Mộc cận là bông dâm bụt.
Chúng ta thử đi vào sự nhìn thấy một bông dâm bụt của Nguyễn
Trãi là như thế nào.
Ánh nước
hoa in một đóa hồng
Bông dâm bụt đỏ in hình trên mặt nước. Chúng ta không biết
Nguyễn Trãi nhìn ảnh bông in trên mặt nước hay bông thật .Nhưng có thể chắc một
điều, lúc đó cảnh vật yên tĩnh và tâm hồn của ông cũng yên tĩnh.
Yên tĩnh là sao ?Là “biển tâm không có sóng”.Không có sóng
xao động của một chủ thể tìm cách nắm bắt và một đối tượng cho sự nắm bắt, chiếm
hữu.
Đấy là một trạng thái thiền định tự nhiên.Trạng thái thiền định
tự nhiên này là “tâm vô sở trụ”, tâm không bám trụ vào đâu cả.
Vẫn nhơ
chẳng bén, Bụt là lòng
Không có chút vết nhơ nào nơi bông bụt.Như thế bởi vì không
có chút vết nhơ nào nơi tâm. Vết nhơ nơi tâm là ý niệm về một cái tôi (ngã)và ý
niệm có một đối tượng để thương ghét, lấy bỏ…Khi không có vết nhơ nào nơi gương
tâm thì tâm trọn vẹn là cảnh, cảnh trọn vẹn là tâm. Tâm cảnh hợp nhất thì thấy
ra bông bụt.Thấy ra bản chất, thể tánh của bông bụt.
Bông bụt đó bày hiện bản chất của nó, thể tánh của nó, lòng
của nó. Bản chất, thể tánh, lòng đó là Bụt (Phật): “Bụt là lòng”. Bụt hay Phật
là Chân Như là Như Lai………Kinh Kim Cương
nói: “Thấy các tướng chẳng phải tướng tức
thấy Như Lai”. Bông bụt đó có bản chất, có lòng là Chân Như.Từ Chân Như
sanh khởi, diễn tiến trong và chính là Chân Như ,và tiêu tan trong Chân Như.
Không chỉ một bông bụt, mà mọi sự vật , mọi con người, mọi
sinh vật đều từ Chân Như sanh khởi, diễn tiến trong Chân Như và chính là Chân
Như rồi tiêu chìm trong Chân Như. Sự
khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là
Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động, có
cao thấp có khác hướng thế nào thì vẫn là nước của đại dương, rồi tan chìm trở
lại đại dương. Sóng là một biểu hiện của đại dương. Sóng chính là đai dương biểu
hiện.
Như thế, toàn bộ đời sống, có hay không, thêm hay bớt, khởi
hay chìm. Sanh hay diệt, chỉ là Chân Như. Vĩnh viển Chân Như. Từ vô thủy đến vô
chung.
Chiều
mai nở chiều hôm rụng.
“Chiều” là chữ để chỉ thời gian.Chiều là “buổi”. Nở hay rụng
cũng chỉ là Chân Như . Nở và rụng là sự biểu hiện của Chân Như. Mọi sự là trò
chơi không đáy của Chân Như hay Tánh Không, là sự diễn dịch của Chân Như hay
Tánh Không. Trong đại dương, chỉ có những ai tự đồng hóa mình, tự công nhận
mình là bọt sóng mới chịu sự chìm nổi, sanh diệt, thêm bớt, dơ sạch…..Không đồng
hóa với cái gì cả thì chỉ có đại dương không sanh không diệt không dơ không sạch,
không tăng không giảm.
Nếu không thấy buổi mai hoa nở, buổi chiều hôm rụng thì đây
là một cái tâm vô tri vô giác như gỗ đá.
Nếu chỉ thấy buổi mai hoa nở, buổi chiều hôm rụng thì đây là
một cái tâm của người bình thường, lệ thuộc vào sanh già bệnh chết.
Nếu thấy lòng hoa là Bụt, thì có nở có rụng chỉ là chân lý
quy ước tương đối; còn trong chân lý tối hậu, tuyệt đối thì hoa nở hoa rụng mà
thật ra không nở không rụng.Nói cách khác, sanh diệt mà chẳng sanh diệt, sanh tử
mà Niết bàn, sanh tử tức Niết bàn.
Sự lạ
cho hay tuyệt sắc không
Lạ là “diệu” như chữ diệu trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Sự
lạ là diệu pháp, là “phép lạ” .Tuyệt là cắt đứt, chấm dứt.
Sự lạ ấy vượt khỏi tâm, ý, ý thức.Vượt khỏi ý niệm về sắc và
không, vì sắc và không bây giờ chỉ là hý luận.
Bài thơ chấm dứt bằng sự chấm dứt của mọi ý niệm, mọi ngôn
ngữ. Khi thực tại hiển lộ rõ ràng và hoàn toàn với cái thấy thì “ngôn ngữ đạo
đoạn, tâm hành xứ tuyệt”.
Bông bụt bây giờ không chỉ có lòng là Bụt. Mà bây giờ bông bụt
là Bụt, là Phật. (“Tất cả các pháp đều là
Phật pháp” Kinh Kim Cương).Hoa ấy là Hoa Phật. Cái thấy hoa ấy là cái thấy
Phật.
Đây là cái thấy của người ngộ đạo:
Các
pháp từ xưa nay
Thường
vốn tự tịch diệt
(Chư pháp tùng bổn lai
Thường
tự tịch diệt tướng)
Kinh
Pháp Hoa
Bông dâm bụt, trong con mắt thanh tịnh (pháp nhãn thanh tịnh)
của Nguyễn Trãi, là hoa Pháp (Pháp Hoa), là hoa Phật. Đã là Pháp, Phật thì
không thể nghĩ bàn, vì vượt khỏi sự tới lui của ngôn ngữ và sự khởi lên của tư
tưởng:
Pháp ấy
trụ Pháp vị
Tướng
thế gian thường trụ.
(Thị
pháp trụ pháp vị
Thế
gian tướng thường trụ)
Kinh
Pháp Hoa
Thơ ca là ngôn ngữ tìm về cội nguồn tối hậu của nó. Tìm về cội
nguồn tối hậu hay tìm đến tương lai rốt ráo cũng chỉ là một cách nói. Cội nguồn
tối hậu hay tương lai rốt ráo đó là cái “tuyệt sắc không”, là cái “thường tự tịch
diệt tướng”.Chạm đến đươc cội nguồn của nó, ngôn ngữ trở thành bất tử.
Lịch sử và những biến cố
thời cuộc, dù tốt dù xấu, rồi sẽ qua đi. Nhưng ngôn ngữ và tác giả cùa
nó thì còn lại.Ngôn ngữ thì còn lại một khi nó đã chạm đến được cái thể tánh của
nó, cái lòng của nó, tức là cái vĩnh cửu, cái vô sanh.
Nguyễn Trãi đã chạm đến được cái bản chất của ngôn ngữ, và
như thế, của cả lịch sử.Bản chất của ngôn ngữ và của lịch sử là bản chất của một
bông bụt chiều mai nở, chiều hôm rụng.Bản chất đó là cái vô sanh, cái vĩnh cửu.
Ông không cần lịch sự minh oan cho cái chết của ông, như vua Lê Thánh Tông đã
làm.
Dù sinh ra sau ông năm thế kỷ, tôi cảm thấy hãnh diện vì được
làm người Việt Nam,
làm một đồng bào hậu sinh của ông. Đất nước Việt Nam đã sinh ra những con người như
ông, đất nước ấy cũng phải bất tử và vinh quang như ông.
Bởi vì tôi chưa từng được đọc một bài thơ nào về hoa, dù ở
phương Đông hay phương Tây. Dù cổ điển
hay hiện đại, đem lại sự thỏa mãn trọn vẹn như bài thơ này.
Tác giã Nguyễn Thế
Đăng gởi