23/04/2012 09:41 (GMT+7)
Số lượt xem: 53013
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

- Thưa Thầy, tôi không phải là người theo đạo Phật.
 
 
   Xin Thầy chỉ dẫn cho phương pháp tu tập.
 
 
-  Quí vị muốn phương pháp tu tập với mục đích gì
 
 
   và tại sao lại chọn chúng tôi để đặt câu hỏi ?

 
 
 
 
 
 - Tôi thấy cuộc đời này sao mà khổ quá, như tôi đây cũng có trình độ học thức, có công ăn việc làm tốt, gia cảnh đầm ấm, nhưng vẫn thấy khổ tâm nhiều chuyện, nhiều lúc cảm thấy bất an đến độ ăn không ngon ngủ không yên, nhiều điều lo lắng, bực mình lắm!
 
 
Tôi muốn được an tâm nên đì tìm phương pháp tu tập để thoát khổ. 
Tôi chọn qúi Thầy để đặt câu hỏi, bởi tôi thường nhận các emails của PHTQ.CANADA do các bạn bè chuyển tới, với các bài viết tuy mang hình thức Phật giáo, nhưng nội dung hay quá, các bạn của tôi thấy có ích lợi nên chuyển cho tôi, mặc dù tôi không phải theo đạo Phật.
 
 
- Trên đời này, người nào không có tâm cố chấp, không có tâm phân biệt, không mang nặng hình thức thế gian thì người đó sống đời an lạc với hạnh phúc xuất thế gian.
 
 
-  Kính xin Thầy giảng rõ hơn.
 
 
-  Người đời thường mang hai cái đãy (cái bị).
 
 
*Một cái trước ngực chứa đầy lỗi lầm của người khác.
 
 
*Một cái sau lưng chứa đầy lỗi lầm của chính bản thân.
 
 
Do đó, người đời thường bực bội, bất an trước các lỗi lầm quá dễ thấy của người khác. Trái lại, với các lỗi lầm của chính bản thân, người đời thường che giấu, không muốn ai thấy, chính mình cũng không thừa nhận, không nhận ra, cho nên khó khá được, cho nên khổ dài dài. Muốn hết khổ, muốn bớt khổ, người đời - dù theo tôn giáo nào - nên đổi vị trí của hai cái bị nói trên.
 
 
Khi nhận thấy chính bản thân cũng có quá nhiều khuyết điểm, nhược điểm, người đời chắc chắn không còn dám cất cao giọng chỉ trích nhục mạ người khác, cũng như không còn chỉ trích tôn giáo, tín ngưỡng của người khác đang theo.
 
 
-  Kính cảm tạ lời chỉ giáo của Thầy. Thực hay quá. Nhưng riêng tôi, tôi không muốn đổi vị trí của hai cái bị đó thì sao, thưa Thầy ?
 
 
-  À, quí vị không muốn đổi vị trí của hai cái bị,
 
 
   thì quí vị đổi nội dung của chúng cũng được mà.
 
 
 - Tôi chưa hiểu rõ ý của Thầy ?
 
 
Nếu quí vị vẫn giữ vị trí của hai cái bị :
 
 
Cái bị trước ngực qúi vị chứa đựng toàn là ưu điểm của người khác.
 
 
Cái bị sau lưng quí vị chứa đựng toàn là ưu điểm của bản thân.
 
 
- Tôi vẫn chưa tỏ tường ?
 
 
-  À, khi đó quí vị sẽ thấy ưu điểm của người khác quá nhiều, lắm khi vượt trội hơn mình, mình thực ra chẳng bằng nhiều người lắm. Từ đó, mình bớt đi tánh phê phán, phỉ báng người khác - hãy thu mình lại, quan sát chính bản thân, quan sát chính bản tâm, mình sẽ được bình an ngay.
 
 
- Thực là quí hoá, tôi hiểu rồi. Kính chúc Thầy tâm luôn bình an.
 
 
 Kính cảm tạ.
 
 
 
 
SUY NGẪM
 
 
 
 
Tu theo đạo Phật cốt tủy là tu tâm dưỡng tánh, dừng nghiệp và chuyển nghiệp. Ngược lại, nhiều người tại gia cũng như xuất gia ưa chuộng hình tướng bên ngoài, bày vẽ các nghi lễ, cách trang phục rườm rà, phức tạp, thích nghe và truyền bá các chuyện linh thiêng, huyền bí, mê tín, huyễn hoặc, như hoa mạn đà la, hào quang chiếu sáng trên nóc chùa, trên tượng lộ thiên, thường ngày không lo tu tập.
 
 
 
 
Người tại gia giả dạng nhà sư, nhà sư đội lốt người thường để đâm bị thóc thọc bị gạo, ăn nói, hành động và suy nghĩ theo nghiệp bất thiện, tâm địa tàn độc, nham hiểm, dối trá, không thích hợp đối với người đời thường, huống là các nhà sư thuộc hạng lão làng, hàng giáo phẩm cao cấp, nắm giữ các chức vụ lãnh đạo các tổ chức giáo hội.
 
 
 
 
Tu theo đạo Phật cốt tủy là nổ lực chuyển hóa tâm niệm bất thiện, thành tâm niệm thiện lành, chuyển hóa tam nghiệp thân, miệng, ý hằng thanh tịnh.
 
 
 
 
Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng tây phương.
Không cần phải mong cầu. Không cần phải van xin.

Đạo Phật rất thực tế. Ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng. Con người phải nổ lực tự tu, tu tâm dưỡng tánh, dừng nghiệp và chuyển nghiệp, trong suốt đời sống hàng ngày, để trưởng dưỡng từ bi & trí tuệ và đạt được thành tựu tốt đẹp, hoàn mãn.


Âm lịch

Ảnh đẹp