14/08/2012 11:25 (GMT+7)
Số lượt xem: 34909
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Muốn biết về Văn của người phải biết về Tư tưởng của họ. Nguyễn Du viết truyện Kiều là muốn thể hiện tư tưởng Phật giáo của mình thông qua Kiều. Kiều chỉ là Xác thôi còn Hồn là cái mà Ông đã lĩnh hội được sau khi nghiên cứu đạo Phật, tu Phật.

Chữ TÀI mà Nguyễn Du nói đây là tài năng, trí tuệ, đó chỉ là Hữu sư trí vẫn còn phải hư vọng, hoại diệt, đau khổ, trầm luân như thường. Một Võ TắcThiên tài trí cơ mưu hơn hẳn nam nhi vậy rồi cũng phải tìm đến đạo Phật và thốt lên rằng:

"Ta chỉ thật là TA khi ta tắm,

Tự ngắm mình trần truồng trước tấm gương lòng"

Vậy thì thử hỏi Tài năng, trí tuệ, trí thức đóng vai trò gì trong việc hóa giải nỗi sầu vạn kỷ của chúng nhân? Vâng chỉ có Tâm, đó là Ta, là Bản lai diện mục của mình.

Chính pháp còn phải bỏ huống là phi pháp, thế nên chữ Tài mà Nguyễn Du muốn nói ở đây không bằng chữ Tâm là chuẩn, là tuyệt. Hương Nghiêm Trí Nhàn ngày xưa từng đốt mấy gánh sớ sao, kinh luận, Thần Tú từng viết " Thân thị Bồ Đề thụ" và phải nhường y pháp cho Huệ Năng - Bồ Đề bổn vô thụ là vậy.

Thế nên mới nói " KHÔN quan lại không bằng DẠI tiểu chùa". Nguyễn Du vì liễu ngộ được rằng tất cả chỉ là nhân duyên, vô thường, phương tiện là khổ đau nên Ông đã viết Đoạn trường Tân Thanh - đau đớn từng khúc ruột.

Một cô kiều tài giỏi đủ đường nhưng không gặp được tri âm, tri kỷ. Một cô Kều sắc đẹp nghiêng thành, đổ quán nhưng không gặp được ý trung nhân, không được vừa lòng toại ý.

Thế nên Nguyễn Du đau cho Kiều và với "Tấm lòng nghĩ hộ suốt ba cõi, Con mắt nhìn thấu suốt ngàn đời", Nguyễn Du đã viết Kiều chỉ để nói lên rằng:

Cõi đời là vô thường, dẫu bậc kiêu hùng quán thế ngẫm lại cũng chỉ là khách qua đường trong trận gió mùa Thu, đến tượng đồng là vật vô tri giác mà còn phải nhỏ lệ vì trò đời dâu bể thì chữ Tài kia, chữ Tài mà Hương Nghiêm Trí Nhàn từng đốt bỏ, chữ Tài mà Hám Sơn Đức Thanh từng nói "chọn Quan không bằng chọn Phật", thì làm sao mà bằng với chữ Tâm.

Tâm tròn đầy, trong sáng, nhiệm mầu, ở Thánh không tăng, ở phàm không giảm, chúng sinh dù tu thiện pháp bao nhiêu, dù hành tà đạo thế nào, Tâm đấy vẫn là Như Lai thanh tịnh tâm - Viên Giác tâm. Cũng như Kiều dù phải trải qua "Thanh y hai lượt Thanh lâu hai lần nhưng vẫn "tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời".

Nguyễn Du là trí sĩ có học hàm, học vị nhưng cuộc đời của Ông có qua nổi chữ Tài?

"Canh Võ điền ưu thủy.

Canh Thang điền ưu hạn

Canh Tâm điền thủy hạn hà ưu."

Tạm dịch:

"Cày ruộng của vua Nghiêu thì sợ hạn hán,

Cày ruộng của vua Vũ thì sợ lụt lội,

Cày ruộng Tâm thì không sợ hạn hán cũng như lụt lội".

Nguyễn Du vì đã triệt ngộ được chữ Tâm này nên mới nói: "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài", nghĩa là Ông nhắn nhủ các thế hệ sau rằng hãy tu đi và như Tùng Thẩm Triệu Châu nói "uống trà đi"

Nào bây giờ mời các bạn cùng uống trà.

Nhật Mai (Nghiên cứu sinh Phật học tại Ấn Độ)

Tin liên quan:

>>> Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài

>>> Hiểu chữ Tài trong câu "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài" thế nào?

>>> Phản hồi bài "Hiểu chữ Tài trong câu 'Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài' thế nào?"

http://chuaphuclam.com/index.php?/van-hoa/tai-va-tam-trong-truyen-kieu-duoi-goc-nhin-nha-phat.html

Âm lịch

Ảnh đẹp