tương phản của màn hình cho đến khi mắt ta cảm thấy dễ chịu.
* CỠ CHỮ VÀ MÀU SẮC
Việc chỉnh cỡ chữ của trang văn bản cũng giúp làm giảm những cố gắng gây mệt mỏi về thị giác. Cỡ chữ lý tưởng là cỡ chữ gấp 3 lần cỡ chữ nhỏ nhất mà ta có thể đọc được. Muốn chỉnh được cỡ chữ này ta chỉ cần đứng xa máy tính một khoảng cách gấp 3 lần khoảng cách thông thường sử dụng máy và chỉnh cỡ chữ sao cho nhỏ nhất mà ta vẫn có thể đọc được.
Tốt nhất là ta nên chọn chữ đen trên nền trắng hoặc chữ đậm trên nền sáng cũng có thể chấp nhận. Ta không nên chỉnh cho độ tương phản giữa chữ và nền quá kém hoặc đọc chữ trên một nền quá rối rắm sẽ dễ gây mệt mỏi về thị giác.
* CHẤT LƯỢNG CỦA MÀN HÌNH
Chất lượng của màn hình cũng ảnh hưởng đến sự thoải mái về thị giác khi sử dụng .
Ba yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của màn hình đó là : tốc độ quét, độ phân giải và điểm ảnh. Ta được khuyên nên sử dụng màn hình có tốc độ quét là trên 80 Hz, độ phân giải 800x600 và điểm ảnh dưới 0.28mm.
KÍNH ĐEO MẮT SỬ DỤNG CHO MÁY VI TÍNH
Nếu bạn có tật khúc xạ việc đầu tiên là bạn nên đeo kính khi sử dụng máy vi tính vì các tật khúc xạ như viễn thị, loạn thị hay cận thị nếu không được điều chỉnh hoặc điều chỉnh không đúng sẽ dẫn đến nhức mỏi mắt nếu làm việc lâu trên màn hình.
Dấu hiệu của tật khúc xạ là bạn nhìn mờ và hay mỏi mắt khi làm việc với máy vi tính. Khi đó bạn nên đi đo mắt, các bác sĩ nhãn khoa và kĩ thuật viên khúc xạ sẽ đo mắt và cho bạn lời khuyên về việc đeo kính thích hợp.
Nếu bạn ở tuổi lão thị (trên 40 tuổi) thì bạn càng cần phải dùng kính khi làm việc với máy tính. Nhưng việc chọn kính cho người lão thị sử dụng máy tính hơi phức tạp vì màn hình máy tính nằm trong vùng thị giác trung gian chứ không phải ở thị giác gần hoặcthị giác xa. Trong trường hợp này kính 2 tròng thường không phù hợp vì tròng dưới chỉ phục vụ cho thị giác gần, người đeo phải ngẩng đầu lên cao và sát vào màn hình mới thấy chữ do đó dễ gây mỏi cổ.
(Kính hai tròng có thể không phù hợp khi làm việc với máy tính vì thị giác đòi hỏi là thị giác trung gian)
Giải pháp là ta có thể sử dụng kính 3 tròng, nhưng kính này hơi hiếm trên thị trưởng Việt Nam cộng với vùng thị giác trung gian của loại kính này không lớn lắm do đó ta đọc cũng không đượcthoải mái. Nếu đeo kính công suất tăng dần (kính progressive) thì ta nên chọn loại đặc chủng dùng cho máy vi tính vì loại này cho người đeo 1 thị trường trung gian khá rộng, loại kính này còn có ưu điểm là giúp ta nhìn rõ ở mọi khoảng cách (nhưng bất lợi là giá hơi cao). Còn nếu không ta có thể dùng kính đọc sách (loại kính 1 tròng) dùng riêng khi làm việc trên máy tính.
Kính đeo mắt dùng cho máy tính được khuyên là nên dùng loại tròng có chống tia phản xạ (tròng chống loé) vì sẽ làm giảm bớt lượng ánh sáng phản xạ từ 2 bề mặt kính đeo gây mệt mỏi thị giác.
Bạn cũng không nên đeo loại kính lão có độ làm sẵn vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người.
Kính đeo mắt phù hợp sẽ giúp chúng ta rất nhiều khi sử dụng máy tính. Nó giúp ta tránh khói nhức mỏi mắt, đau đầu mỏi gáy, và mỏi cổ…
Tuy nhiên chúng ta cũng cần chú ý đến một yếu tố không kém phần quan trọng đó là việc sắp xếp chỗ ngồi làm việc sao cho hợp lý.
VIỆC SẮP CHỖ NGỒI LÀM VIỆC
Việc sắp xếp chỗ ngồi làm việc không hợp lý sẽ dẫn tới đau đầu, mỏi cổ, mỏi gáy và mỏi vai.
Bạn hãy để màn hình thẳng ngay trước mặt chứ đừng dể lệch về một bên
Ŀúng Sai
Màn hình nên để cách mắt từ 50 đến 60 cm, không để quá cao cũng như quá thấp, tâm màn hình thấp hơn tầm mắt từ 10 đến 20 cm.
Quá thấp Quá Cao
Khi ngồi bạn nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay của bạn song song với nền nhà, 2 đùi vuông góc với cẳng chân và 2 bàn chân của bạn được đặt phẳng trên nền nhà.
Tư thế đúng Quá cao Quá thấp
Bạn cũng nên nhớ luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng
Nếu bạn sử dụng đồ kẹp hồ sơ dùng khi đánh máy thì kẹp này nên để càng sát màn hình càng tốt.
Chuyên đề 4: THỂ DỤC VÀ DINH DƯỠNG - BIỆN PHÁP LÀM ỐM HỮU HIỆU NHẤT
* Cần phải tập thể dục đúng cách cùng với một chế độ ăn uống thích hợp mới giảm cân được
*Ðiều quan trọng nhất nếu muốn làm ốm: Kiên trì
Huấn luyện viên (HLV) Ðỗ Thị Tuyết Lan ở Câu lạc bộ (CLB) Hồng Hạc nói: "Qua hơn 10 năm huấn luyện cho nhiều lớp thể dục thể hình, tôi khẳng định một điều rằng không có phương pháp làm ốm nào hữu hiệu hơn cách vận động cơ thể thông qua các bài tập. Ðồng thời với sự tập luyện, có một chế độ dinh dưỡng hợp ly , đúng cách không chỉ giúp làm ốm mà còn tạo sự săn chắc cho cơ thể, kéo dài tuổi trẻ... Ðây là phương pháp duy nhất không gây bất kỳ phản ứng phụ nào, nếu tập đúng, tập đủ".
Một cán bộ ở Sở TDTT TPHCM cho biết: "Chưa bao giờ phong trào rèn luyện cơ thể ở TPHCM phát triển rầm rộ như lúc này. Con số chính thức (nhưng chưa đầy đủ) là hiện nay TPHCM có 56 phòng tập thể dục thẩm mỹ (TDTM), thể dục nhịp điệu (TDNÐ). Trung bình, mỗi phòng tập có khoảng từ hai- ba trăm học viên. Có phòng thu hút đến năm - bảy trăm. Con số này dao động tùy theo uy tín và giá cả của các phòng tập". Cũng như một loại thời trang, các phòng tập ngày càng trang bị đầy đủ các loại máy móc hiện đại, tối tân nhất: máy chạy bộ, máy tập bụng, đùi, ngực... Không chỉ dừng lại ở trang thiết bị mà các dịch vụ đi kèm cũng rất phong phú: Có bác sĩ theo dõi sức khỏe định kỳ; có y tá khám thể lực mỗi lần đổi lớp, mỗi đầu tuần; có chuyên viên dinh dưỡng túc trực để trả lời tất cả mọi thắc mắc của học viên... Hấp dẫn không kém là dịch vụ massage, tắm hơi bằng nước thường hoặc bằng thủy lực.
Giá cả ở các phòng tập cũng là một cách lôi kéo học viên: CLB Yết Kiêu, Dream Sport giá từ 50.000 - 70.000 đ/tháng, CLB Hoa Hồng Q.5: 90.000 đ/tháng, CLB Lao Ðộng Q.1: 250.000 đ/tháng, CLB Lao Ðộng TPHCM: từ 150.000 - 250.000 đ/tháng, Paloma: 220.000 đ/tháng (nếu kèm massage, tắm hơi: 400.000 đ/tháng). Giá massage tại hầu hết các phòng tập là: 50.000 đ/giờ, tắm hơi thường: 10.000 đ/giờ; tắm hơi bằng thủy lực: 30.000 đ/giờ.
Tập thế nào để có hiệu quả?
Theo bác sĩ Nguyễn Lân Ðính, không kể đến những trường hợp mập bệnh do rối loạn nội tiết tố, đa số người mập là do năng lượng nạp vào cao hơn mức tiêu hao. Muốn đẩy năng lượng thừa này ra, không cách gì hơn là bản thân người muốn giảm cân phải tăng cường vận động. Cũng như lời khuyên của bác sĩ Nguyễn Lân Ðính, lời nhắn nhủ chung của các HLV ở các sàn tập TDTM, TDNÐ đối với các học viên muốn làm ốm là: Sàn tập không có liều thuốc tiên nào ngoài sự khổ luyện của bạn. Và một công thức đưa ra rất rõ ràng: 50% do công của các HLV, 50% là do bản thân người tập. Theo HLV Tuyết Lan, tốt nhất là nên tự tập bằng tay. Máy có tác dụng nhanh, nhưng không "y nghĩa" và đem đến hiệu quả cao bằng tay. Tập quá liều bằng máy có thể làm vỡ các mạch máu mà không đem đến các kết quả như y muốn.
Sau một thời gian học tại các phòng tập, học viên có thể tự tập ở nhà. Người muốn giảm mập phải đặt tính kiên trì lên hàng đầu. Hai, ba tuần đầu sau khi tập, cơ thể rất đau nhức, phải cố vượt qua. Phải có thời gian từ 6 tháng trở lên mới có thể thấy kết quả.
Các phòng tập dù được trang bị cao cấp đến đâu, người tập không cố gắng cũng đành chịu thua. Chị Lê Thu Mai - Phó Chủ tịch Hội TDTM TPHCM, HLV TDTM NVH Phụ nữ TPHCM - cho biết: Một tiếng đồng hồ trên sàn tập vận động tay không, vận động với gậy, tạ mới là điều quyết định. Khoảng 160 HLV TDTM, TDNÐ của TPHCM đều tốt nghiệp chương trình huấn luyện của Liên đoàn Thể dục TP, trong đó 10% tốt nghiệp đại học chính quy, đều đã được trang bị một chương trình cơ bản về nội dung giảng dạy TDTM, TDNÐ. Các động tác được tuyển chọn từ bộ môn Aerobic của các nước trên thế giới, phù hợp với vóc dáng, thể lực của người Việt Nam. TDTM, TDNÐ không phân biệt lứa tuổi mà tùy vào sở thích và năng lực của người tập. Từ nội dung cơ bản đó, mỗi HLV đều có một giáo án riêng, có thêm sự sáng tạo, do học hỏi, cập nhật thêm qua tài liệu.
Nhiều học viên nôn nóng, đòi hỏi chỉ tập một động tác để nhỏ bụng, nhỏ đùi. Thực ra, bài tập toàn thân rất quan trọng vì cơ thể con người là một thể thống nhất. Những yêu cầu tập để hạn chế một bộ phận trên cơ thể sẽ được tập bổ sung thêm sau bài tập toàn thân.
Nhiều bộ môn thể thao khác như: bơi lội, bóng bàn, võ thuật... cũng giúp cơ thể thoát năng lượng thừa. Trong đó, đi bộ là một môn thể thao, hoàn toàn miễn phí và dễ tập. Theo dược sĩ Phan Ðức Bình - Phó Tổng Biên tập tạp chí Thuốc và sức khỏe: Bạn có thể kết hợp các cuộc đi bộ trong ngày: từ nhà đến sở làm việc (nếu đi được), đi bộ ra chợ, đi bộ trong cơ quan, đi bộ trong nhà, đi bách bộ... với thời gian cộng lại khoảng 60 phút, đều đặn như thế mỗi tháng sẽ giảm được 1,5kg.
Ăn thế nào cho vừa!
HLV Hoàng Tố Linh, (CLB Lao Ðộng quận 1) nói: "Chúng tôi có thể theo sát học viên trên sàn tập chứ không thể theo về đến nhà". Kiểu "tập thì tập, ăn thì ăn" chẳng khác gì công "dã tràng xe cát". Có chị sau buổi tập, cùng chồng ra nhà hàng uống bia, "bình dân" hơn thì ghé chợ "làm" vài chén chè, rồi về nhà nằm dài coi video. Một trong những lời "bào chữa" là: "Không ăn lấy sức đâu mà làm việc". Và cứ thế, thời gian trôi qua, số cân có chiều hướng tăng lên và người tập "giã từ" sàn tập. Ngược lại, một sự kiện làm chị Thu Mai nhớ mãi là có một học viên chỉ sau 1 tháng tập xuống 10 kg. Chưa kịp mừng, học viên ấy phải đi cấp cứu ở bệnh viện, trong tình trạng bị lao lực nặng. Nguyên nhân là do nhịn ăn, ép xác tập luyện. Ðúng ra, chế độ ăn được giảm nhẹ, từ từ, phù hợp với quá trình tập luyện.
HLV Thu Trang, (CLB Hoa Hồng quận 5), có một kinh nghiệm ngay từ bản thân mình: Sau khi sinh con, chị từ 50 kg tăng vọt lên 72 kg. Tình trạng "xổ" này đúng với quy luật ít vận động, ăn nhiều - ngay cả đối với một người luyện tập 17 năm như chị. Sau "sự cố" đó, chị kiên trì tập luyện, ăn uống đúng cách trong thời gian một năm rưỡi, chị "vứt" đi được 17 kg.
Chuyên đề 5: Bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ
Bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ có thể là kê, bớt, chàm sữa... Trẻ mắc bệnh có thể do những đặc điểm riêng của cơ thể.
Những bệnh ngay sau khi trẻ sinh ra
Đây có thể gọi là bệnh bẩm sinh, thường tự khỏi và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Đó là:
Các bớt tím, xanh: Những vết này có dát màu xanh, tím nhạt hoặc hơi đậm thường thấy ở vùng mông, đùi của bé. Các vết bớt này có thể nhỏ vài cm hay lan hết cả đùi, mông. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do sự ứ đọng nhiều tế bào melanocyte ở lớp bì của da gây nên. Vết tím, xanh này thường gặp ở trẻ em châu Á hơn. Khi trẻ lớn lên, những vết bớt này sẽ từ từ mất đi mà không cần can thiệp gì.
Ở một số trẻ không phải là vết tím xanh bình thường mà là các vết đỏ hoặc đen đậm, dân gian cho rằng đó là bị “đánh dấu”, có thể gặp ở trên cổ, mặt, những vết này có thể không mất đi ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ sau này. Vì thế các trường hợp này phải được đi khám để bác sĩ có hướng xử trí.
Hạt kê: Khi trẻ mới sinh thường có những hạt nhỏ màu trắng đục nhô lên da, do sự ứ đọng của chất bã, hay gặp ở vùng trán, mũi, gò má, một số trẻ có thể xuất hiện ở bắp tay. Các “hạt kê” này sẽ tự mất sau vài tuần lễ. Do vậy khi tắm cho trẻ sơ sinh, những chỗ này không nên kỳ cọ mạnh, ảnh hưởng đến da của bé.
Các bệnh ngoài da mắc phải
Da trẻ rất non nớt, chính vì vậy nếu không được vệ sinh tốt, trẻ rất dễ bị lây nhiễm các bệnh ngoài da. Một số bệnh thường gặp là:
Chàm sữa: Thường gặp ở trẻ sau ba tháng tuổi. Biểu hiện bệnh là những mụn nhỏ li ti xuất hiện ở hai bên má rồi lan đến cằm và trán. Chúng nhanh chóng vỡ ra, khiến cho da bị đỏ và rớm dịch. Nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn, những vết vỡ sẽ đóng vảy, da trẻ đỏ nhiều hơn, trẻ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần, có người cho rằng bệnh nổi theo tuần trăng.
Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ em khá phức tạp, khó phát hiện được, người ta cho rằng yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong bệnh này. Bệnh không nguy hiểm lắm, đến khi trẻ khoảng 2 tuổi bệnh có thể biến mất mà không để lại dấu vết gì.
Rôm sảy: Hiện tượng rôm sảy hay gặp ở nhiều trẻ nhỏ, nhất là về mùa nắng nóng ở những trẻ em hay bị ra mồ hôi nhiều, vị trí thường thấy ở lưng, ngực, bắp tay, bắp chân. Đây là những hạt nhỏ màu hồng, hơi cứng, đôi khi có nước. Rôm sảy là hiện tượng tuyến mồ hôi bị đè ép, bít kín lại làm mồ hôi không thoát ra ngoài được.
Chốc lở: Bệnh xuất hiện với những bóng nước hình tròn, dẹp, sau vài giờ bóng nước đục dần, có mủ rồi vỡ, đóng vảy màu vàng. Đây là do sự nhiễm khuẩn da nguyên phát do liên cầu khuẩn hoặc vi khuẩn tụ cầu gây ra. Tổn thương thường xuất hiện ở vùng đầu, mặt, cổ. Chốc có thể lan sang vùng kế cận, gây viêm hạch bạch huyết gần đó. Sau khi bong vảy, thường để lại vết thâm lâu dài.
Mụn nhọt: Đây là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh, chủ yếu do tụ cầu gây nên. Biểu hiện ban đầu là đỏ sưng rồi nóng gây đau nhức, dần dần mềm vỡ ra chảy mủ và thành sẹo. Mụn nhọt có thể mọc ở nhiều nơi trên cơ thể, đau nhức khiến trẻ quấy khóc, giảm mức độ ăn ngủ. Trẻ sống trong môi trường ẩm thấp, nóng nực, tình trạng vệ sinh kém và sử dụng nhiều chất ngọt, uống ít nước, ăn ít rau xanh, trái cây thì rất dễ mắc bệnh.
Ghẻ: Da trẻ rất non nớt, vì vậy nếu trong gia đình có người bị ghẻ thì trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh. Triệu chứng thường thấy là các mụn nước ở kẽ tay, chân, vùng bụng, bộ phận sinh dục, ngứa nhiều về ban đêm, khiến trẻ quấy khóc.
Viêm da do tã lót: Bệnh thường thấy ở trẻ từ 9-12 tháng tuổi và hay gặp hơn ở những bé gái và trẻ em béo. Trẻ nuôi dưỡng bằng sữa bò có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ bú mẹ do phân của những trẻ này có nồng độ pH cao hơn những trẻ được bú mẹ.
Biểu hiện của bệnh là các dát đỏ ở vùng quấn tã như mông, đùi trên, bụng dưới... da vùng quấn tã có các biểu hiện cấp tính như các dát màu đỏ tươi, bóng, tiết dịch sau đó bong vảy. Bệnh còn có các biểu hiện khác như đỏ da, vảy nến, u hạt lan tỏa, giảm sắc tố, vết trợt... và có thể gây tổn thương vùng sinh dục, viêm hạch bẹn, đặc biệt ở trẻ nam gây viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp tính.
Phòng bệnh
Các bệnh ngoài da ngay sau trẻ sinh ra như hạt kê, bớt xanh tím thường tự khỏi nhưng những bệnh mắc phải cần được bảo vệ để trẻ không mắc. Vệ sinh cơ thể hằng ngày cho trẻ là một biện pháp quan trọng, mặt khác những người gần gũi chăm sóc trẻ hằng ngày cũng phải chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể vì dễ lây bệnh cho trẻ. Hơn nữa môi trường sống cũng cần thoáng mát.
Các bà mẹ cần chú ý thay tã lót thường xuyên, lau khô vùng bẹn và mông bằng nước ấm sau khi trẻ đại, tiểu tiện. Mùa hè nên hạn chế dùng bỉm và phải thay thường xuyên. Mặt khác, cần cho trẻ uống đủ nước, tập cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây khi trẻ biết ăn, các bà mẹ đang cho trẻ bú cũng cần bổ sung hằng ngày nhiều vitamin và khoáng chất để cho trẻ có được đủ chất dinh dưỡng hơn nữa trong sữa mẹ.
Nếu trẻ mắc bệnh, cần được đi khám, không nên tự chữa theo những lời mách bảo của người không có chuyên môn, tránh gây bội nhiễm nguy hiểm.
Chúc các bạn luôn vui-khỏe...NDD