Theo UNESCO, cung Potala và chùa Jokhang nằm ở trung tâm Lhasa (Tây Tạng) là một trong những di sản thế giới bởi giá trị tôn giáo và kiến trúc độc đáo.
Muốn vào chùa, phải đi qua chợ
So
với các chùa và đền đài khác ở Tây Tạng, Jokhang có một dáng hình bé
nhỏ xinh xinh. Để tới được Jokhang, người hành hương sẽ phải đi qua một
khu chợ sầm uất bậc nhất của Lhasha – tên là Barkhor. Đây là chợ thương
mại bán những đồ Phật giáo của những người dân Tây Tạng và cả người
Trung Quốc cũng rất nhiều.
Jokhang
hay còn gọi là chùa Đại Chiêu là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất
của Tây Tạng được xây dựng vào thời gian 639-647 trước công nguyên.
Tương truyền xưa kia nhà vua Songtsen Gampo (Tùng Tán Cương Bố) cầu hôn
công chúa người Nepal
tên là Bhrkuti Devi. Công chúa Bhrkuti khi theo chồng đã mang theo của
hồi môn là bức tượng Phật Bất Động Như Lai. Nhà vua Tùng Tán Cương Bố
bắt đầu ban lệnh xây dựng ngôi chùa Jokhang để thờ pho tượng mà người vợ
Nepal mang theo.
Jokhang nhìn từ xa
Chẳng
bao lâu, nhà vua lại kết hôn với công chúa nhà Đường, nàng Văn Thành
xinh đẹp, tài giỏi. Theo chồng về phương xa, nàng mang theo tượng Phật
Jowo sang Tây Tạng. Bức tượng quý Jowo Rinpoche (Thích Ca Mâu Ni – Đức
hạnh cao quý) có nguồn gốc từ Ấn Độ, tái tạo hình ảnh của đức Phật khi
ngài còn sống. Ngôi chùa Ramoche được khởi công xây dựng sát bên chùa
Jokhang trong cùng một thời điểm để thờ bức tượng Phật Jowo đó.
Như
vậy là nhà vua lấy một lúc hai nàng công chúa của hai nước. Hai nàng
công chúa lại mang theo của hồi môn là hai pho tượng Phật quý giá. Điều
này phần nào khiến Tây Tạng bắt đầu phát triển Phật giáo một cách rực rỡ
nhất.
Việc
xây dựng Jokhang không được thuận tiện bởi luôn có một lực lượng yêu ma
phá hoại. Không ai có thể trấn áp được bọn yêu ma này ngoài Văn Thành
công chúa. Nghe kể rằng nàng đã rút chiếc nhẫn ra và ném xuống hồ nước
để trị ma hàng quái. Chỉ duy nhất loài dê mới có thể chở đất đá đến lấp
hồ để xây dựng chùa Jokhang... Theo tiếng Tây Tạng, dê là “ra”, đất là
“sa”. Từ đó nơi này được gọi là Rasa, dần dần đọc là Lhasa. Chính vì vậy, có thể coi Jokhang chính là khởi thủy, là cội gốc của Lhasa. Điển tích này được ghi lại trên bức tranh tường tại Jokhang.
Sau
khi vua Tùng Tán Cương Bố băng hà, pho tượng Jowo bằng vàng của công
chúa Văn Thành được chuyển từ chùa Ramoche tới Jokhang và được bảo vệ,
cất giữ cẩn mật.
Từ
đó, Jokhang hay còn gọi là Jowokhang, có nghĩa là phòng thờ Jowo
Rinpoche. Hiện tại, còn 3 pho tượng nhà vua Tùng Cán Cương Bố ngồi ở
giữa, hai bên là hai công chúa Nepal
và Trung Hoa. Nhà vua được coi là hiện thân của Quán Thế Âm, trên đầu
đội mũ có hình Phật A Di Đà. Đệ nhất hoàng hậu Nepal Bhrkuti và đệ nhị
hoàng hậu Văn Thành (được coi là hiện thân của Tara trắng và lục sinh ra từ nước mắt của Đức Quán Thế Âm).
Tam bộ nhất bái
Sau
khi đi qua được cơ man hàng quán bán đồ Phật giáo rất hấp dẫn du khách,
phải thoát được tiếng mời chào bằng tiếng Trung Quốc lẫn tiếng Anh bập
bõm của người bán hàng, bạn sẽ tới được cổng chùa Jokhang. Lính quân đội
Trung Quốc tràn ngập ở khu vực này, để tới được chùa thiêng, bạn có
biết mình đang đi dưới sự kiểm soát cực kỳ nghiêm ngặt của hàng loạt
camera, và có bao nhiêu đôi mắt của lính quân đội Trung Quốc đang nhìn
bạn không? Nhưng thôi, trước mắt bạn là những người Tây Tạng đang tiến
hành đỉnh lễ Phật ngay từ ngoài cổng chùa Jokhang. Đa phần họ từ phương
xa đến, có người tam bộ nhất bái hàng năm trời, trải qua biết bao vất vả
cực nhọc hành hương đến chùa thiêng Jokhang.
Tam
bộ nhất bái là một trong những phương thức đỉnh lễ quan trọng trong các
cuộc hành hương Jokhang nhìn từ xa của người Tây Tạng. Họ đi ba bước,
quỳ xuống, nằm sải dài ra đỉnh lễ rồi lại tiếp tục. Cứ như thế, họ hành
hương từ những căn lều trên thảo nguyên, trên sa mạc, trên đỉnh núi để
tới được những nơi linh thiêng có sự hiện diện của đức Phật. Bạn có thể
sững người khi nhìn thấy họ thực hiện tam bộ nhất bái ngay dưới chân
những người lính Trung Quốc.
Mọi câu hỏi đều là thừa thãi trước niềm tin mãnh liệt vào Phật giáo của người dân Tây Tạng.
Bước
vào trong chùa Jokhang, như bước vào một thế giới khác, thế giới của
niềm tin. Trong điện chính, quá đông người chen chúc nhau, nhưng là sự
chen chúc có trật tự, có trên, có dưới, có tôn trọng, bởi họ biết họ
đang ở đâu. Còn chúng tôi, những kẻ từ nơi xa đến? Thực sự có những khi
tôi cảm thấy chính chúng tôi đang làm phiền họ, tuy cũng xếp hàng, cũng
trật tự. Khách du lịch được đi hàng riêng, có guider dẫn đường, và trời
ơi... guider Trung Quốc ở đây nhiều vô kể. Người Trung Quốc ăn to nói
lớn, tiếng oang oang không cần loa. May thay, Damdul – anh chàng guider
người Tây Tạng của chúng tôi lại rất tế nhị...
Thử
hỏi trong không gian thiêng đến “rợp” người ấy, khi không lại bị nghe
những thứ tiếng chẳng đúng lúc - đúng nơi - đúng chỗ trong khi người Tây
Tạng chỉ phát ra những thanh âm duy nhất rì rầm là những tiếng niệm chú
“Om mani pade me hum” hoặc các loại chú khác liên quan đến Phật giáo mà
thôi.
Nến bằng bơ Yak
Người
Tây Tạng hầu như không mấy khi thắp hương dài hay hương vòng như ta mà
sử dụng bột trầm nhiều hơn. Tuy nhiên, có một lễ phẩm phổ biến nhất, đại
chúng nhất chính là bơ (làm từ bò Yak - một con vật đặc trưng của Tây
Tạng).
Có
nhiều dạng bơ: bơ lỏng và bơ đặc. Đa số người dân thường tự làm bơ và
cho vào phích nước giống phích nước Rạng Đông của dân Việt Nam
ta. Khi vào chùa, đền, họ thường cầm theo phích bơ để đổ thêm vào cốc
nến của nhà chùa giống như các cụ ta thường tâm niệm góp dầu thắp sáng
ban Tam Bảo. Vì thế, trong chùa Jokhang, bạn có thể thấy lung linh những
ngọn nến được làm từ bơ Yak.
Ngoài
ra, người Tây Tạng thường hay cúng thóc, gạo, không phải cúng hàng cân
hàng tạ, mà chỉ rải một dúm thóc, dúm gạo vào dưới chân nến hoặc chân
các stupa nhằm tỏ lòng tôn kính với đức Phật. Vừa đi vừa quay chuyển
luân, vừa niệm Phật, khi gặp các ban thờ, họ thường áp trán vào để tỏ
lòng tôn kính.
Ngẩng đầu lên, bạn sẽ thấy nhiều
Một
điểm khác biệt với các ngôi chùa ta vẫn hình dung như ở Việt Nam, Trung
Quốc hay Ấn Độ là chùa Tây Tạng cực kỳ chú trọng tới kiến trúc trần,
mái, và các hình họa xung quanh các gian thờ. Jokhang độc đáo hơn cả bởi
những chi tiết kiến trúc tinh xảo, mang đặc trưng của Kathmandu Valley
do các nghệ nhân Nepal thực hiện theo yêu cầu của công chúa Bhrkuti từ
thế kỷ thứ 7. Chính vì vậy, chớ nên bỏ qua việc ngắm các họa tiết trên
cao của Jokhang bởi đó là những bức tranh tường “mural painting” cực kỳ
hoành tráng và độc đáo với các sắc màu riêng của Tây Tạng nhằm diễn tả
lại đời sống của đức Phật với các điển tích kỳ bí, sâu sắc.
Lên
tầng hai, bạn sẽ thấy những tháp chuông bằng vàng cao vời vợi giữa bầu
trời xanh đầy mây trắng. Cung Potala thấp thoáng đằng xa cùng với những
dãy núi trải dài thoai thoải.
Còn
nếu nhìn xuống, sẽ là chợ Barkhor tấp nập. Khi đi ra cổng, bạn hãy nhìn
xuống sân chùa, ngay dưới chân bạn có một chữ “Vạn” biểu tượng của Phật
giáo được khắc bằng đá.
Nếu
không quan sát kỹ, bạn sẽ bỏ qua mất. Chưa hết, ra đến ngoài, nếu bạn
có thể, hãy đi một vòng kora đang rực rỡ ngoài kia (người ta gọi việc đi
diễu quanh tháp là kora). Điều gì sẽ đến? Đó lại là một bí ẩn khác chỉ
có bạn mới biết!
Bài: Codet, Ảnh: Hải Thanh (Theo Đẹp)