13/06/2011 16:18 (GMT+7)
Số lượt xem: 1779
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Giác Ngộ - Di tích lịch sử, chùa chiền… theo thời gian, vì những tác động của mưa nắng, thời tiết nên xuống cấp, hư hại. Vì vậy cần phải trùng tu, tôn tạo, tuy nhiên, việc trùng tu và sử dụng di tích, 

chùa chiền hiện nay đang có vấn đề, bắt đầu từ tư duy “đóng” hoặc”mở” một cách tùy tiện, cứng nhắc đã làm cho việc trùng tu, tôn tạo “lợi bất cập hại”!

Từ chuyn hai con sư t “l”  chùa Mt Ct

Tháng 11-2010, trên chuyên đề “Văn hóa ngoại lai xâm nhập di tích” trên báo Thanh Niên, tác giả Minh Ngọc đã có bài viết “Sư t “l”  chùa Mt Ct”. Ngay lập tức vấn đề đã được sự quan tâm của dư luận, điều đó được minh chứng bằng việc chỉ cần gõ từ khóa “Sư tử lạ ở chùa Một Cột” trên Google chúng tôi có ngay 8.800 kết quả trong 0,04 giây. Bài báo về hiện tượng “lạ” của việc làm mới chùa Một Cột - vốn là di tích lịch sử - văn hóa có từ năm 1049 (Theo Đại Vit s ký toàn thư). 

anh 1 - Chua Mot Cot.jpg

Hai con sư tử "lạ" ở chùa Một Cột - Ảnh: Thanh Niên

Cụ thể của việc “lạ” đó là trước cổng tam quan chùa Một Cột có đôi sư tử đá còn mới, trông rất bề thế. Nội dung bài báo được rất nhiều trang web về văn hóa, chùa chiền đăng lại. Ở dưới nhiều trang có những nhận xét ngắn, gọn, và đầy bức xúc như “Không hiểu họ làm mới di tích hay… phá hoại văn hóa?; Không thể chấp nhận được sự ngoại lai văn hóa như thế này; Xin quý vị hãy dừng ngay tư duy tiếp thu văn hóa ngoại lai vào di tích lịch sử Việt đi…”.

Cũng phải thôi, nhiều người bình luận và cảm thấy xót xa cho cách làm mới này bởi vì họ đọc được ý kiến quá thẳng thắn của chuyên gia - nhà nghiên cứu di sản truyền thống Trần Lâm Biền (Cục Di sản, Bộ Văn hóa-Thể thao & Du lịch) từ bài báo của tác giả Minh Ngọc rằng: “Đôi sư tử này mang phong cách nghệ thuật Trung Hoa, ảnh hưởng của người Minh Hương (người Hoa) vùng Nam Trung Bộ”. Và cũng trong nhận xét của mình, ông Biền nêu rõ: “Tất cả bốn con sư tử, cả cái bàn thờ hoàn toàn mới dựng. Họ đều mới “bịa” ra. Đó không phải là nghệ thuật truyền thống Việt Nam”.

Vậy, cái gì đã diễn ra ở câu chuyện cặp sư tử “lạ” ở chùa Một Cột, nếu không phải là tư duy làm văn hóa quá “mở”, “mở” đến mức không thể chấp nhận được! “Mở” là cách nói để cho thấy việc tiếp thu, làm mới thiếu chọn lọc và cứ thích là làm chứ không theo một chuẩn mực văn hóa nào của những người nắm trong tay quyền sinh-sát đối với di tích lịch sử, chùa chiền. Nhưng “thực chất của việc làm này chính là sự thiếu hiểu biết, thiếu cái tầm của một người làm công tác văn hóa”, theo nhận xét của một nickname trên mạng!

Đến Lu T Phương Vô S thành quán cà phê

Nếu có đọc báo trong vài tuần nay thì chắc chắn nhiều người cũng nắm được thông tin đăng trên báo Tui Trẻ, về việc Lầu Tứ Phương Vô Sự ở nội thành cố đô Huế trở thành quán cà phê. Bài báo đăng ngày 22-5-2011 của tác giả Thái Lộc miêu tả: “Ngày 20-5, nhiều người dân và du khách ngỡ ngàng trước việc ba tấm biển quán cà phê - giải khát Tứ Phương Vô Sự được treo quanh bức thành Bắc Khuyết đài, ngay dưới di tích lầu Tứ Phương Vô Sự của Hoàng thành Huế”.

 anh 4 - Lau Tu phuong vo su.jpg

Lầu Tứ Phương Vô Sự thành quán cà phê - Ảnh: Thanh Niên

Cũng theo bài báo, lầu Tứ Phương Vô Sự là di tích nằm trên Bắc Khuyết đài, ngay cổng sau của Hoàng thành Huế, vốn là nơi học tập của các hoàng tử và công chúa giai đoạn cuối triều Nguyễn. Công trình được khởi công trùng tu và hoàn thành ngày 6-10-2010 nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, với tổng mức đầu tư hơn 9 tỉ đồng. 

Đọc đến đây hẳn ai quan tâm đến vấn đề bảo tồn, khai thác di sản cũng sẽ xót xa. Thử hình dung ra cảnh nơi đây thành quán cà phê thì sẽ thế nào? Nó đã đi chệch hướng của việc sử dụng, bảo tồn như ý của nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Đắc Xuân rằng việc phục hồi lầu Tứ Phương Vô Sự là rất tốt, song phải làm sao cho du khách tham quan biết di tích này vốn có công năng gì. Do đó cần phải trang bị lại bàn học, tủ sách, sách vở, những hình ảnh... như của hoàng gia ngày xưa.

Ông Nguyễn Đắc Xuân còn cho biết thêm: “Trên thế giới các di tích cũng có chỗ phục vụ giải khát nhưng chỉ tạm thời, có thể tháo dỡ bất cứ lúc nào, chứ không phải làm thành quán cà phê như ở Tứ Phương Vô Sự”.

Cũng trên báo Tui Tr, nhà nghiên cứu Phan Thuận An nhớ lại câu chuyện tương tự ở di tích Huế cách đây khoảng 20 năm. Lúc ấy Trung tâm Di tích Huế cho thuê Triệu Miếu trong Đại Nội để làm nhà hàng và ông An từng chứng kiến rất nhiều sự việc không hay: khách vào ăn nhậu đã ói mửa, chửi thề và có nhiều hành vi thiếu văn hóa ngay trong khu vực thờ phụng của ngôi điện tôn nghiêm này. Sau đó UBND tỉnh đã ra quyết định dẹp bỏ nhà hàng này khỏi di tích. “Có kinh nghiệm vậy rồi mà tại sao lại cho người ta thuê lầu Tứ Phương Vô Sự để bán cà phê thì tôi không hiểu nổi!”, ông An bức xúc.

Ý kiến của chuyên gia là như thế còn người trực tiếp quản lý di tích này, ông Phùng Phu, giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết việc hình thành quán cà phê là dựa trên nhu cầu của du khách. Với luận điểm đó, ông Phu còn biện minh rằng: “Thực tế thua kém của chúng ta là vào di tích không có sinh khí, không có cuộc sống khiến du khách rất buồn phiền, đó là những trăn trở. Do đó mục đích kinh doanh từ việc mở quán ở đây là rất nhỏ. Vấn đề là để cho di tích có đời sống của nó”.

Theo dõi toàn bộ diễn biến sự kiện này trên Tui Tr từ ngày 22-5 người viết bài này nhận ra một tư duy khác trong việc khai khác, bảo quản di tích của người làm công tác này, đó là việc “đóng” hết mọi cánh cửa tiếp thu những góp ý của những nhà nghiên cứu. Bởi đối với họ, việc “làm mới”, “tạo sinh khí” chính là ở chỗ mở quán cà phê ở ngay trên di tích, mà đã lỡ gật đầu cho làm rồi thì phải duy trì dù có ai nói gì cũng mặc.

Và chuyện về di tích chùa Kim Tiên…

Một số bạn đọc Giác Ngộ ở H.Cái Bè, Tiền Giang đã gửi e-mail về tòa soạn, bức xúc chuyện ngôi chùa cổ Kim Tiên ở An Hữu (thuộc Cái Bè) đã trùng tu bằng cách dở nhà Tổ vốn là nhà gỗ lâu năm. Liên lạc với một vị thầy ở Cái Bè và được thầy xác minh rằng việc đó là có thật và “thầy thấy tiếc về việc dở bỏ đó”. Tuy nhiên, thầy cũng chỉ giới hạn ở chỗ “tiếc” và đành ngậm ngùi nhìn ngôi chùa cổ bị “biến dạng”, mất mát.

Hiện thực đáng tiếc như thế có lẽ không dừng lại ở chỉ chùa Kim Tiên mà còn rất nhiều chùa khác, lâu lâu dư luận lại một lần dấy lên, rồi lại ngậm ngùi nhìn chùa cổ, di tích bị phá, bị mất mát. Tất cả đều được bọc lót bởi lớp vỏ: làm mới, trùng tu, tôn tạo, khai thác…

Đọc báo và biết được nhà nghiên cứu Lê Cường nói về chùa Vân Hồ số 40, Lê Đại Hành (Hà Nội) rằng: “Từ hai con ly, sư tử bằng đá cho đến chiếc cổng chùa đều theo phong cách Trung Hoa. Cổng chùa Việt Nam không bao giờ có những cái núm như vậy, nắm tay cầm cửa cũng không bao giờ có hình hổ như thế”. Tôi đến thăm và đã chụp được những hình ảnh ấy, xin gửi Giác Ngộ để làm “chứng cứ” với bạn đọc (ảnh).

IMG_0404.JPG

Ảnh: Nguyễn Mạnh Đức

 

Mạnh Khôi

Nguon: http://giacngo.vn/nghethuat/kientruc/2011/06/13/56E208/


Âm lịch

Ảnh đẹp