Hành hương về miền đất Phật


Tác giả: DJKN (Dzongsar Khyentse Rinpoche) - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
02/01/2012 13:45 (GMT+7)
Số lượt xem: 367074
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Thật quan trọng để nhớ rằng, trọng điểm của việc hành hương không chỉ là thăm viếng nơi vị thánh sinh ra, hay để nhìn chằm chằm vào nơi một sự kiện thiêng liêng ngoại lệ đã xảy ra. Chúng ta thực hiện việc hành hương để giúp chúng ta nhớ tất cả những giáo huấn của Đức Phật, những tinh hoa của những điều được thấy trong bốn tuyên bố mà Ngài đã dạy trước khi nhập niết bàn.


Trong khi nhiều tôn giáo truyền thống khuyến khích tín đồ lên đường hành hương, như Đức Phật Thích Ca là một bậc thầy vô thượng mà tất cả Phật tử hướng về quy y và những giáo huấn của Ngài chúng ta thực hành một cách tốt nhất để đi theo, đối với chúng ta những thánh địa thiêng liêng nhất  là những nơi Đức Phật đã giảng dạy và hành động vì lợi ích của chúng sinh.  Trong khi chúng ta nên ngưỡng vọng và thăm viếng những nơi này, một cách truyền thống bốn thánh tích được xem như quan trọng nhất là:

* Lâm tỳ ni, nơi Sĩ Đạt Ta sinh ra trong thế giới này như một người bình thường.

* Đạo Tràng Giác Ngộ, nơi Sĩ Đạt Ta trở nên giác ngộ.

* Lộc Uyển, nơi Ngài giảng dạy con đường đến giác ngộ, và

* Câu thi na, nơi Ngài nhập niết bàn.

Tuy thế, thật quan trọng để nhớ rằng, trọng điểm của việc hành hương không chỉ là thăm viếng nơi vị thánh sinh ra, hay để nhìn chằm chằm vào nơi một sự kiện thiêng liêng ngoại lệ đã xảy ra.  Chúng ta thực hiện việc hành hương để giúp chúng ta nhớ tất cả những giáo huấn của Đức Phật, những tinh hoa của những điều được thấy trong bốn tuyên bố mà Ngài đã dạy trước khi nhập niết bàn.  Như những hành giả Phật tử, hãy nhớ rằng Đức Phật không giống như có một cơn mộng tưởng về vị thầy của chúng ta, những gì chúng ta đang làm là đang nhớ lại mỗi một điều Ngài giảng dạy, bởi vì Đức Phật là giáo huấn, không chỉ là vị thầy.  Và điều này là tại sao nhiều quốc gia Phật Giáo truyền thống, như Thái Lan, Tây Tạng và Miến Điện đã đặt tên những tu viện như tên các thánh địa ở Ấn Độ, và ngay cả tạo dựng những phiên bản của chính họ về Đạo Tràng Giác Ngộ, cũng như nhiều đền chùa và những biểu tượng nổi tiếng.

 

1-  Sĩ Đạt Ta đã đến trái đất như một người bình thường.

Tuyên bố này bao hàm một trong những cốt lõi của giáo huấn về Phật tính và điều ấy ở trung tâm của triết lý Đại Thừa Phật Giáo.  Bằng việc nói rằng Sĩ Đạt Ta đã xuất hiện như một người bình thường, Đức Phật đã làm cho hoàn toàn rõ ràng rằng ngài không phải và không bao giờ là một Thượng đế ban sơ hay một đấng Tạo hóa toàn năng.  Có nhiều câu chuyện tiền thân trong Kinh Bản Sinh (Jatakamala) về việc một vị Phật tái sinh qua nhiều kiếp sống trong những loại chúng sinh khác nhau, như con rùa, con chim, hay con cá và qua những sự hóa thân này, Ngài đã khổ đau cùng những cảm xúc và rắc rối như chúng ta. Con người bình thường này sau đó đã chịu đựng những hình thức đủ loại của những sự rèn luyện liên hệ hầu hết những gian khó tâm linh và thân thể không thể tưởng tượng được, cho đến cuối cùng Ngài khám phá ra sự thật.

Trong tuyên bố thứ nhất, Đức Phật đang nói với chúng ta rằng mỗi người chắc chắn có cùng khả năng như Ngài để tỉnh thức và giác ngộ, và tất cả chúng ta phải hành động một cách chính xác như Ngài là áp dụng con đường đúng đắn.  Mỗi  một chúng sinh có Phật tính và vì thế có thể trở nên giác ngộ; cho nên, mặc dù chúng ta một cách tuyệt đối được làm cho nhận thấy sự si mê và ngu tối của chính mình, và thường thất vọng với những thứ kinh khủng và lố lăng mà chúng ta làm có thể diễn tả như 'những hành vi tiêu cực', nhưng bất chấp những nhiễm ô của chúng ta sâu dày như thế nào, thì chúng cũng có thể được tiêu trừ.

Đức Phật đang chỉ bảo một điểm nữa ở đây mà có thể thậm chí nổi bật hơn rất nhiều.  Một chúng sinh giác ngộ hiện thân của tất những phẩm chất cao quý của giác ngộ, kể cả toàn tri, toàn giác, toàn triệt và năng lực vô hạn.  Điều này làm cho nó thật rõ ràng rằng không ai chúng trong chúng ta giác ngộ, bởi vì nếu chúng ta không thể nhớ những gì chúng ta đã ăn hôm qua, chúng ta không thể là toàn tri; và như chúng ta xử trí một cách bất thường để giải quyết ngay cả một trong nhiều rắc rối của chúng ta, chắc chắn chúng ta không toàn năng; không đề cập đến sự bất lực cuối cùng của chúng ta để đối phó với dòng suối bất tận của sân giận, ghen tỵ, và tự hào mà chúng ta liên tục phát sinh.  Vấn nạn là việc nhận ra thực tế này có thể làm cho khả năng của giác ngộ dường như xa vời, và nhiều người trong chúng ta tự hỏi mình rằng, "Đất trời ơi làm sao tôi có thể thành một vị Phật?"  Nó đơn giản là quá xa vời để mà quán chiếu, một sứ mạng hoàn toàn không thể hiện thực!  Xét cho cùng, chúng ta là bất thiện từ vô lượng kiếp; và chúng ta ô nhiễm, trần tục, 'tội lỗi' và quá tầm thường, chẳng bao giờ trở thành một vị Phật.  Nhưng theo Đức Thế Tôn, ai, cùng với nhiều phẩm chất  khác, thật sự là toàn năng và toàn tri, mọi thứ đã kềm giữ chúng ta tầm thường là có thể tiêu trừ được.  Đây là tinh hoa của lời tuyên bố thứ nhất của Ngài:  Sĩ Đạt Ta là một con người với cùng tất cả những rắc rối và chướng ngại như chúng ta có, nhưng Ngài đã biết xử trí để tiêu trừ tất cả chúng và đã hoàn thành vì thế đã trở thành bất cứ điều gì đấy chứ không là tầm thường.

2- Sĩ Đạt Ta đã đạt đến giác ngộ

Ở đây Đức Phật đang nói với chúng ta rằng bất cứ người nào với toàn giác là có thể đạt được, và mọi nhiễm ô mà chúng ta có là có thể tiêu trừ.  Nếu mục tiêu giác ngộ là không thể đạt được và nhiễm ô là không thể tiêu trừ, thì con đường chúng ta đang cố gắng và theo đuổi tự nó là lừa dối và hoàn toàn vô nghĩa.

Hãy tượng tượng, muốn lấy dầu từ một đống hạt mè.  Chúng ta biết có dầu trong hạt và điều này là lý do cho việc cố gắng trích dầu.  Đặt nó vào trong một cung cách khác, thực tế rằng hạt chứa dầu là lý do cho việc lo lắng để áp dụng phương pháp trích dầu.  Nếu không có dầu trong hạt, nổ lực cố gắng để trích dầu sẽ là một việc hoàn toàn lãng phí năng lượng.  Trong thí dụ này, hạt mè là một sự so sánh cho những người tầm cầu tâm linh, và dầu so sánh cho những  phẩm chất của Đức Phật.  Nơi nào có hạt mè, nơi ấy có dầu, và trong cùng cách ấy nếu chúng ta là chúng sinh, chúng ta cũng có những phẩm chất giác ngộ của một vị Phật.  Đấy là điều mà lời tuyên bố của Đức Phật rằng tự Ngài xử trí việc tiêu trừ tất cả mọi nhiễm ô của Ngài và đạt đến giác ngộ là rất trọng yếu.

Khi chúng ta nhìn vào một hạt mè, chúng ta không thể thấy dầu mà nó chứa đựng, nhưng chúng ta chắc chắn rằng đưa vào những hoàn cảnh thích đáng thì dầu sẽ nổi lên.  Đây là cái nhìn đúng và nó sẽ không làm cho chúng ta thất vọng.  Trái lại, đập một viên đá ra và tin tưởng rằng cuối cùng chúng ta sẽ trích được dầu ra chỉ có kết quả là thất vọng.

Việc làm của chúng ta là phát triển sự tin tưởng chắc chắn là trong thực tế bản chất chân thật của chúng ta có cùng tiểm năng một cách chính xác như Đức Phật, và rằng tất cả những gì chúng ta cần thực hiện để  làm cho hoàn thiện tiềm năng ấy là đi theo tấm gương của Sĩ Đạt Ta và áp dụng những phương pháp đúng.

3-  Đức Phật giảng dạy

Tuy nhiên chúng ta có thể tự xem chúng ta là kém cõi, bây giờ tất cả chúng ta biết rằng chúng ta có khả năng tiềm tàng để trở thành một vị Phật.  Chúng ta cũng biết rằng một vị Hoàng tử Ấn Độ là Sĩ Đạt Ta, người cũng chỉ như chúng ta,  đã phát  triển hoàn toàn khả năng ấy, và bằng việc làm như thế cũng chứng tỏ rằng có thể khám phá ra Phật tính của chúng ta.  Nếu không có con đường đến giải thoát, nếu Đức Phật Thích Ca đã là một người và là một người duy nhất tử trước đến nay đạt đến giác ngộ, thì chắc chắn rằng không có hy vọng gì cho tất cả chúng ta và hai lời tuyên bố đầu tiên của Ngài sẽ không có ý nghĩa gì hơn là một thái độ rỗng tuếch.  Nhưng Đức Thế Tôn, trong lòng từ bi vô hạn của Ngài, đã dạy con đường để giải thoát, là điều ban cho tất cả những ai hâm mộ trong việc đạt đến giác ngộ sự lựa chọn một trong vô số phương pháp để thành đạt.  Đức Phật chưa bao giờ độc đoán về những giáo huấn của Ngài, mặc dù thế; ngài chưa bao giờ cố gắng để ép buộc bất cứ ai hành động như ngài đề xướng.  Thay vì thế, Ngài luôn luôn đề nghị rằng chúng ta phải phân tích mọi thứ mà Ngài giảng dạy để tự chứng minh cho chính chúng ta  để chúng ta thấy nó là hữu ích cho chúng ta hay không; và nếu nó không hợp lý, chúng ta thậm chí không nên thử.

4- Đức Phật nhập niết bàn

Lời tuyên bố của Đức Phật nói với chúng ta rằng với việc đạt đến giác ngộ  ngài đã không trở thành một đấng cứu độ bất tử, người sẽ sống thường trụ như một bổn tôn, thần thánh, thượng đế hiện hữu thật sự, hay một ngày nào đấy Ngài sẽ trở lại phán xét chúng ta.  Ngài cũng không trở thành một đấng thiêng liêng có thể hài lòng với những đèn hương mà chúng ta dâng cúng.  Một Đức Phật không thể bị mua chuộc; dù cho bợ đở bao nhiêu cũng không ảnh hưởng đến sự phán xét của Ngài; lòng từ bi của Ngài không biểu hiện trong hình thức của các phần thưởng ban cho hay những sự trừng phạt đưa đến; và Ngài cũng sẽ không bao giờ bị tiêu diệt.  Mặc dù nói một cách nghiêm túc Ngài không 'bất diệt' trong thế giới giác quan, cũng không phải Ngài không còn tồn tại nữa. Để trở thành một vị Phật và đạt đến niết bàn là vượt khỏi thời gian, không gian và mọi thứ, kể cả khái niệm 'Phật'.  Biểu tượng Đức Phật với làn da vàng kim chúng ta nhìn đến, người hiện thân với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp, chân không, cầm bình bát và giáo hóa đệ tử của Ngài, là một biểu hiện tương đối.  Một khi Đức Thế Tôn nhập niết bàn, Ngài vượt khỏi mọi khái niệm, giới tính, thời gian và không gian và bây giờ trở thành 'Đức Phật tuyệt đối.'

Khi chúng ta viếng từ động tâm, hãy cố gắng nhớ lại bốn lời tuyên bố của Đức Phật.

Lâm tì ni

 Nhiều thánh tích ở trong những vùng kém phát triển, vì thế hãy cảnh giác, những điều kiện sinh sống sẽ không thể so sánh với những nơi được cung ứng trong sự xa hoa như ở vùng núi Alps của Pháp Quốc.  Khi chúng ta đến Lâm tì ni ở Nepal ngày nay, hãy nhớ rằng đây là nơi mà Sĩ Đạt Ta đã sinh ra, nơi mà Ngài tự thấy bị bao vây bởi những khổ đau kinh khiếp của sinh, già, bệnh, chết.  Trong những cách nào đó, không phải sự sinh ra thân thể của Ngài là điều quan trọng chính cho người hành hương Phật tử, mà là ở Lâm tì ni, sự viễn ly chân thành đã sinh ra trong tâm thức của Sĩ Đạt Ta.  Như một kết quả, Ngài đã từ bỏ đời sống cũ của Ngài một cách hoàn toàn, lìa bỏ lại phía sau Ngài tất cả cung điện, tất cả sự giàu sang phú quý và toàn bộ gia đình của Ngài, kể cả vợ đẹp và con thơ, là điều mà một số người cho là kỳ quặc và khiếp nhược.  Mặc dù thế, những ai tầm cầu chân lý, có thể đánh giá tầm quan trọng chân thật của sự can trường  ấy, và sự can trường ấy, vô úy ấy, táo bạo ấy đã sinh ra ở Lâm tì ni.

Nếu hành trình dài của chúng ta đến Nepal đã được thúc đẩy bởi những nguyện vọng tâm linh, hãy chụp một vài tấm hình và cho thấy một sự thích thú của phàm nhân trên những vết tích của thánh nhân và rồi những tấm hình ấy sẽ không làm cho chúng ta toại nguyện.  Thay vì thế, hãy dùng hầu hết cơ hội này để loại bỏ những phiền não nhiễm ô của chúng ta cùng hổ trợ cho việc tích lũy phước đức và tuệ trí.

Không có một sự thực tập đặc biệt nào phải luôn luôn và chỉ được thực hiện tại Lâm tì ni, nhưng như một người đi theo Đức Phật, điều tốt nhất là thi đua với Ngài một cách tối đa như có thể.  Thiết tha để học hỏi để đánh giá đúng sinh, già, bệnh, chết giống như Ngài đã làm, và để kêu gọi lòng can đảm để hành động bất cứ điều gì có thể đạt được để vượt khỏi sinh và tử.  Một ý nghĩa sâu sắc của viễn ly khỏi đời sống luân hồi là chìa khóa của con đường tâm linh, vì thế trau dồi một nguyện ước thành tâm để sự viễn ly lớn mạnh trong chúng ta để nhờ thế chúng ta sẽ không bị dính chặc với thế giới luân hồi này mãi mãi.  Sự tái sinh lần cuối cùng của Đức Phật như một người bình thường là hoàng tử Sĩ Đạt Ta; khao khát làm cho kiếp sống hiện tại của chúng ta là kiếp sống cuối cùng, vì thế chúng ta sẽ không còn phải chịu đựng vòng xoay luân hồi bất tận nữa, như một con ong trong chai.  Và hãy luôn luôn nhớ rằng những người như chúng ta có Phật tính, bất chấp chúng ta có thể hiện hữu tầm thường như thế nào đi nữa.

Đạo Tràng Giác Ngộ

 Đạo Tràng Giác Ngộ, một địa điểm không gì hơn là những ngôi nhà lụp xụp và hầu hết khách viếng thăm bị sốc và choáng bởi bụi bậm, dơ bẫn, và những người ăn xin và sự nghèo đói  - mặc dù (kém may mắn thay) tình trạng này đang được cải thiện một cách chậm chạp.  Những gì mà nhiều người trải nghiệm một khi người ta bỏ lại sự bực bội và tiến vào vòng trong là không khí được tạo nên bởi Đại Tháp Giác Ngộ đầy năng lực giống như chúng ta rơi vào sự xuất thần.  Ở đây chúng ta thấy Kim Cương Tòa, nơi mà sau nhiều năm tìm kiếm chân lý và sáu năm hành hạ thân xác bên bờ sông Ni Liên Thiền[1], Sĩ Đạt Ta cuối cùng đã khám phá ra con đường Trung Đạo và đạt đến giác ngộ dưới cây Bồ Đề[2].

Cây Bồ Đề mà dưới đấy Sĩ Đạt Ta trải tọa cụ thật sự đã bị đốn hạ hàng thế kỷ trước, nhưng một hạt giống được đem đến Tích Lan và một cây Bồ Đề được truyền lại và vì thế sau này trái của nó có thể trở lại Ấn Độ (có nhiều câu chuyện kỳ diệu về việc hạt giống này được thu hoạch) và được trồng chính xác nơi cây Bồ Đề nguyên thủy.  Cây Bồ Đề quan trọng đối với người Phật tử bởi vì nó là biểu tượng của giác ngộ.  Mặc dù có vô số cây cối, hang động, và đền đài ở trong khu vực, nhưng chính là dưới cội cây Bồ Đề mà Sĩ Đạt Ta đã chọn để ngồi, và cũng chính là ở đấy mà Ngài đã đập nát những phiền não cuối cùng của Ngài để đạt đến giác  ngộ và trở nên một bậc thoát khỏi Ba Cõi[3].  Như được tin rằng một nghìn vị Phật của kỷ nguyên may mắn này (hiện tại hiền kiếp) sẽ đạt đến giác ngộ ngay cùng vị trí này.  Toàn bộ điều này có nghĩa là biểu lộ sự tôn kính với cây Bồ Đề không giống bất cứ điều gì với sự tôn thờ tâm linh cây cối của một pháp sư 'shaman[4]' mà đúng hơn là việc nhìn nhận sự kiện kỳ diệu đã xảy ra bên dưới tàng cây của nó.

Đạo tràng Giác Ngộ không chỉ đặc biệt bởi vì đấy là nơi mà tất cả chư Phật sẽ đạt đến giác ngộ, theo Mật tông tantra, mọi nơi trên thế giới này và tất cả những hiện tượng tồn tại bên ngoài chính chúng ta có một sự hiện hữu tương ứng với thân thể chúng ta[5].  Những hành giả và những nhà du già (yogi) trong sự thực hành của họ, có thể viếng những thánh địa để khai thông những luân xa và mạch khí trong thân thể của họ, và trong cách này thực hiện một tiến trình trên con đường giác ngộ.  Những ai mà sự thực tập của họ không quá cao sâu có thể tối thiểu thăm viếng những sự quán chiếu bên ngoài những thánh địa bên trong này, trái tim của điều thường được xem là Đạo Tràng Giác Ngộ.

Kém may mắn thay, những con người cổ xưa sống trong vùng đất hiện nay gọi là Ấn Độ  học hỏi bằng trái tim rất cao độ, thế nên họ sinh ra không nghĩ đến việc gìn giữ bất cứ sự ghi chép nào.  Hậu quả ngày nay lịch sử bức tượng trung tâm của  Đức Thế Tôn trong Đại Tháp Giác Ngộ là không chắc chắn, mặc dù có một số những phiên bản của những câu chuyện về người làm nên bức tượng và hiến  cúng cho chùa tiếp tục lưu truyền.

Một trong những câu chuyện nói về một bà lão, người đã gặp Đức Phật Thích Ca khi bà còn rất trẻ.  Con trai bà, là một thương gia rất thành công, đã hỏi rằng điều gì có thể làm cho bà vui khi cậu mang về trong chuyến buôn bán  tới.  "Một pho tượng của Đức Thế Tôn thật giống Ngài," bà trả lời ngay lập tức.  "Mẹ nhớ Ngài."  Và thế là con trai bà đã yêu cầu một trong những nghệ nhân nổi tiếng  nhân của Ấn Độ, Vishwa Karma, tạc một bức tượng của Đức Phật.  Vishwa Karma được truyền cảm hứng rất nhiều với nhiệm vụ của mình và ông ta đã kết thúc bằng việc tạc ra ba pho tượng, từ đó đứa con trai chọn một tượng mà bây giờ được tôn trí trong Đại Tháp Giác Ngộ.  Huyền thoại nói rằng khi bà lão thấy bức tượng lần đầu tiên, mẹ cậu ta đã la lên trong sự kinh ngạc, "Không có vầng hào quang và Ngài không thể nói, nhưng ngoài việc ấy ra không có gì khác biệt giữa bức tượng và Đức Thế Tôn !"

Một trong những bức tượng ấy, tượng Đức Phật, vào lúc mười hai tuổi, được dâng hiến như một tặng phẩm cho một hoàng đế Trung Hoa, người sau này đã bao gồm pho tượng ấy trong của hồi môn cho con gái ông ta, Văn Thành Công Chúa[6], khi cô kết hôn với Quốc Vương Tây Tạng.  Đây là bức tượng của Jowo Rinpoche mà Ben của vùng Kongpo nói đến và có thể được chiêm ngưỡng tại chùa Jokhang (Đại Chiêu Tự) ở thủ đô Lhasa.

Đại Tháp Giác Ngộ tôn trí vài bức tượng khác cực kỳ hảo tướng và thiêng liêng, thí dụ Văn Thù Sư Lợi và Quán Thế Âm, với các ngài, như đã được nói, những hành giả vĩ đại qua nhiều thời đại  đã từng dấn thân trong những cuộc đàm luận sâu sắc.

Dành hầu hết thời gian của chúng ta tại thánh địa này, thiền tập dưới gốc cây Bồ Đề; tuy nhiên tóm tắt sự thực tập của chúng ta, đấy là nó sẽ giúp chúng ta tạo nên trong tâm thức mình thói quen tịnh hóa nhiễm ô và tích tập tuệ trí cùng công đức.   Luôn luôn cố gắng nhớ đến Phật, Pháp, Tăng, và làm sâu sắc thêm sự hiện diện của tam bảo trong tâm thức chúng ta bằng việc trì tụng những lời nguyện cầu, ca tụng, kinh điển, và bằng việc dâng cúng bất cứ những gì chúng ta có thể cung ứng.Trong khi nguyện vọng hay phát nguyện là điều quan trọng cực độ cho những người mới bắt đầu, hơn là thực hiện những lời nguyện ước trần tục cho sức khỏe và tài sản phong phú, thay vì thế hãy làm cho sự tập trung chính của chúng ta với nguyện ước cuối cùng chúng ta sẽ ngồi một cách chính xác ngay trên vị trí dưới gốc Bồ Đề như Sĩ Đạt Ta, và đạt đến những gì ngài đã thành tựu.  Thật cũng quan trọng để nhớ rằng bất chấp tư tưởng và cảm xúc của chúng ta là nhiều bao nhiêu hay hoang dã như thế nào, tất cả những nhiễm ô như thế là có thể tiêu trừ.

Đỉnh Linh Thứu và di tích Đại học Na Lan Đà không xa Đạo Tràng Giác Ngộ, và nếu có thể chúng ta nên cố gắng để thăm viếng những nơi này.  Đối với hành giả Đại thừa, Đỉnh Linh Thứu là nổi bật đặc biệt khi nó là nơi cuộc khoa học cách mạng mà bây giờ chúng ta biết như Bát Nhã Ba La Mật Đa được thuyết giảng, là điều không chỉ xoa dịu những  nổi băn khoăn của vô lượng chúng sinh, mà cũng thật sự giải thoát rất nhiều người.

Buồn thay, chỉ còn tàn tích của Đại học Na Lan Đà tồn tại.  Đây là một trong những trung tâm giáo dục đầu tiên trong Kỷ Nguyên Hiện Tại, cũng như một trong những nơi vĩ đại, và cực kỳ nổi bật để hành hương của những học nhân Đại thừa.  Phần lớn những giáo huấn của Đạo Phật vẫn được nghiên cứu và thực tập tại Đại Hàn, Nhật Bản, Trung Hoa và Tây Tạng, vốn là những ghi chép nguyên bản vội vàng trên những mãnh giấy thô sơ, hay trên lá bối bởi những giáo viên và sinh viên từ đại học này.  Cùng cách như vậy, Đại học Cambridge của Anh Quốc và Columbia của Hoa Kỳ có thể hảnh diện với vô số sinh viên nổi tiếng, từ những nhà khoa học và văn sĩ đến những tổng thống và các thương gia giàu có, Na Lan Đà cũng đã sản sinh ra một số lớn những nhà thông tuệ tâm linh phi thường như Naropa, Long Thọ và Tịch Thiên - vị đạo sư, học giả, bồ tát vĩ đại của Ấn Độ  người đã nổi tiếng vì đã viết  nên tác phẩm Lối Sống Bồ Tát (Bodhicharyavatara), một hướng dẫn cổ điển đến Con Đường Đại Thừa - và, những sự cống hiến của ngài ấy đến hạnh phúc của hàng triệu người khắp thế giới là vô song.

Lộc Uyển

 Đã có một thời khi Varanasi là một thành phố quốc tế nổi tiếng, và thậm chí ngày  nay Benares, như Varanasi như được biết ngày nay, được quan tâm cao độ về những trung tâm học tập lớn của nó.  Sarnath, cũng được biết là Lộc Uyển hay Vườn Nai, rất gần Varanasi là quan trọng bởi vì đấy là nơi mà Đức Phật lần đầu tiên giảng dạy về những gì Ngài đã khám phá ra ở dưới cội cây Bồ đề.

Những gì Đức Phật đã dạy chúng ta ở Varanasi là chúng ta không biết khổ đau thật sự là gì.  Mọi thứ chúng ta nghĩ sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc hoặc là bấp bênh trên bờ vực của khổ đau hay nguyên nhân của khổ đau tức thời.  Tương đối dễ dàng nhận ra những khổ đau rõ ràng của thế giới này, nhưng thật khó khăn để nhận thức điều gọi là 'thời gian tốt đẹp' mà một số người có trong cõi luân hồi là thật sự khổ đau hay đưa đến đau khổ.  Đức Phật chỉ ra rằng, ngược lại với niềm tin thông thường, đau khổ không phải rơi trên chúng ta từ một nguồn gốc ngoại tại mà là một sản phẩm của những đáp ứng cảm xúc của chính chúng ta.  Ngài làm rõ rằng chúng ta đau khổ nhiều như thế nào và thực tế khổ đau và nguyên nhân của nó có thể cảm nhận đối với chúng ta thật sự như thế nào, trong thực tế nó là một vọng tưởng và không tồn tại một cách cố hữu,  hay nó không có tự tính.  Chân lý này, Đức Phật nói với chúng ta, là điều gì đấy mà chúng ta có thể nhận ra một cách trọn vẹn cho chính chúng ta và gì nữa , là Ngài đã chỉ cho chúng ta bằng việc vạch ra một con đường cho chúng ta đi theo như thế nào.

Theo Đại Thừa, Đức Phật đã không chỉ dạy cho chúng ta về Bốn Chân Lý Cao Quý ở Lộc Uyển, nhưng cũng là vô số giáo huấn khác.  Vậy thì, trong khi chúng ta ở Lộc Uyển hãy nhớ rằng đây là nơi mà Đức Phật đã thực hiện một con đường  cho những người như quý vị và tôi có thể áp dụng được.  Và trong khi ở Lộc Uyển, bằng việc nhớ lại những ngôn từ của Đức Phật - thí dụ, chân lý về khổ đau - chúng ta sẽ thực hiện một sự nối kết với giáo huấn cũng như với nơi chốn chúng được giảng dạy.

Tôn kính Tam bảo luôn luôn là một sự thực tập tốt đẹp để thực tập ở các thánh địa,  và tôn kính đến giáo huấn ở Lộc Uyển là đầy năng lực một cách đặc biệt.  Để tỏ lòng tôn kính đến giáo huấn tất cả những gì chúng ta phải làm là nhớ lại chúng.  Dĩ nhiên, chúng ta không thể nghĩ về tất cả những giáo huấn vào một lúc bởi vì chúng là vô số, vì thể chỉ nghĩ về một trong những giáo huấn, thí dụ thế, "Tất cả những hiện tượng duyên khởi là vô thường", và quán chiếu về ý nghĩa của nó trong một lúc.  Trong cùng cách rằng bơi lội trong một cái vịnh nhỏ bé hay dọc theo bờ biển được xem như bơi lội trong đại dương, chỉ nghĩ về một giáo huấn của Đức Phật cũng tính như nhớ đến giáo huấn.  Nếu thích chúng ta có thể cũng đọc kinh luận và lịch sử các Đức Phật và Bồ tát, tất cả những gì cần thiết chứa trong Pháp bảo.  Một cách căn bản, hãy cố gắng nhớ và cảm kích rằng con đường có năng lực để chuyển hóa luân hồi và tiêu trừ tất cả những nhiễm ô của chúng ta là thực sự hiện hữu.

Câu thi na

 Câu thi na là nơi Đức Phật nhập niết bàn, và được nói là nơi Ngài qua đời và thân thể Ngài được hỏa táng.  Nhập niết bàn, trong tất cả những lời dạy của Đức Phật, là một điều làm nên sự tác động nhất trong tâm thức chúng ta, khi nó vượt khỏi tất cả những khái niệm của chúng ta về sinh, già, bệnh, chết, thời gian, tăng, giảm, luân hồi và niết bàn.  Những ai trong chúng ta chưa tỉnh thức thật sự hay thực chứng về bản chất chân thật của chúng ta vẫn bị ràng buộc với thời gian, không gian, số lượng và tốc độ, không giống như những ai đã nhập  niết bàn và không thể bị ràng buộc bởi bất cứ hiện tượng nhị nguyên nào.

Một cách căn bản, mục tiêu trong việc theo đuổi con đường tâm linh của chúng ta là để trải nghiệm thể trạng tỉnh thức một cách hoàn toàn tự do khỏi si mê, không bao giờ rơi trở lại khuôn khổ luân hồi của tâm thức.  Bất hạnh thay, đấy là một thể trạng cực kỳ khó khăn để diễn tả bằng ngôn ngữ, và cũng không thể nắm bắt một cách trí năng phạm vi dầy đủ của nó.   Tuy nhiên, bằng việc đặt mình trong việc thực tập những hướng dẫn của Đức Phật về vấn đề tỉnh thức như thế nào, chúng ta phát triển sự vững vàng trong kinh nghiệm của chúng ta về thể trạng tỉnh giác của tâm thức hoàn toàn vượt khỏi nhị nguyên, mặc dù chúng ta không thể diễn tả kinh nghiệm của chúng ta cho người khác.    Giống như việc cố gắng để giải thích cho ai đấy chưa bao giờ ăn muối biết vị của nó như thế nào; tất cả chúng ta có thể làm là nêu tên những thứ thực phẩm khác có thể người ấy quen thuộc và nói, "Nó hơi giống như thế ấy".  Khi chúng ta cuối cùng có thể  nhận ra, thân chứng tính đơn giản của thể trạng ấy, một lòng từ bi vô hạn cho những người vẫn còn mê ngủ sâu dày trong khổ đau của ác mộng thế gian luân hồi sẽ phát sinh trong tâm thức chúng ta.

Mặc dù chúng ta không thể xử trí một cách hoàn toàn để đạt đến thể trạng tỉnh  thức bây giờ, một ý nghĩ thoáng hiện là cực kỳ đáng khích lệ cho  những hành giả tâm linh nghiêm túc và giúp để làm gia tăng sự vững vàng trên con đường tu tập.  Những kinh nghiệm đưa chúng ta vượt khỏi cuộc sống bình thường có thể cổ vũ một cách đặc biệt, nhất là khi con đường tâm linh thì dài lâu, mạo hiểm, cùng trĩu nặng với nghi ngờ và chán nản.  Một thoáng hiện về bản chất chân thật của thực tại có năng lực làm nên một dấu vết sâu đậm thường hiện hữu trong dòng suối tâm thức luân hồi của chúng ta; tối thiểu nó sẽ phục vụ như một món khai vị cho sự kiện chính yếu.  Một khi chúng ta đã làm nên dấu vết đầu tiên ấy, chúng ta sẽ có thể giáng thêm những tổn hại nghiêm trọng hơn trên cơ cấu của kiếp sống luân hổi của chúng ta, và tuy những dấu vết cùng các vết nứt có thể là nhỏ bé, nhưng chúng chính xác là kết quả của những hành giả thiện nghệ đang tìm kiếm.

Hãy tưởng tượng chúng ta đang cắm trại gần một chiếc hồ xinh đẹp dưới một dòng sông băng.  Chúng ta lặn vào trong hồ với nhiệt tâm lớn và bơi lội một cách khỏe khoắn xa bờ.  Đột nhiên, chúng ta trở nên tỉnh thức về việc nước  lạnh giá như thế nào và tay chân chúng ta cảm thấy tê cóng như thế nào.  Chúng ta dừng bơi và cố gắng để tìm phương hướng, nhưng chúng ta hoàn toàn không thể thấy bến bờ.  Chân chúng ta bị tê cơ, tay chúng ta bị cứng quánh và băng giá.  Từng giây trôi quan như hàng giờ khi chúng ta vơ vẩn với ý nghĩ rằng chúng ta hoặc là sẽ bị lạnh giá đến chết hay bị chìm xuống hồ.

Ngay khi chúng ta chấp nhận rằng chết là không thể tránh khỏi, một người đánh cá địa phương chèo tới, lôi chúng ta ra khỏi làn nước và đưa chúng ta vào đất liền, nơi khăn ấm và chén súp nóng đang chờ chúng ta.  Trong thời gian để chúng ta bình phục, mọi thứ chung quanh chúng ta gần như mất cả - gia đình, nhà cửa, bạn bè - đối với chúng ta có những ý nghĩa sâu xa hơn bao giờ hết trong cuộc đời chúng ta, và chúng ta trở nên tỉnh thức một cách sâu sắc rằng bất chấp chúng ta sở hữu bao nhiêu, cái chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào và không chấp nhận những sự mua chuộc.  Mặc dù, một cách buồn thay, những cơn sốc lại qua đi tương đối nhanh chóng và chúng ta chẳng bao lâu lại thấy mình bị cám dỗ, một lần nữa, bằng những hứa hẹn hạnh phúc trong thế giới vật chất.

Mục tiêu của tất cả những sự thực  hành Đạo Phật là để nắm bắt một thoáng hiện về thể trạng tỉnh thức trong tâm thức.  Thực hiện hành hương, đẩm mình trong không khí thiêng liêng của những thánh địa và trộn lẫn với những người hành hương khác là những cách đơn giản khác nhau của việc cố gắng để đạt đến cái thoáng hiện ấy.  Trong khi ở tại Câu thi na, chúng ta có thể thực hiện tất cả những sự thực tập mà chúng ta đã làm ở những thánh tích khác, có lẻ nổi bật nhất để thực hiện ở đây là quán chiếu tuyên bố của Đức Phật về tính vô thường, và nếu chúng ta biết như thế nào, hãy thiền quán về những giáo lý không cực đoan hay tính không.

Hành hương đến Ấn Độ

Du lịch đến Ấn Độ với chính mình tự nó là một trải nghiệm hành hương.  Người Tây Tạng liên hệ đến Ấn Độ 'Vùng đất của Đấng Siêu Phàm', và tôi nghĩ có thể chắc chắn để nói rằng Ấn Độ thật sự và tiếp tục là như thế, thiên hướng tâm linh nhất của tất cả các xứ sở trên thế giới.  Trên bề mặt, Ấn Độ hiện diện như hổn độn, và đối với một tâm thức hiện đại, là phi lý.  Nói một cách thực tế, Ấn Độ liên tục bị quấy rầy bởi những cuộc đình công và sự thiếu khả năng, cũng như những phẩm chất khác của một 'quốc gia thế giới thứ ba' làm cho thế giới phát triển cười lớn.  Đối với họ, thiếu khả năng là kết quả của lười biếng, ngu ngơ, và thiếu ý thức thực tiển và trên tất cả, tinh thần cạnh tranh.  Từ một quan điểm tâm linh hơn, mặc dù, phân, nền văn hóa chấp nhận rằng những con bò phải được lang thang tự do, và chuột cống mập béo lên trong những nhà hàng trang trọng không nhất thiết là một sản phẩm của sự 'thiếu khả năng' bị nhận định bởi những thương gia hiện đại.

Tất cả những con đường tâm linh, đặc biệt những ai xuất phát từ phương Đông, nơi nhấn mạnh xa hơn trong kiếp sống tới hơn là đời này - xem cuộc sống này là quan trọng, đã chẳng bao giờ ở trên chương trình của những hành giả tâm linh.  Nếu một triết lý, một  con đường tâm linh hay tôn giáo không thể phát triển tuệ trí của những người tầm cầu tâm  linh bằng việc hổ trợ họ thấu hiểu nhị nguyên và vọng tưởng, nên tối thiểu chọc thủng nhận thức thông tục rằng mọi thứ chúng ta thấy và chạm đến và những thứ hiện tướng là cứng nhắc, là thật sự tồn tại và hợp lý.  Cũng nên vạch trần tất cả những ý tưởng rằng: tất cả những hành vi liên hệ chung quanh lợi lộc và mất mát; tiền bạc là một thượng đế; và có một tài khoản ngân hàng thặng dư  giảu có và nhiều thứ quý giá là tất cả và cốt lõi tất cả của cuộc sống - là điều mà nhiều quốc gia Á châu dạy cho con cháu của họ.

Mặc dù Ấn Độ được xem như là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất từ quan điểm kinh tế và kỷ thuật, chúng ta không bao giờ được quên rằng Ấn Độ cũng sản xuất một trong những chuyên gia vĩ đại chưa từng có của thế giới về tính bất nhị, và những vết tích của loại ảnh hưởng tâm linh lịch sử vẫn rành rành.  Ấn Độ là một xứ sở mà những người con gái và con trai của nó đã khám phá và phát triển những hệ thống thực tập, nghi lễ, nghi thức ngoại hạng về đạo đức, tâm linh; Ấn Độ cũng là nơi sản sinh những khái niệm  như 'tính không' và duyên sinh', và trong hàng nghìn năm đã yêu mến tri thức rằng tất cả những hiện tượng là một vọng tưởng.  Từ một quan điểm tâm linh, ngay cả vương quốc mà Hoàng tử Sĩ Đạt Ta đã sinh ra để cai trị cũng là một vọng tưởng.  Nhận ra chân lý này, Sĩ Đạt Ta, giống như nhiều hoàng tử đồng liêu đương thời, đã rời khỏi cung điện, bỏ lại tất cả những mối quan hệ cá nhân phía sau Ngài, và hoàn toàn nhổ tận gốc rể khỏi không gian thoải mái quen thuộc mà Ngài đã được sinh ra nhằm để tầm cầu chân lý.

Với những ai đã quen với những con đường sạch sẽ không một vết bẩn cho xe cộ, hình ảnh một con bò lang thang giữa một xa lộ quốc gia của Ấn Độ có thể quấy rầy.  Mặc dù thế, đối với nhiều người Ấn Độ, con bò là biểu tượng của Thượng đế, con bò nhắc họ về thượng đế, và đối với một số người, con bò thật sự là thượng đế.  Trong khi hàng triệu người Ân Độ không đủ ăn, những con bò đi nhẹ nhàng thong thả nơi nào chúng thích, ngay cả trong những hàng quán để thưởng thức máy điều hòa không khí hay ngủ một giấc, tin chắc rằng chúng sẽ không bị giết và bị ăn hay cũng không bị xua đuổi đi nơi khác; kh chúng đi một cách nhàn nhả xuống những con đường chính bất cứ chiếc xe nào chúng gặp, dĩ nhiên thông thường , chỉ đơn giản lái xe vòng quanh chúng.  Bầu trời luôn luôn đầy chim chóc không ai thậm chí nghĩ về việc bắn và nướng chúng, tuy thế những người Ấn Độ nghèo có thể.  Đây là điều gì đấy về Ấn Độ đã luôn luôn kỳ lạ đối với tôi, và tôi tin đấy là một dấu hiệu Ấn Độ vẫn giữ gìn nền văn hóa lịch sử bao dung và nổ lực để sống bởi những giá trị tâm linh - mặc dù Ấn Độ chắc chắn là một trong những quốc gia cuối cùng duy trì những việc như thế.  Hầu hết những quốc gia khác đã từ bỏ nổ lực ấy lâu rồi.

Có những phần của Ấn Độ nơi mà thường thì việc tìm kiếm những nhà hàng không chay lạt là cực kỳ mõng manh, không phải bởi vì những người Ấn Độ cuồng nhiệt về sức khỏe, hay bởi vì rau cải rẻ hơn thịt, nhưng bởi vì họ thừa hưởng sự thực tập về bất bạo động (ahimsa) và do thế không giết hại súc vật.  Trong thực tế, nhiều quốc gia tiếp nhận chủ nghĩa chay lạt và tránh giết hại những sinh linh khác, thu nhập những giáo huấn và nhận thức nền tảng của những sự thực tập này từ Ấn Độ.

Rõ ràng rất ấn tượng đối với hầu hết những người hiện đại nghe rằng Hoàng tử Sĩ Đạt Ta từ bỏ vương quốc của Ngài và tự tu  hành qua nhiều năm khổ hạnh trước khi trở thành một vị Phật; những gì nhiều người không nhận ra là Ngài đã không cô độc.  Nhiều và rất nhiều thánh nhân Ấn Độ vĩ đại trong quá khứ - không chỉ Phật tử, nhưng những ai đi theo những con đường khác như Kỳ Na Giáo chẳng hạn, thí dụ thế - thi đua một cách hiệu quả với nhau đối với việc ai có thể từ bỏ cung điện của họ trước, trong khi những người tương ứng của họ trong những xứ sở lân cận đang bận rộn giết hại toàn bộ gia đình họ nhằm để chiếm đoạt quyền lực.  Một câu chuyện kể về một hoàng tử Ấn Độ, người mãi mê trong một triết lý thảo luận về ba con đường tâm linh lớn, Phật Giáo, Ấn Độ Giáo và Kỳ Na Giáo, rằng khi một vị tướng lĩnh của ông đến và cảnh báo về một cuộc tấn công sắp xảy ra bởi một lĩnh chúa lân cận, ông nói, "Chờ một chút, trước tiên tôi phải thảo luận việc này cho xong."  Và ông ta đã mất nước.  Dĩ nhiên, từ một quan điểm trần tục, ông ta trông như một kẻ ngu ngơ, nhưng từ nhận thức tâm linh, ông là một trong những vị vua mãnh liệt nhất.

Một cách căn bản, những giá trị tâm linh và trần tục là hoàn toàn trái nghịch, và điều này là vấn đề gì đấy mà chúng ta đơn giản phải chấp nhận.  Trong thế giới vật chất, 'giàu' có nghĩa là chúng ta sở hữu nhiều tài sản, quản lý nhiều thương vụ, và có nhiều tiền.  Thế giới tâm linh định nghĩa 'giàu' như sự toại nguyện toàn hảo và chỉ ra rằng chúng ta giàu có khi chúng ta không còn tra tấn tâm thức chúng ta với những tư tưởng về mọi thứ chúng ta thiếu thốn.

Sadhu, những vị tu sĩ du phương vô trụ xứ và  hiếm khi có hơn 100 rupee tiền Ấn Độ trong túi, có thể được thấy hầu như khắp mọi nơi ở Ấn Độ.  Họ thường gầy ốm, đen đúa, và hơi bẩn thỉu, nhưng họ không nhất thiết là dốt nát hay không học vấn.  Hoàn toàn có thể tìm thấy một sadhu, thí dụ thế, tốt nghiệp Trường Luật Harvard, đã thực hiện một quyết định của gia đình họ, và rồi đã trở lại Ấn Độ để theo đuổi một đời sống tâm linh.  Dĩ nhiên, cũng có những kẻ vô dụng ăn mặc như những sadhu, tuy thế người Ấn Độ luôn luôn tôn trọng những ai biểu lộ những dấu hiệu của một người tầm cầu tâm linh tuy họ có thể là giả mạo, và cung hiến cho họ lòng mến mộ - một cách đặc biệt ở những nơi thánh địa.

Đối người hành hương, những hổn độn ở Ấn Độ là một sự gia hộ vô hạn bởi vì nó thật sự thúc đẩy chúng ta mở mắt ra.  Hãy tưởng tượng nếu trên đường hành hương như đang lái xe trên xa lộ giữa San Francisco và Los Angeles, hay trên xa lộ từ Munich đến Frankfurt ở Đức Quốc; sự thanh thản và đơn điệu của loại du hành ấy hiệu quả hoàn toàn không giống nhau.  Điều gì sẽ xảy ra, nếu tất cả những thánh địa trở nên sạch sẽ không một vết  nhơ với máy điều hòa không khí, với những vật trưng bày trong lồng kính không thể chạm đến, những ánh đèn và những nhân viên bảo vệ đồng phục canh gát, như Viện Bảo tàng Nghệ thuật Trung tâm ở New York?  Sẽ ra sao nếu chúng ta không bao giờ thấy những tu sĩ thực tập, khất thực, những người bán hàng rong sách nhiễu người qua đường, những khu hỏa táng lộ thiên nơi những con ruồi yến tiệc trên những xác chết ngày qua ngày, hay những con bò và những con khỉ thánh làm cản trở trên những con đường?  Trong một thế giới nơi mà mọi thứ là giống nhau sẽ không có đặc trưng nào với những nơi này, và sự mất mát sẽ là không thể tính đếm.

Bất chấp nơi nào chúng ta đến, chính là những người chúng ta gặp đã tạo nên không khí và đặc trưng của nơi ấy và những người thổi vào nó một năng lượng kỳ dị.  Một quán cà phê trở nên 'tuyệt' hay 'kỳ bí' tùy thuộc vào loại người nào hay lui tới đấy; một buổi tiệc sôi động với ba trăm người trên 60 tuổi và hai thiếu niên tuổi mười mấy chắc là không liên hệ nhiều đến những việc làm say sưa.  Không cần phải nói rằng đối với những người như chúng ta với tâm tư và nhận thức không quá uyển chuyển, một thánh địa được làm cho đầy năng lực bằng việc sùng mộ và tôn kính tập thể, không phải những tấm thảm trải khắp nơi.

Hơn 2,500 năm qua, những giáo huấn của Đức Phật đã trải rộng khắp Á châu, và sự thực hành Đạo Phật đã thích ứng với những nền văn hóa mà Giáo Pháp đã gặp gở.  Một trong những truyền thống Ấn Độ được gìn giữ hầu hết ở mọi nơi là sự thực tập tiêu biểu  thẳng thắn về Đức Phật khi cả những pho tượng lẫn đền tháp tôn thờ và được gia hộ bởi xá lợi hay thánh tích.  Theo Mật tông, những đền tháp này sau đó được hiến cúng trong những nghi thức diễn tiến chính thức.  Tuy thế, Mật tông cũng tin tưởng rằng loại hiến cúng năng lực nhất là sự dâng cúng chân thành đến giáo huấn của Đức Phật.  Và cũng thế, trong khi chúng ta ở tại những thánh địa, hãy tưởng tượng rằng sự hiến cúng của chúng ta thật sự thánh hóa toàn thể khu vực, làm cho nó thiêng liêng hơn và ngay cả lợi ích hơn cho những chúng sinh sẽ theo chúng ta ở đấy.  Chính Đức Phật đã nói, "Bất cứ ai nghĩ về ta, ta sẽ ở trước người ấy."  Hãy tưởng tượng những gì sẽ xảy ra nếu Đạo Tràng Giác Ngộ trở thành như Disneyland, với vé ra vào, và tất cả những sự hào nhoáng cùng sự khai thác tiêu thụ đến chỗ như khi một địa điểm biểu tượng nổi tiếng được điều hành bởi một nhóm những  người chuyên môn.  Tác động lên những khách viếng thăm sẽ hoàn toàn khác biệt.

Mặc dù, đôi khi tôi tự hỏi nếu những đền chùa tuyệt đẹp ở Kyoto có bao giờ chuyển biến thành điều gì đấy  phát ra một ý nghĩa thật sự về tâm linh.  Những đền chùa Thiền tông Nhật Bản thật là toàn hảo và ngăn nắp: ánh sáng thanh tú, sự trưng bày những đối tượng tôn kính tao nhã một cách chi ly, và mọi thứ được đặt với nhau với một sự toàn hảo không ngăn cách mà chúng ta không thể thấy ở Ấn Độ.  Vị trí của mỗi một bông hoa đơn độc là thẩm mỹ một cách vô song, và những dâu hiệu biểu thị nơi để giày dép và lối nào để đi là riêng biệt, nhưng không một sai sót.  Tất cả cảm nhận tuyệt diệu tươi mát, giống như chúng ta đang viếng thăm một viện bảo tàng lưu giữ tuyệt đẹp hơn là một trung tâm tâm linh, và tôi luôn luôn thấy tôi được đưa đi bởi sự toàn hảo thẩm mỹ hơn là những sự gia hộ.

Cho đến gần đây, bất cứ loại đời sống tâm linh nào ở Trung Hoa cũng đã bị suy thoái nhanh chóng; trong thực tế, nói chung thế kỷ trước người Trung Hoa gần như bị đánh mất sự nối kết của họ với những giá trị tâm linh.  Mặc dù, trong vài năm qua, đã có một sự hồi sinh hấp dẫn với Đạo Phật  và những đền chùa bị phế bỏ trước đây đang sống lại, cung ứng những ngôi nhà tâm linh cho hàng trăm nghìn người Trung Hoa thành tâm.  Tôi thật sự hy vọng sự hy hiến và ngưỡng mộ của họ sẽ dâng lên những nơi thiêng liêng được tân trang này vì thế việc viếng thăm những thánh địa ở Trung Hoa sẽ trở nên đầy đủ ý nghĩa hơn.  Trái lại, những nơi như Núi Phổ Đà ở Thượng Hải, và một phạm vi nào đó, Núi Ngũ Đài ở Sơn Tây, sẽ trở thành vô nghĩa hay không gì hơn là những cái bẩy du lịch, nơi mà sự hào nhoáng và lập lòe của những hàng quán ban đêm và khách sạn năm sao lộng lẩy hơn những đền chùa.

Ấn Độ, bằng sự giản dị của chính mình, mở đôi mắt chúng ta và lột bỏ nhân tố căn bản thông tục của chúng ta, vì thế hãy tận dụng mọi cơ hội để nhìn vào mọi thứ bằng đôi mắt và cả tâm linh sâu lắng.  Hãy cố gắng đừng lẫn tránh với những thứ không quen thuộc, những người kể chuyện, những người lấy ráy tai, những người đấm bóp, những người đánh giày và những người bán sách bên đường, những người ấy sẽ làm chúng ta ngạc nhiên với những quyển sách lạ kỳ ít người biết đến mà quý vị sẽ không bao giờ tìm thấy ở New York hay Sydney.  Những con đường của Ấn Độ biểu thị hình ảnh đầy đủ kinh nghiệm con ngườim từ những màu sắc rực rở và mùi thơm kỳ lạ của những ngôi chợ hương liệu, những đền đài cẩm thạch tráng lệ và những con voi làm việc, đến thân thể của những người đơn giản đã chết nơi họ nằm, những con chó bẩn thỉu, và sự nghèo đói đến động lòng.   Sống và chết hiện diện gây ấn tượng sâu sắc.  Mỗi kinh nghiệm thật sự riêng biệt và sinh động, không với những bộ phận thẩm mỹ để làm lu mờ những cực độ của vui sướng hay đớn đau.  Và điều này rõ ràng không bao giờ chán ngắt.

Một số có nghị lực, nhưng đôi khi tôi mong ước các bậc cha mẹ mang con cái của họ đến những thánh địa ở Ấn Độ trong khi chúng vẫn còn mới bắt đầu ở tuổi mười mấy, nơi để một lần trong đời của chúng, chúng sẽ được mặt đối mặt với những thực tế thuần khiết sống động của đời sống.  Hầu hết trẻ con quá được bảo vệ và bị đầu độc trong thế giới hiện đại nên chúng chỉ biết một ít về đời sống bên ngoài cái vỏ đam mê bao kín.  Ngay cả những ai không bị hư hỏng thường có nhiều thời gian để nghiền ngẫm về việc họ béo mập hay gầy ốm thế nào, hay đôi giày thể thao của chúng có đặc biệt không, hay kiểu tóc của chúng ra sao.  Trong sự tương phản nghiệt ngã, hàng triệu trẻ em Ấn Độ sống trên đường phố hoàn toàn không có thời gian rổi rãnh.  Đặc ân duy nhất của chúng là sống còn, và đối với nhiều thiếu niên, một đôi giày lớn hơn chân chúng bốn cở lỏng ngỏng là một xa xỉ phẩm cao độ.  Đối với những đứa trẻ này, bóng đen của cái chết là một kẻ đồng hành liên tục; những đứa trẻ gần nhất với thời đại đi đến nghĩ về cái chết khi chúng xem một bộ phim hay chơi một trò chơi điện tử.

Những ai chỉ vừa mới bắt đầu tiến bước trên con đường tâm linh đôi khi cần những cội nguồn ngưỡng vọng có thể tìm thấy trong giáo huấn mà họ nghe hay những quyển sách mà họ nghiên cứu, và thăm viếng cách thánh địa ở Ấn Độ cống hiến những cơ hội khác thường cho việc bắt gặp sự ngưỡng mộ như vậy.  Những tu sĩ du phương Ấn Giáo, thí dụ, những người lõa thể được bôi tro và là những người đã dành cả cuộc đời dấn thân trong sự thực hành tâm linh; những tu sĩ Tây Tạng lễ phủ phục trong bụi hàng nghìn lần trong một ngày; những ý thức hòa bình và hiền lương được tạo nên bởi sự yên bình của những tu sĩ Theravada khi họ cất bước thiền hành; sự tĩnh lặng của những tu sĩ Nhật Bản trong thiền định sâu thẩm; sự xin xắn của hàng trăm, hàng nghìn ngọn đèn bơ cúng dường; âm nhạc tâm linh lan tỏa không gian; và cơ hội ngồi một cách an tịnh, như Đức Phật dưới cây bồ đề.

Không bất thường để gặp những hành giả đã lễ phủ phục từ một lục địa xa xôi như Lhasa.  Sự thực tập của họ, và của những hành giả khác, đã thấm nhuần những nơi như Đạo Tràng Giác Ngộ, Lhasa và Shwedagon[7] với một không khí và năng lượng có thể truyền cảm hứng ngay cả những trái tim cứng cỏi nhất.

Trong những quốc gia hiện đại nhất, một tu sĩ hay bất cứ người nào dâng hiến cuộc đời của họ cho sự thực hành tâm linh mà không làm một cống hiến vật chất nào đến thế giới được xem như là một gánh nặng vô ích cho xã hội.  Người ta cúi mình khi họ thấy các tu sĩ trên đường, cùng một cách họ đã cúi mình khi đối diện với một con nhện to tướng hay một mùi khó ngửi.  Điều mỉa mai là các tu sĩ sadhu Ấn Giáo hay tu sĩ Phật Giáo không làm bất cứ điều gì tổn hại đến thế giới, đối lập nghiệt ngã với những người tốt nghiệp hàng đầu MBA[8] mà lối sống ô nhiễm của họ kể cả việc tiến hành tàn phá môi trường bằng việc du hành trên những chiếc phản lực riêng, và dưới lý do không thành thật là 'giúp đở người khác' đang lèo lái nền kinh tế thế giới khai thác và bòn rút tài nguyên thiên nhiên để sản xuất một lượng dư thừa những thứ mà chúng ta không cần, và cung cấp vô số những nghề nghiệp chán ngấy.

Qua hàng trăm năm, những hành giả Đạo Phật can trường từ Tây Tạng và Trung Hoa dâng hiến một phần lớn đời sống của họ trong những chuyến du hành nguy hiểm đến Ấn Độ vì thế họ có thể thăm viếng mãnh đất nơi Đức Phật và các đại Bồ tát đã từng sống.  Nhiều người hành hương như vậy, cuối cùng đã đến Đạo Tràng Giác Ngộ hay Lâm tì ni sau hàng tháng du hành, đã trải nghiệm những thực chứng, thấy những cảnh tượng diệu kỳ, và các giấc mộng khác thường không ngờ trước.  Có nhiều câu chuyện khác thường về những trải nghiệm trong các cuộc hành hương của họ: những bức tượng đá nói chuyện với họ, và những việc không nghi ngờ hòa tan họ vào những khoảnh khắc đã đưa mắt họ vào những hình tượng thiêng liêng nào đấy, hay những luồng gió nhẹ thổi vào má khi chờ đợi để tiến vào thánh tích.  Có những câu chuyện về những hành giả, người chỉ đơn giản nhìn vào vị trí dưới gốc cây bồ đề nơi Đức Phật ngồi, đã hoàn toàn bị tràn ngập bởi sự kiện trên một tảng đá phẳng bình thường - không phải một ghế dài đắc tiền hay chiếc ngai cẩm thạch Ý Đại Lợi - Sĩ Đạt Ta đã làm cạn kiệt chu kỳ tồn tại và cuối cùng chấm dứt dòng luân hồi, đem đến sự chấm dứt sự đau khổ tương tục của tái sinh và trở thành một Đấng Chiến Thắng hay Bậc Đại Hùng.  Không chỉ thế, nhưng ngay trên vị trí này Đức Phật tương lai, Di Lặc, sẽ hoàn thành cùng kỳ công này một cách chính xác.

Thật quan trọng cho chúng ta để nhớ rằng thực hiện một vòng viếng thăm các thánh địa sẽ không giải quyết tất cả những rắc rối của chúng ta trong một lần, chúng ta cũng sẽ không đạt đến giác ngộ ngay lập tức.  Đồng thời, loài người chúng ta lệ thuộc vào những điều kiện và hoàn cảnh hay nhân duyên mà trong ấy chúng thấy chính mình; như Đức Phật đã nói, "Toàn bộ sự tồn tại hiện tượng là duyên sinh, và mối duyên sinh ấy lệ thuộc trên động cơ."  Duyên sinh và động cơ là những bộ máy trung tâm chuyển vận sự tồn tại của vòng luân hồi, và khi chúng ta thoát khỏi chúng, chúng ta sẽ được giải thoát khỏi vòng sinh tử để hưởng thụ sự tự do được biết như niết bàn.  Duyên sinh hay điều kiện có một tác động vô biên trên chúng ta ở mỗi trình độ, thí dụ, việc chúng ta chọn cách ăn mặc như thế nào, sự học vấn của chúng ta, hệ thống chính trị mà dưới ấy chúng ta sống, thực phẩm chúng ta ăn, những người chúng ta giao du và những nơi chúng ta thăm viếng.  Do thế, những thánh địa chúng ta khám phá trong một chuyến hành hương sẽ là một điều kiện đầy năng lực nữa ảnh hưởng đến chúng ta, và là một nhân duyên rất tích cực.

Động cơ chân thật cho việc tiến hành một cuộc hành hương chính xác là gì?  Tốt nhất, là để phát triển tuệ trí, từ ái, bi mẫn, hiến dâng, và một ý thức chân thành cho việc viễn ly (tâm từ bỏ).  Do thế, khi chúng ta dự định, chúng ta phải phát một lời nguyện ước rằng chuyến du hành của chúng ta, cách này hay cách kia, sẽ liên tục nhắc nhở chúng ta về toàn bộ những phẩm chất giác ngộ cao quý của Đức Phật , và như một kết quả chúng ta sẽ tích lũy công đức và tịnh hóa các phiền não.

Ban đầu, ý tương của việc phát triển một động cơ tốt đẹp nghe có vẻ quá dễ dàng, gần như bởi vì chúng ta tiếp cận nó với cùng thói quen tiêu thụ mà chúng ta lớn lên.   Xét cho cùng, điều gì quá khó để hiểu?  Động cơ không gì hơn là một tư tưởng, thậm chí nó không phải là một hành động, vậy thì điều gì quá to tát?  Mặc dù, chúng ta thấy thái độ chúng ta thay đổi, khi chúng ta bắt đầu hành động với tâm thức chúng ta.  Hầu hết chúng ta thấy, rất nhiều đến sự ngạc nhiên của chúng ta, là việc thiết lập động cơ đúng đăn thật sự rất khó khăn, và một cách chắc chắn vào lúc bắt đầu, chúng ta đấu tranh với chính mình [vì động cơ chính là mục tiêu thúc đẩy,  sau cùng đưa đến sự phát nguyện, nhất là trong toàn bộ sự tu tập].

Tuy vậy, một khi chúng ta khá hơn với điều này, chúng ta sẽ có thể phát triển một động cơ đúng đắn từ thời khắc chúng ta bắt đầu thiết lập chương trình cho cuộc hành trình.  Khi chúng ta thu xếp hành trang và mua những viên thuốc tiêu chảy, hàng núi hứng khởi bởi vì mọi thứ chúng ta đang làm là một phần của chương trình sẽ đưa chúng ta đến mãnh đât nơi Đức Phật đã sống và giảng dạy.  Chúng ta có thể thấy và chạm và ngửi mãnh đất nơi có rất nhiều vị Bồ tát vĩ đại và thân chứng sống và giảng dạy.  Những ngày này, người ta sẽ đi nghĩ lễ ở Hawaii trong việc tìm kiếm sự trử tình, hay Hong Kong để mua sắm, hay đến thù đô Rome của Ý và Luân Đôn của Anh vì văn hóa.  Chúng ta đang du lịch đến Ấn Độ bởi vì chúng ta được gợi cảm hứng bởi những nhà du hành lớn và tâm linh can trường những vị đã thiết lập các ngôi nhà của họ ở đấy - và không chỉ là những môn đồ của Đức Phật, mà còn là những bậc thánh nhân và đạo sư từ nhiều tôn giáo vĩ đại khác.

Dĩ nhiên đối với hầu hết chúng ta, Đức Phật là vị thầy và bậc truyền cảm hứng của chúng ta và trong khi chúng ta có thể bị hấp dẫn bởi những diễn tả  về làn da vàng kim và nhục kế trên đỉnh đầu của Ngài và những phương pháp đầy sức thức thuyết phục và hợp lý mà Ngài đã ban bố cho chúng ta cho việc khai mở chân lý.  Như những Phật tử, khuynh hướng của chúng ta không chỉ đơn thuần đi theo sự hướng dẫn của Ngài hay trở thành những kẻ phụng sự của Ngài; mục tiêu tối hậu là để trở thành giống như Ngài một cách chính xác - một bậc giác ngộ.  Do vậy, một cách lý tưởng, động cơ độc nhất và năng lực lèo lái phía sau mọi thứ mà chúng ta hành động một cách hoàn toàn kể cả lên đường hành hương, là nguyện ước để trở nên giác ngộ.

Xương sống của phương pháp tâm linh cho việc khám phá chân lý là chính niệm, tuy thế những nguyên nhân của chính niệm là khó tìm.  Những môn đồ của Đức Phật làm mọi thứ có thể để gợi lên, duy trì và làm mạnh mẽ năng lực chính niệm của họ và sử dụng tất cả những phương pháp, khí cụ mọi trình độ để ghi nhớ chính niệm, thí dụ, thăm viếng đền chùa, đặt một tấm hình Đức Phật trong phòng khách, trì tụng kinh điển và mật ngôn, cũng như lắng nghe, suy tư và thiền quán về những lời dạy của Đức Phật.  Bất cứ phương pháp nào nhắc nhở chúng ta thực tập chính niệm thì được hoan nghênh, và động cơ của chúng ta trong việc thăm viếng thánh địa là để tận dụng nhiều phương pháp tiếp cận để đạt đến chính niệm mà thánh địa ẩn chứa.

Trích từ What to do at Buddhist Holy Sites

Ẩn Tâm Lộ ngày 23/12/2011


[1] Tên hiện tại của dòng sông này là Falgu, hay Phalgu.

[2] Cây Bồ Đề chính tên là cây pipala hay pipal phiên âm là tất bát la, vì Sĩ Đạt Ta giác ngộ thành Phật Thích Ca ở đấy nên sau này được Phật tử gọi là cây Bồ Đề tức là cây giác ngộ.  Ở các vùng khác của Ấn Độ, những người không phải Phật tử vẫn gọi là cây pipal, tên nguyên thủy của nó.

[3] Tam giới:  dục giới, sắc giới, vô sắc giới.

[4] Các thầy tế lễ trong các bộ tộc, một loại tín ngưỡng tôn thờ các đối tượng thiên nhiên.

[5] Theo Kalachakra hay Thời Luân Mật Pháp.

[6] Công chúa Văn Thành (tiếng Trung: 文成公主, 623-680[1]) được biết đến tại Thổ Phồn như là Gyasa (Giáp Mộc Tát Hán công chúa)[2]. Bà là hoàng hậu thứ hai của tán phổ (vua) Thổ Phồn thứ 33 là Songtsän Gampo (Songtsen Gampo, Tùng Tán Cán Bố) từ năm 641. Công chúa là một đệ tử của Phật giáo và cùng với hoàng hậu thứ nhất của Songtsän Gampo là công chúa Nepal Bhrikuti Devi, được cho là những người đã đưa Phật giáo vào Tây Tạng[3].

[7] Chùa Shwedagon (Shwedagon Zedi Daw), hay Chùa Vàng, ở Yangon được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất Miến Điện. Tại đây có lưu giữ 4 báu vật thiêng liêng đối với các tín đồ Phật giáo, gồm cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm, một mảnh áo của Phật Ca Diếp, và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca. Tháp dát vàng của chùa cao tới 98 mét.

[8] Thạc sĩ quản trị kinh doanh (tiếng Anh: Master of Business Administration - MBA)[1] là bằng thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh, thu hút nhiều người ở một phạm vi rộng trong các ngành học có tính học thuật.

http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-tich/9719-Hanh-huong-ve-mien-dat-Phat.html


Âm lịch

Ảnh đẹp