Tuyến thường phát triển ở tuổi dậy thì, đến khoảng 20-25 tuổi thì bắt đầu ổn định. Tuy nhiên, đến sau 40 tuổi, TTL thường có khuynh hướng phát triển bất thường, được gọi là phì đại lành tính TTL. Sự phì đại của TTL gây ra một số triệu chứng rối loạn về tiểu tiện. U phì đại lành tính TTL (hay u xơ TTL) không phải là bệnh lý ác tính. U xơ TTL nhìn chung thường bắt đầu vào độ tuổi trung niên ở người đàn ông, tiến triển từ từ và thường chỉ gây ra triệu chứng sau 50 tuổi. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy có trên 50% nam giới từ 60-70 tuổi bị u xơ TTL, tỷ lệ này lên đến 88% ở những người 80 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh và mức độ trầm trọng của bệnh thường gia tăng theo độ tuổi. U xơ TTL có thể phát triển từ từ trong một thời gian dài mà không gây nên bất kỳ sự nguy hiểm nào. Tuy nhiên, vì tuyến bao quanh niệu đạo nên nếu bị phì đại TTL sẽ gây cản trở dòng nước tiểu từ bàng quang ra niệu đạo; làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn về tiểu tiện (tiểu khó, tia nước tiểu yếu, tiểu rắt, tiểu đêm nhiều lần…). Nếu nặng có thể gây bí tiểu mạn tính dẫn đến viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu thậm chí suy thận. Người bệnh thường đến khám khi xuất hiện các triệu chứng về rối loạn tiểu tiện, hoặc bí tiểu cấp tính. Các triệu chứng thường thấy gồm có: - Bất chợt có một thôi tthúc cấp bách muốn đi tiểu mà ta không kiểm soát kiềm chế được. Lý do là bàng quang bị căng đầy nước tiểu; - Mót đi tiểu nhưng khi vàào nhà cầu thì nước tiểu chẳng chịu ra ngay, phải gồng bụng rặn, vì ống dẫn bị nhiếp tuyến đè nghẹt. Nếu có ra thì vòi nước cũng yếu xìu, ngắt quãng vì "giao thông hào" quá hẹp; - Tiểu xong mà thấy như bbọng đái vẫn như còn tưng tức có nước, muốn đi tiểu thêm; - Nước tiểu sót lạii trong bàng quan kích thích nên bệnh nhân hay đi đái rắt, nhất là vào đêm khuya đang mơ màng giấc điệp; - Nước tiểu đôi khi có máu vì huyết quản giãn nở đứt vỡ; - Nhiều khi vì nằm lâu trong bbọng đái nên nước tiểu cũng bị nhiễm vi khuẩn, đưa tới bệnh đường niệu.
Hiệp Hội Niệu Khoa Hoa Kỳ đã đề nghị một số câu hỏi để bác sĩ ước lượng sự rối loạn của nhiếp tuyến. Đó là:
a- có bao giờ bạn thấy cảm giác như vẫn còn nước tiểu trong bọng đái sau khi tiểu xong? b- có khi nào bạn phải đi tiểu lại vài giờ sau khi vừa mới tiểu? c- bao nhiêu lần trong khi tiểu bạn phải ngưng rồi lại tiếp tục tiểu? đ- bao nhiêu lần bạn thấy rất khó khăn để nín đái? e- bao nhiêu lần bạn thấy vòi nước tiểu yếu đi? g- bao nhiêu lần bạn phải rặn khi bắt đầu tiểu tiện? h- bao nhiêu lần bạn phải thức dậy để đi tiểu từ lúc chập tối tới sáng?
Nếu vài câu trả lời đều là CÓ thì nhiếp tuyến của bạn bắt đầu có vấn đề rồi đấy.
Chẩn đoán bệnh Để định bệnh, bác sĩ căn cứ vào lời khai các triệu chứng kể trên rồi
- xác định bằng cách khám hậu môn coi nhiếp tuyến lớn tới mức nào. Bác sĩ dùng ngón tay trỏ có thể sờ thấy bề mặt sau chiếm đến 75% diện tích chung của tuyến, nằm phần cuối của ruột già: phần sinh bệnh thì cứng hơn và rất dễ phát hiện. Khi tìm thấy một dấu hiệu không bình thường, bệnh nhân được gởi đến những bác sĩ chuyên khoa. Cách thức khám giản tiện và rẻ tiền, nhưng một khi mà ngón tay đã phát hiện được cục u của tuyến thì thường thường là bệnh được khám phá hơi chậm. - | - | - |
- cho phân tích nước ti𓎷u coi có lẫn máu hoặc bị nhiễm khuẩn.
-cho thử nghiệm máu Prostatte-Specific Antigen (PSA) xem có bị ung thư không. Chất PSA là một Glycoprotein --một chất xúc tác (enzyme) do các tế bào tiền liệt tuyến ở trạng thái bình thường, của tế bào bướu hiền và cả các tế bào bướu dữ tiết ra, được hòa lẫn vào tinh dịch. Do đó chúng ta thừa hiểu nồng độ của PSA tăng lên trong máu trong nhiều trường hợp: bướu hiền, bướu dữ, viêm tiền liệt tuyến và ngay khi có đặt ống xông tiểu. Vì sự đa dạng của sự gia tăng nồng độ enzyme, đôi khi chỉ số PSA không chính xác để định bệnh tiền liệt tuyến.
Chỉ số PSA bình thường AGE (tuổi) | WHITE (da trắng) | ASIAN(á châu) | AFRO-AMERICAN (mỹ gốc Phi châu) | 40-49 | 0-2.5 | 0-2.0 | 0-2.0 | 50-59 | 0-3.5 | 0-3.0 | 0-2.0 | 60-69 | 0-4.5 | 0-4.0 | 0-4.5 | 70-79 | 0-6.5 | 0-5.0 | 0-5.5 |
Điều trị Điều trị tùy thuộc vào hai điểm chính: - Mức trầm trọng ca các triệu chứng; - Các triệu chứng ảnh h&ưởng tới đời sống như thế nào.
Đa số bệnh nhân muốn điều trị vì những trở ngại trong việc tiểu tiện. Đó cũng là mục tiêu của các phương thức trị liệu hiện có.
Sưng TTL lành có thể được điều trị bằng dược phẩm, giải phẫu hoặc các phương pháp ít xâm nhập (less invasive)
Tháng 6 năm 2003, The American Urological Association đã đưa ra một hướng dẫn mới để điều trị chứng sưng TTL lành. Khi các dấu hiệu nhẹ thì bệnh nhân được theo dõi; khi trầm trọng thì vừa được theo dõi vừa trị liệu.
1- Theo dõi chờ đợi Trong theo dõi chờ đợi, cả bệnh nhân lẫn bác sĩ đều không dùng các phương pháp trị liệu sẵn có nhưng bác sĩ vẫn theo dõi diễn tiến tốt xấu của các dấu hiệu bệnh. Biện pháp này được áp dụng khi các dấu hiệu từ nhẹ tới trung bình mà không có biến chứng như bí tiểu tiện hoặc đái rắt. Trong thời gian này, bệnh nhân nên làm một số việc để bệnh khỏi trở nên trầm trọng: a- Giảm uống nước vài giờ trước khi đi ngủ để khỏi phải thức giấc nhiều lần đi tiểu. b- Giới hạn tiêu thụ quá nhiều cà phê vì caffeine là chất lợi tiểu, có thể làm triệu chứng xấu hơn. c- Cẩn thận với thuốc lợi tiểu (diuretic) d- Giới hạn các loại thuốc chống dị ứng, nghẹt mũi vì thuốc gây co thắt cơ vòng quanh ống tiết niệu, cản trở sự phóng tiểu. e- Khi mót tiểu, tiểu ngay để tránh nước tiểu ứ đọng làm cho bàng quan quá giãn, yếu. g- Đừng để bị quá lạnh vì khí hậu lạnh khiến cho nước tiểu tích tụ trong bàng quan, kích thích tiểu tiện liên tục. h- Vận động giảm triệu chứng bệnh gây ra do phì đại TTL.
2- Dược phẩm Có nhiều dược phẩm làm TTL teo lại (như Proscar) hoặc làm thư giãn cơ thịt ở vùng xương chậu (như Hytrin), khiến tiểu tiện được thông. Thảo mộc Saw Palmetto cũng được y giới mang ra áp dụng với nhiều hứa hẹn tốt.
Y giới cũng khuyên không nên ăn thực phẩm có nhiều gia vị cay, cữ uống rượu, giảm tiêu thụ cholesterol, vì rằng những chất này kích thích khiến TTL sưng to hơn. Ngoài ra, nên ăn nhiều rau trái, vận động cơ thể, đừng ngồi quá lâu cũng như xuất tinh thường hơn để ống dẫn tinh khỏi nghẹt.
3- Giải phẫu
a- Giải phẫu qua tiết niệu Nếu tuyến quá lớn, khiến người bệnh thấy khó chịu thì cần giải phẫu để gọt nhỏ hoặc cắt bỏ tuyến sưng. Giải phẫu là trị liệu hữu hiệu nhất được áp dụng khi dược phẩm không thành công
Phẫu thuật có thể là mổ lớn (open prostatectomy) hoặc thực hiện qua niệu đạo (transurethral resection of the prostate, TURP), không có vết sẹo. Theo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa, nếu đang có các bệnh mãn tính trầm trọng thì phẫu thuật không phài là chọn lựa đúng và sự hồi phục sau giải phẫu có thể lâu hơn. Đó là các bệnh tiểu đường không được kiểm soát, xơ cứng gan, bệnh tim, thận, phổi và vài tâm bệnh trầm trọng.
Sau giải phẫu, một số khó khăn thường xảy ra, như là: - Khó khăn tiểu tiện: Ngay sau khi giải phẫu, dòng nước tiểu mạnh hơn nhưng đôi khi cần vài tháng tiểu tiện mới trở lại bình thường. - Đái són: Đó là do khôngg kiểm soát được sự tiểu tiện, nhưng may mắn là rối loạn này chỉ tạm thời chứ không kéo dài. - Chảy máu: Trong mấy ttuần lễ đầu sau giải phẫu, sẹo mổ ở bọng đái có thể hở , máu chảy vào nước tiểu. Điều này gây ra lo sợ nhưng chấm dứt sau thời gian ngắn nằm nghỉ và uống nhiều nước. - Một số người b𓀻 loạn cương dương tạm thời, đôi khi tinh khí chạy ngược lên bọng đái, nhưng không gây trở ngại gì tới việc giao hoan.
b-Giải phẫu bẳng tia laser
Ngoài TURP, tia laser cũng được dùng để tiêu hủy các mô bào tăng trưởng của TTL mà không gây tổn thương cho tế bào ở xung quanh. Lợi điểm của laser là ít xuất huyết, mau lành hơn giải phẫu c- Chăm sóc sau khi giải phẫu Sau giải phẫu, bệnh nhân nằm viện từ 3-10 ngày tùy theo loại phẫu thuật và khả năng lành bệnh của mỗi người. Một ống dẫn nước tiểu được đưa vào bọng đái vài ba ngày để lấy nước tiểu ra ngoài. Trong vài tuần lễ sau giải phẫu, về nhà nên tránh công việc nặng hoặc căng thẳng để vết mổ không bị rách. - Uống nhiều nước &để rửa sạch bọng đái; - Tránh rặn khi đi cầu; - Dinh dưỡng cân bằng ࣡ể tránh táo bón. Nếu bị bón, xin bác sĩ biên toa mua thuốc chữa; - Đừng nâng nhấc v&ật nặng; - Đừng lái xe hoặc điều khiển máy tự đông.
4- Các phương pháp mới Các phương pháp này có mục đích hủy hoại các tế bào TTL sưng đè lên niệu đạo, nhờ đó tiểu tiện được hanh thông và giảm số lượng nước tiểu còn lại trong bọng đái. Phương pháp không tiêu hủy hoàn toàn tuyến sưng. Các phương pháp đang được áp dụng là: dùng sức nóng của tia vi ba (microwave), radio wave (song ra-điô) để làm teo các tế bào tuyến sưng, đưa một ống nong (stent) vào niệu đạo để mở rộng nơi bị tắc nghẽn. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm các phương pháp mới như dùng nước nóng trong balloon áp lên vùng tiết niệu bị nghẹt, bơm rượu nguyên chất hoặc độc tố Botox vào nhiếp tuyến để tiêu hủy tế bào phì đại...
Kết luận
Phì đại TTL lành không phải là ung thư TTL. Phì đại không chuyển sang ung thư và cũng không là rủi ro gây ung thư cho tuyến này. Khó khăn chính của phì đại là rối loạn tiểu tiện. Có nhiều phương thức trị liệu khác nhau, mỗi bệnh nhân đáp ứng với mỗi phương pháp một cách riêng. Lựa chọn điều trị tùy thuộc vào các dấu hiệu bệnh và các trở ngại do dấu hiệu gây ra.
|