15/03/2012 08:55 (GMT+7)
Số lượt xem: 48147
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Những tranh vẽ sau đây thường được treo trong các chùa miếu, hoặc vẽ trực tiếp lên tường, nơi người ta có thể dễ dàng nhìn thấy. Có nơi như ỏ Thái Lan còn cho đắp thành quần thể tượng mô tả các cảnh hành hình ở địa ngục để người xem lấy đó làm phản tỉnh. Phật dạy, nhân quả rõ ràng không thể trốn tránh đâu cho thoát được. Đến như thánh tăng Đại Mục Kiền Liên, với đại lực thần thông của mình cũng không thể thoát được cái chết

thảm thương vì dư tàn của nghiệp nhân một đời quá khú khi ngài cố tình cùng vợ bày mưu sát hại cha mẹ mình. Dù rằng sau đó ngài kịp nhận ra điều tội lỗi của mình nhưng tâm niệm ác và hành động làm tổn thương ấy của ngài đối với mẹ cha cũng khiến cho ngài phải trả quả trong kiếp cuối cùng này.

Chư Phật và các bậc thánh nhân không ngừng bày các phương tiện nhằm thức tỉnh chúng sanh để khiến chúng sanh sớm nhận ra được cái khổ cái vui mà biết lo tu tập các hạnh lành. Biết sợ các quả địa ngục mà không ngừng tự sách tấn mình, một mai mất thân này rồi thì vòng xoay luân hồi không biết bao giờ tìm lại được.

Trong Kinh Đức Phật thường đề cập đến các địa ngục, khổ xứ của một người sau khi tạo các ác nghiệp. Đối với tạng kinh hệ Nam Truyền thì cụ thể và rõ ràng nhất có thể nói là những quả báo khổ sở trong địa ngục được Đức Phật mô ta trong kinh số 129 (Kinh Hiền Ngu) thuộc Trung Bộ Kinh Tập III khi Ngài tuyên bố đọa xứ của một kẻ ngu sau khi chết sẽ bị tái sinh.

Một người ngu, theo Đức Phật gọi ở đây chính là người chuyên làm các việc ác trên ba phương diện:

  • Thân - sát sanh, trộm cắp, tà hạnh trong các dục
  • Miệng - Nói láo, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, nói lời ác
  • Ý - Luôn suy nghĩ bất thiện (Tham, Sân, Si)

- Này các Tỷ-kheo, có ba đặc điểm, đặc tướng, và đặc ấn này của người ngu. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người ngu tư duy ác tư duy, nói lời ác ngữ và hành các ác hạnh. Này các Tỷ-kheo, nếu người ngu không tư duy ác tư duy, không nói lời ác ngữ, không hành ác hạnh, thời làm sao kẻ trí biết được người ấy: “Người này là người ngu, không phải là Chân nhân”? Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, người ngu tư duy ác tư duy, nói lời ác ngữ, hành ác hạnh, do vậy, người trí biết người ấy: “Người này là người ngu, không phải là Chân nhân”.

(xem tiếp phần nội dung Đức Phật mô tả cảnh địa ngục ở đoạn dưới)

18 Cảnh Địa Ngục Qua Tranh Vẽ Trung Quốc

十八地狱图 00

十八地狱图 01

十八地狱图 02

十八地狱图 03

十八地狱图 04

十八地狱图 05

十八地狱图 06

十八地狱图 07

十八地狱图 08

十八地狱图 09

十八地狱图 10

十八地狱图 11

十八地狱图 12

十八地狱图 14

十八地狱图 15

十八地狱图 16

十八地狱图 17

十八地狱图 18

Đây là đoạn kinh Đức Phật mô tả cảnh địa ngục với chánh trí siêu việt của Ngài

- Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Cái gì lớn hơn, hòn đá này, to bằng bàn tay do ta lượm lên, hay núi Tuyết Sơn (Himalaya), vua các loại núi?

- Thật là quá nhỏ, bạch Thế Tôn, hòn đá này lớn bằng bàn tay do Thế Tôn lượm lên. So sánh với Tuyết Sơn vua các loại núi, nó không đáng kể gì, nó không bằng một phần ngàn vạn lần (của núi Tuyết) nó không thể so sánh được!

- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, người ấy bị đâm bởi ba trăm ngọn giáo, do nhân duyên ấy cảm thọ khổ ưu. Khổ ưu ấy so sánh với khổ ưu ở Ðịa ngục không đáng kể gì, không bằng một phần ngàn vạn lần, không thể so sánh được. Này các Tỷ-kheo, các người giữ địa ngục bắt người ấy chịu hình phạt gọi là năm cọc (pancavidhabandhanam). Họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào một bàn tay, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn tay thứ hai, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn chân, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn chân thứ hai, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào giữa ngực. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ-kheo, các người giữ Ðịa ngục bắt người ấy nằm xuống và lấy búa chặt người ấy. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ-kheo, các người giữ Ðịa ngục dựng ngược người ấy chân phía trên, đầu phía dưới và lấy búa chặt người ấy. Người ấy ở đây cảm thọ... chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ-kheo, các người giữ Ðịa ngục cột người ấy vào một chiếc xe, kéo người ấy chạy tới chạy lui trên đất được đốt cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây cảm thọ... chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, các người giữ Ðịa ngục đẩy người ấy lên kéo người ấy xuống trên một sườn núi đầy than hừng, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây cảm thọ... chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, các người giữ Ðịa ngục dựng ngược người ấy chân phía trên, đầu phía dưới và quăng người ấy vào một vạc dầu bằng đồng nung đỏ, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây bị nấu với bọt nước sôi sùng sục, ở đây bị nấu với vạc nước sôi sùng sục; khi thì nổi lên trên, khi thì chìm xuống đáy, khi thì trôi dạt ngang. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, những người giữ Ðịa ngục quăng người ấy vào Ðại địa ngục. Này các Tỷ-kheo, Ðại địa ngục ấy, có bốn góc, bốn cửa, chia thành phần bằng nhau; xung quanh có tường sắt; mái sắt lợp lên trên. Nền Ðịa ngục bằng sắt nung đỏ, cháy đỏ rực; đứng thẳng, luôn có mặt, rộng một trăm do tuần.

Này các Tỷ-kheo, với rất nhiều pháp môn, Ta nói về Ðịa ngục, nhưng thật khó nói cho được đầy đủ, này các Tỷ-kheo, vì đau khổ ở Ðịa ngục quá nhiều.

http://tuvienhuequang.com/media/photos/2222-18-canh-dia-nguc-qua-tranh-ve.html

Âm lịch

Ảnh đẹp