12/02/2012 15:00 (GMT+7)
Số lượt xem: 157107
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Với những nét vẽ điêu luyện trên tông màu tối kỳ ảo, những tác phẩm này được cộng đồng mạng đánh giá là không hề thua kém những tác phẩm đồ họa của các nghệ sĩ nước ngoài nổi tiếng…

Từ lâu nay, trên các diễn đàn về game và đồ họa trong nước đã lưu truyền những tác phẩm đồ họa tuyệt đẹp tái hiện hình ảnh các vị anh hùng trong lịch sử, truyền thuyết của Việt Nam như Thánh Gióng, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thạch Sanh… Với những nét vẽ điêu luyện trên tông màu tối kỳ ảo, những tác phẩm này được cộng đồng mạng đánh giá là không hề thua kém những tác phẩm đồ họa nổi tiếng của các nghệ sĩ nước ngoài nổi tiếng.  

Tác giả của chúng là thành viên có nick Marooned, một nhân vật “đình đám” trên nhiều diễn đàn như Gamedev.vn, Zidean.com… Ngoài đời, Marooned có tên thật là Phan Vũ Linh, một chàng trai sinh năm 1975 tại Hà Nội. Là một họa sĩ, anh từng tốt nghiệp ĐH Mỹ Thuật TP HCM và Học viện nghệ thuật (Academy of Art University) ở San Francisco, Mỹ.

Thạch Sanh trong cuộc chiến với Trăn Tinh,một tác phẩm của họa sĩ Phan Vũ Linh.

Theo Phan Vũ Linh, trường phái vẽ của anh khá ít người theo và cũng không có đào tạo chính quy trong nhà trường, chỉ vì yêu thích mà anh theo đuổi, tự rèn luyện đi theo con đường này. Các tác phẩm của anh được thực hiện bằng các phần mềm đồ họa thông dụng như Photoshop, Corel Painter. Những bức vẽ công phu phải mất trên 10 giờ mới hoàn thành, trong khi những bức đơn giản ở dạng phác thảo thì 2-3 giờ là xong. Trong công việc cũng hiếm khi anh có dịp vẽ kiểu này, bởi chỉ cần vẽ đơn giản bằng 30% là cũng đủ đáp ứng yêu cầu khách hàng.

Dù thể loại nghệ thuật mình đam mê vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam, nhưng chàng họa sĩ tin rằng tương lai của thể loại này sẽ rất phát triển, đi theo xu hướng phát triển của đồ họa game, hoạt hình, điện ảnh…

Phan Vũ Linh chia sẻ, từ lâu anh đã nung nấu ý tưởng hình thành một bộ sách thần thoại và cổ tích Việt Nam, qua đó mô tả lại những câu chuyện quen thuộc của dân tộc một cách sống động và công phu qua nét vẽ của mình. Điều này không chỉ bắt nguồn từ sở thích, đam mê mà còn còn là ý muốn khơi lại niềm tự hào dân tộc của giới trẻ.

Một số tác phẩm của họa sĩ Phan Vũ Linh:

Lạc Long Quân với chiến công tiêu diệt quái vật Hồ Ly và Ngư Tinh.

Cuộc chiến long trời lở đất giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh để giành nàng Mỵ Nương.

Hình ảnh cận cảnh của Sơn Tinh.
Thủy Tinh.
Những loài vật đại diện cho hai lực lượng đối lập của đất và nước.

Cưỡi ngựa sắt và dùng thân tre làm vũ khí, Thánh Gióng chôn vùi giặc Ân xâm lược.

Thạch Sanh tiêu diệt yêu tinh đại bàng để cứu công chúa Quỳnh Nga.

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và những chiến công lẫy lừng trên sông Bạch Đằng.

Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản với bàn tay bóp nát quả cam và là cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”.

Ấn tượng với tranh 'độc' về danh nhân VN

Nhiều diễn đàn của giới trẻ Việt Nam đang “nổi sóng” khi hàng chục bức tranh đặc sắc về các nhân vật lịch sử Việt Nam được lan truyền.

Những bức tranh này gây ấn tượng mạnh mẽ đến người xem vì giới thiệu được khá đầy đủ các gương mặt tiêu biểu trong tiến trình lịch sử đất nước, được thể hiện dưới phong cách nghệ thuật đồ họa hiện đại "fantasy art".

Mặc dù còn một số hạn chế như cách thể hiện gợi liên tưởng đến các game kiếm hiệp, bối cảnh và phục trang của các nhân vật lịch sử chưa thật sự thuyết phục, nhưng nhìn chung các tác phẩm này đã nhận được sự tán dương và ủng hộ của đa số người xem.

“Triển khai lịch sử theo hướng này tạo nên sức sống và cách tiếp thu rất mới cho giới trẻ. Nhìn họa tiết trong các bức tranh chứng tỏ họa sĩ cũng đã tìm hiểu kỹ về các chi tiết và bối cảnh trong lịch sử Việt”, thành viên nick Mide010, diễn đàn Linkhay nhận xét.

Được biết, tác giả của những bức tranh trên là một nhóm đồ họa người Việt có tên Viet Toon, hiện sinh sống ở nước ngoài.

Dưới đây là một số tác phẩm được giới thiệu:

Bức tranh miêu tả lại sự tích An Dương Vương Thục Phán chém yêu tinh gà trắng và xây thành Cổ Loa với sự trợ giúp của thần Kim Qui. Y phục của An Dương Vương phỏng tác theo hình khắc trên trống đồng.

Phút oanh liệt của nữ tướng Bùi Thị Xuân tại pháp trường với hàm ý bà đã hoàn thành xong vai trò và nhẹ nhàng, thanh thản trở về trời.

Đặng Dung mài gươm dưới trăng là một hình ảnh bi hùng trong lịch sử và thi ca (qua bài thơ Thuật Hoài nổi tiếng của ông).

.

Công chúa Huyền Trân chuẩn bị cho hôn lễ tại Chiêm Thành, lòng buồn hướng về quê hương. Cuộc hôn nhân của bà với vua Chăm Pa là Chế Mân đã mang lại một phần đất đai rộng lớn cho Đại Việt.

Tướng Lê Chân - một trong những nữ anh hùng nước Việt. Bà là người có nhan sắc, giỏi thủy chiến lại có tài thơ phú, được Trưng Vương phong là Thánh Chân công chúa và bà rất giỏi thủy chiến.

Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận. Voi trận mang hình ảnh của “voi 9 ngà” trong huyền thoại Sơn Tinh, Thủy Tinh. Y phục theo áo dài khăn đóng của Việt Nam pha cùng y phục Tây Nguyên.

Hồ Quý Ly và Hồ Nguyên Trừng. Thời đại nhà Hồ được biết đến bởi Những cải cách mới và nhất là sự phát minh súng thần cơ (hỏa pháo cải tiến) và thuyền cổ lâu (thuyền chiến lớn có hai tầng).

Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo được xem có công trong việc cải cách hành chính và đặt cơ sở cho nền độc lập sau này. Y phục vẽ theo tượng của hai vị tại đền thờ

Lê Đại Hành (Lê Hoàn) từng trông giữ thập đạo quân dưới thời vua Đinh. Tranh vẽ với bối cảnh đoàn hùng binh, phía trên có rồng hiện ra tượng trương cho sự trỗi dậy của Đại Cồ Việt. Các cờ hiệu lấy từ các linh vật được tạo ra trong khu đền thờ thời tiền Lê và tiền Lý.

Vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) được thần Kim Qui dâng Thuận Thiên Kiếm trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh. Trong tranh có các chiếc lá với dòng chữ “Lê Lợi Vi Quân, Nguyễn Trãi Vi Thần” theo kế sách của Nguyễn Trãi.

Vua Lý Thái Tổ nằm mộng thấy rồng bay - dời kinh đô và đặt tên là Thăng Long.

Lý Thường Kiệt và bài thơ Nam Quốc Sơn Hà. Hình ảnh của ông được phỏng theo các pho tượng Hộ Pháp Thần tại chùa cổ Việt Nam.

Ngô Vương Ngô Quyền và trận đánh đi vào lịch sử trên sông Bạch Đằng. Y giáp được dựa theo một số tranh cổ và sự tưởng tượng. Bàn tay vung ra nắm đấm với ý nói: sẽ đập tan mọi cuộc xâm lược.

Nguyễn Trãi sau khi đại thắng quân Minh đang thanh thản viết lại bài Cáo Bình Ngô lừng danh. Bối cảnh là một phần vách núi theo ảnh thật của ải Chí Linh nơi quân Lam Sơn đánh tan tác quân Minh. Trong tranh còn có cây vải và con rắn gợi ý tới vụ án “Lệ Chi Viên” sau này.

Nguyễn Tri Phương đôn đốc quân chống giặc Pháp đang tấn công thành. Tranh vẽ dựa theo di ảnh chân dung của ông.

Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân cải trang thương buôn đột kích đốt cháy tàu Pháp trên sông Vàm Cỏ. Hình ảnh các bó đuốc lá dừa đặc trưng của miền Nam và di ảnh chân dung ông được dùng trong tranh.

Phan Đình Phùng - lãnh tụ khởi nghĩa Cần Vương và Cao Thắng, người đã sáng chế súng trường cho nghĩa quân.

Quang Trung Nguyễn Huệ đang tiến quân đánh phá giặc Thanh khi những cành đảo Tết nở rộ trên đất Bắc).

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đang viết bài hịch lưu truyền muôn đời: Hịch Tướng Sĩ. Phía sau là bối cảnh trận đánh oanh liệt tại sông Bạch Đằng.

Trần Quốc Toản tay bóp nát quả cam khi không được tham dự hội nghị quân Bình Than.

Bà Triệu “đạp sóng dữ, chém cá kình” trong y phục áo dài khăn đóng truyền thống.

Yết Kiêu - người có công giúp Nhà Trần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ 13 với biệt tài thủy chiến.

http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/Dulich/An-tuong-voi-tranh-doc-ve-danh-nhan-VN/20122/190678.datviet

Âm lịch

Ảnh đẹp