17/11/2010 20:44 (GMT+7)
Số lượt xem: 3974
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Phương cách để THỊNH ĐẠT BẰNG THIỆN NGHIỆP Thương trường là chiến trường? Thương trường là ganh đua khốc liệt, là chèn ép, “tàn sát” lẫn nhau để có được lợi nhuận?


Một Phật tử có thể làm kinh doanh được không nếu họ không quyết liệt tranh đấu trong “chiến trường” ấy, nếu họ luôn hành động vì người khác?

Có điểm gì gặp nhau giữa đạo Phật và kinh doanh? Một Phật tử liệu có thể kinh doanh thành công?

Mặc dù đạo Phật dường như không liên quan gì đến các doanh nghiệp ngày nay hưng suy cho cùng cả hai đều là những thành phần của cùng một tổng thể, do đó có thể cùng áp dụng một số nguyên tắc tương tự nhau. Một doanh nhân thành đạt không phải chỉ có các kiến thức chuyên môn và thái độ làm việc tích cực mà còn phải có tinh thần và khát vọng xây dựng công cuộc kinh doanh mới. Để đảm bảo thành công trong kinh doanh, mỗi doanh nhân phải sàng lọc chân lý từ những sai lầm, kiên định trong lời nói và hành động. Mỗi doanh nhân phải kiên định rõ ràng cho đến khi họ thực hiện thành công mục tiêu của mình trong bất kỳ lĩnh vực nào.

Lý tưởng của đạo Phật là đóng góp mà không mong chờ sự báo đáp, một Phật tử luôn mong đem lại lợi ích cho mọi chúng sinh trong mỗi hoạt động của mình. Với tuệ giác của Phật Pháp và tinh thần cống hiến vô ngã, những Phật tử có thể đóng góp cho xã hội bằng cách tạo ra những doanh nghiệp có khả năng làm lợi ích cho tất cả mọi người. Nếu những doanh nghiệp có thể để tinh thần “tất cả vì lợi nhuận” sang một bên và học hỏi tinh thần doanh nhân của đạo Phật thì họ vừa có thể đạt được những thành tựu lớn lao hơn vừa đóng góp được nhiều hơn vào sự tiến bộ của xã hội.

Trong cuốn sách này, ngài Field đã phân tích Tứ Diệu Đế (Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế) và Bát Chánh Đạo (Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định) trong bối cảnh hoạt động của hệ thống kinh tế. Ngài cũng chỉ cho chúng ta thấy con đường áp dụng thông điệp hạnh phúc của Đức Phật cho cộng đồng doanh nghiệp giúp chúng ta hạnh phúc hơn trong sự nghiệp và cuộc sống.

Về tác giả: Lloyd Field đã từ bỏ vị trí Phó chủ tịch phụ trách nhân sự của tập đoàn Johnson & Johnson để xây dựng sự nghiệp mới, tư vấn về nguồn nhân lực và xây dựng tổ chức. Những khách hàng của ông bao gồm nhiều doanh nghiệp trong danh sách Fortune 500, hơn 20.000 nhà lãnh đạo, nhà quản lý ở khắp nơi trên thế giới đã đến dự các buổi đào tạo và phát triển năng lực quản lý của ông. Mối quan tâm chính hiện nay của ông là giúp cho các nhà quản trị cấp cao giải quyết những vấn đề của doanh nghiệp thông qua những phương pháp đúc kết từ giáo lý đạo Phật.

“Tôi rất cảm kích khi một vài người như Lloyd Field – một người ngưỡng mộ các giá trị nhân văn cơ bản vốn là những trọng tâm trong giáo lý của Đức Phật – tìm cách áp dụng những giá trị này vào thực tế của thế giới hiện đại nhằm đem lại những lợi ích rộng khắp cho mọi người. Mặc dù tôi không quan tâm nhiều đến số lượng những người tự coi mình là Phật tử nhưng tôi lại nóng lòng muốn thấy các tư tưởng đạo Phật có thể đóng góp như thế nào”. – Đức Dalai Lama thứ 14.

Tên sách: Kinh doanh và Đức Phật
Tác giả: Lloyd Field
Giá: 55.000 (vnđ)
Số trang: 284
Nhà xuất bản: Tôn giáo
Khổ: 13 x 20,5 (cm)
Dạng bìa: Bìa mềm

Nguon: http://bookaholicclub.com/?p=4697


Âm lịch

Ảnh đẹp