Sống xanh để tuổi thọ của mình và của đất mẹ được dài thêm - Ảnh minh họa
1. Đó là
trên thơ văn trong ý ca ngợi về vẻ đẹp mùa xuân, về sự khởi đầu tươi mát và
cũng là lời khuyến tấn hành động trồng cây - sống xanh trong mùa xuân. Đó cũng
là một cách gieo nhân để có những mùa xuân tiếp theo tràn đầy màu xanh, hoa cỏ.
Theo yếu nghĩa nhân-quả thì đó là lẽ đương nhiên; nếu mình muốn hưởng một mùa
xuân tràn ngập hoa lá với cây xanh, cỏ biếc, hoa vàng thì đương nhiên mình phải
trồng cây, gieo mầm xanh vào đất. Và nếu muốn có một mùa xuân với trọn ý nghĩa
xuân thì phải có hoa, lá, cây xanh đơm chồi nẩy lộc. Từ đó, có thể kết luận
rằng mùa xuân - hoa cỏ, cây xanh - trồng
cây, ươm mầm xanh là một quy trình khép kín nếu người ta muốn có một mùa
xuân trọn vẹn, ý nghĩa.
Ở một khía cạnh nào đó,
trồng cây, ươm mầm cũng có nghĩa là sống thuận chiều với tự nhiên, hài hòa với
thiên nhiên. Hành động ấy trong yếu nghĩa yêu màu xanh của đất mẹ là cách hiểu
sâu xa để vận dụng vào đời sống như một sự nhắc nhớ: đừng để đất mẹ cằn cõi,
đừng để những vết thương trên cơ thể đất mẹ tiếp tục sâu nặng thêm nữa.
2. Mới
đây, một nhà báo về môi trường - phóng viên Damian Carringoton bình luận Cương
lĩnh Durban, một lộ trình vừa đạt được tại Hội nghị khí hậu Durban hôm 11-12
rằng: “Nếu lộ trình này là kết thúc khải hoàn, thì đó là khúc khải hoàn đáng
thương”. Không phải tự nhiên Damian Carringoton nói như vậy mà bởi vì lẽ ra lộ
trình này phải được thông qua tại Hội nghị khí hậu Copenhagen 2009, nhưng đã
thất bại. Phải chờ tới hai năm sau, năm 2011 thì lộ trình này mới bắt đầu, theo
đó, năm 2015 các quốc gia sẽ thông qua một hiệp ước khí hậu có hiệu lực vào năm
2020.
Trong tính chất của Hội nghị,
những gì đã đạt được là điều đáng mừng, bởi vấn đề môi trường đã được quan tâm,
các nhà lãnh đạo các nước đã được đặt môi trường lên bàn nghị sự mang tính liên
minh nhiều nước, toàn cầu. Điều đó cho thấy, vấn đề môi trường hơn bao giờ hết
đã được xốc dậy một cách mạnh mẽ trong tinh thần nghiêm túc để có cái nhìn đầy
đủ về những hiện tượng đáng quan ngại như: băng tan ở Nam cực, trái đất nóng
lên, bầu khí quyển bị thủng, chất thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng tới chất lượng cuộc sống…
Song, nếu nói về diễn tiến mang tính cấp bách
như là cứu đất mẹ y như cứu hỏa thì rõ ràng việc đạt được thỏa thuận ở Durban
với lộ trình đến năm 2020 mới đạt được một hiệp ước thì e là quá chậm chạp. Và
mỗi giờ trôi qua, mỗi khoảnh khắc trôi qua, trái đất và bầu khí quyển tiếp tục
đau đớn, kêu cứu với những vết thương loang lổ, với sự chạy đua kinh tế, phát
triển công nghệ phục vụ tức thời cho con người mà bỏ qua yếu tố dài lâu.
3. Không ở
đâu xa, như Việt Nam
chúng ta đây, một nước có “rừng vàng, biển bạc” mà nay cũng có những báo động
đáng ngờ như mới đây - nếu có đọc báo sẽ thấy chính kiểm lâm là người phá rừng
nhiều nhất. Có những tờ báo giật tít mà thương, mà xót rằng “Kiểm lâm kiêm lâm
tặc”. Hay hiện tượng sử dụng bọc ny-long trong khi đi chợ, mua đồ vẫn là điều
bình thường, là chuyện thường ngày của người dân xứ mình.
Hình như những cơn bão kinh
hồn, những trận sóng thần, động đất ở khắp nơi, lũ ở đồng bằng sông Cửu Long và
nhiều nơi trên thế giới chưa đủ để cảnh tỉnh con người về “món nợ” mà con người
đã vay của thiên nhiên? Món nợ sinh thái ấy bình thường mình không nhìn thấy
đâu, chỉ đến khi thiên nhiên chính thức đòi bằng những hình thức như đã từng,
làm chết chóc, bệnh tật tràn lan thì may thay con người mới sực nhớ, rồi quên.
Mùa xuân không mang màu tăm
tối, không cuồng nộ phải lấy đi sanh mạng con người và chúng sanh. Mùa xuân
khéo léo nhắc mình trồng cây, nhắc mình sống xanh cũng chính là nhắc mình đừng
vay nợ thiên nhiên thêm, hoặc ít ra, hành động ấy cũng chính là trả bớt nợ -
món nợ sinh thái mà bao thế hệ đã vay, đã mượn, đã “di chúc” lại cho chúng ta,
cho con cháu của mình…
Mùa xuân dễ thương, mùa xuân
nhắc mình như thế, không biết chúng ta có lắng nghe?