08/05/2011 00:05 (GMT+7)
Số lượt xem: 11652
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Chương 6: Nói không với bạo lực gia đình

Ging ti Chùa Xá Lợi, ngày 07-12-2008

Đánh máy: Nguyên Ngân và Thức

 Hiện tượng khá phổ biến

Bạo lực gia đình thường xuất hiện sau những cánh cửa đóng kín tại mỗi gia đình ở mức độ nhiều hay ít. Theo thống kê toàn cầu thì tình trạng bạo lực gia đình diễn ra trong thời gian từ hai đến bảy năm chiếm khoảng năm mươi ba phần trăm. Từ năm năm trở lên chiếm khoảng hai mươi chín phần trăm. Nạn nhân chính yếu của bạo lực gia đình là những người mẹ, người vợ, người con bị chính những người chồng, người cha, anh chị, tạo ra.

Theo tinh thần Phật dạy, nơi nào và ở người nào mà sự thực tập chuyển hoá lòng sân chưa được thực hiện thì nơi đó có khả năng bạo lực gia đình. Vì bạo lực gia đình là một biểu hiện hoặc dây mơ rễ má của lòng sân, cộng với thái độ si mê không nhận thức được tác hại mà mình có thể gây ra.

Thế giới đã nỗ lực phòng chống bạo lực gia đình từ hai mươi bảy năm về trước. Trong khi đó ngày 01 tháng 07 năm 2008 Việt Nam mới bắt đầu áp dụng luật phòng chống bạo lực gia đình. So với thế giới, chúng ta đi muộn tới mấy chục năm. Dù sao đó cũng là một trong những nỗ lực tích cực để tạo ra nền tảng bảo hộ hạnh phúc của từng gia đình mà đặc biệt là nâng phẩm chất và giá trị của người phụ nữ lên mức độ cao hơn.

Theo bộ luật này và quan niệm của thế giới thì bạo lực gia đình là tác nhân phá vỡ quyền con người, chà đạp nhân phẩm cũng như danh dự người phụ nữ, làm thương tổn trực tiếp đến sức khoẻ, thậm chí có thể gián tiếp ảnh hưởng đến tính mạng những nạn nhân. Do đó nó được lên án một cách gay gắt để sách tấn những người sống quen với hành động sân và hại biết quay đầu tỉnh thức vun đắp hạnh phúc cho bản thân cũng như những người thân thương.

Phân tích về góc độ tâm lý học, tình trạng bạo lực gia đình phát xuất từ những tác nhân mà ở họ cái cảm giác bất lực khống chế; các điều kiện, sức ép khách quan về phương diện xã hội và muốn thị uy thể hiện rằng mình có cái năng lực điều khiển người khác, nhưng trên thực tế, họ lại đang chứng minh mình bị mất sự kiểm soát và sống theo bản năng của lòng sân. Do vậy họ đã để lại những hậu quả nỗi niềm bất an hoặc khủng bố cho bản thân và người khác.

Sự thực tập phương pháp quán từ bi chuyển hoá lòng sân có ý nghĩa rất lớn, nhất là trong bối cảnh của việc phòng chống nạn bạo lực gia đình. Rất tiếc các đoàn thể quốc tế cũng như trong nước lại không quan tâm đến những giải pháp mà đức Phật dạy, nhằm tháo gỡ những tình trạng mà phần lớn người nam hoặc những người kém nhận thức bị rơi vào. Rồi dần dà, năm qua tháng lại, họ cứ biện hộ cho mình rằng nó như một bản tính khó sửa chữa.

Đề cập đến tác nhân của bạo lực gia đình, chín mươi phần trăm rơi vào người nam cụ thể với vai trò là chồng, là cha. Tuy nhiên người ta lại ít để ý cũng có những tình huống, theo thống kê chiếm khoảng mười phần trăm bạo lực gia đình, phát xuất từ những người vợ, người mẹ. Số lượng đó tuy không nhiều nhưng cũng đủ phản ánh nơi nào lòng từ bi không được thực tập, thì nơi đó là cơ hội cho lòng sân thể hiện bằng hành động, lời nói, việc làm.

Nghiên cứu về bản chất nạn bạo hành gia đình, chúng ta đừng để bị vướng vào tình trạng giới tính mặc dù phong trào chống bạo lực gia đình phát xuất từ mục tiêu bảo vệ quyền và nhân phẩm người phụ nữ bị chà đạp, nhưng đừng vì thế mà không để ý tới những tình huống song hành mặc dù ở mức độ ít hơn.

Phải thấy rõ bạo hành gia đình là con đẻ của lòng sân. Thay vì hận và trả thù tác nhân trực tiếp gây ra nỗi khổ niềm đau thì đạo lý nhà Phật dạy chúng ta hãy nỗ lực tập thể để chuyển hóa lòng sân, cũng như thái độ tư duy tác hại đến tha nhân và cộng đồng nói chung.

Bạo hành gia đình thường diễn ra giữa các thành viên trong gia đình. Hiện tượng này khá phổ biến, nhưng ít được các nhà nghiên cứu về giới đặt trọng tâm như việc bênh vực quyền và nhân phẩm bị chà đạp của phụ nữ. Có những tình huống cha mẹ bạo lực với con cái, ông bà bạo lực cháu, anh chị em bạo lực lẫn nhau, hoặc nó có thể diễn ra theo tình huống ngược lại, nghĩa là con cái bạo lực với cha mẹ, con cháu bạo lực với ông bà, những đứa em bạo lực với anh chị v.v… Phần bạo lực này ít được quan tâm, người ta cứ xem đó là những bất hòa trong gia đình nói chung.

Do vậy, phạm vi nghiên cứu bạo lực gia đình cần phải được nới rộng để mỗi gia đình là một mái ấm hạnh phúc, có chất liệu thương yêu, chăm sóc, nâng đỡ trong sự tôn trọng và bảo hộ lẫn nhau. Bạo lực gia đình thể hiện qua các lọai hình sau.

Bạo lực về thân thể

Chiếm khoảng tám mươi phần trăm trong các tình huống bạo lực. Phần lớn những người đàn ông trong vai trò là người chồng, người cha có thói quen “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” cho mình quyền buộc vợ con phải phục tùng. Từ đó thái độ ứng xử như quan toà đã không còn bận tâm đến cảm xúc của vợ con. Do vậy, chồng và cha trong tình huống này đã biến vợ con trở thành nạn nhân trực tiếp của lòng sân chưa được chuyển hóa. Rất nhiều trường hợp người vợ bị chồng đánh bầm tím, sưng mặt, ê đầu, mẻ trán, thậm chí có những trường hợp bị thương tích do dùng các loại vũ khí thể hiện sự bạo hành và có những tình huống tử vong. Số lượng tử vong do bạo hành thân thể gây ra tuy chỉ chiếm khoảng vài ba phần trăm nhưng đó cũng là con số khá báo động.

Theo tâm lý học Phật giáo, bạo lực thân thể chỉ là một tảng băng nổi trong mối quan hệ không còn đằm thắm giữa vợ và chồng, hay giữa cha mẹ và con cái. Còn phần quan trọng tiềm ẩn chi phối và tạo ảnh hưởng tiêu cực ngấm ngầm chính là thái độ của lòng sân, và nơi nào khi lòng sân xuất hiện thì tác hại bằng hành động, lời nói, hay việc làm được thể hiện. Do đó phòng chống bạo lực gia đình không chỉ đơn thuần ngăn cấm bằng luật pháp mà chúng ta cần phải tạo ra những môi trường, mời các tác nhân vốn sống trong thói quen của bạo lực phải được thực tập để chuyển hoá.

Thế giới hiện nay, người ta thường nỗ lực tổ chức những câu lạc bộ hay những trung tâm lánh nạn để bảo hộ cho chị em phụ nữ mỗi khi bạo lực gia đình xuất hiện, nhưng người ta lại không nghĩ đến việc tạo ra những trung tâm cai nghiện bạo lực gia đình để mời đấng mày râu, hoặc phạt họ riêng biệt trong một khu vực mà tính thời gian của việc thực tập đòi hỏi tương thích với mức độ hành vi bạo lực có thể có ở từng tác nhân.

Nếu không chuyển hoá được những nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực gia đình là thái độ lòng sân và nhận thức sai lầm, thì không chỗ này thì chỗ khác cũng trổ quả. Ví dụ, sau thời gian lánh nạn ở các trung tâm trở về nhà thì chuyện vẫn đâu vào đó, vì thái độ lòng sân của người chồng, người cha vẫn còn y nguyên. Do đó, lánh nạn chỉ là giải pháp cấp tính giải quyết tạm thời giống như tác dụng của những viên thuốc giảm đau, cơn đau có thể tan biến ngay tức khắc nhưng sau đó nguyên nhân của bệnh vẫn cứ tiếp tục ngấm ngầm khống chế gây đau khổ và đổ vỡ hạnh phúc gia đình.

Theo tinh thần Phật dạy, chúng ta phải thực tập hạnh từ bi. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ cần quán tưởng để năng lượng của lòng từ bi được tỏa ra trước nhất đối với những người thân thương, sau đó là những người xa lạ trong xã hội, và các loại động vật, môi trường sinh thái nói chung. Khi lòng từ bi vượt ra khỏi mọi ranh giới và giới hạn của phong tục tập quán, sắc tộc, tôn giáo, giới tính, lứa tuổi v.v..., thậm chí chủng loại sinh vật thì hạt giống tình thương này sẽ giúp cho những người có thói quen sống với bạo lực nhận diện ra rằng bạo động là một kẻ vô lương tâm. Hai yếu tố, hai phương diện đối lập một cách trời vực giữa thương yêu và hành hạ không thể nào tồn tại trong một con người có nhận thức, có nhân cách. Do đó sự thực tập phải gắn liền với một ý thức về nỗi xấu hổ nội tại, và xấu hổ xã hội rằng mỗi một hành động bạo lực của mình thể hiện trên thân thể cảm xúc của người vợ, người con, và những người thân là đồng nghĩa việc làm tắc nghẽn hạnh phúc của bản thân. Nhận thức như thế rất quan trọng, nó có khả năng tự điều chỉnh những thái độ ứng xử sai lầm, mà tảng băng nằm chìm bên dưới mới mang tính quyết định. Phá vỡ được tản băng chìm này thì tảng băng nổi của bạo hành gia đình mới kết thúc. Bằng không chúng ta chỉ làm công tác cứu hỏa tạm thời mà thôi.

Bạo lực về ngôn ngữ

Tác nhân của bạo lực ngôn ngữ có thói quen sử dụng ngôn ngữ đay nghiến, chửi bới, chì chiết, nói chung là ngôn ngữ đường phố không thể tìm thấy trong các tự điển văn hóa, các mục từ về đạo đức, hay những cụm từ, mệnh đề, câu chữ của những người trí thức, có nhân cách, có nhân phẩm. Cái gì đã làm cho ngôn ngữ bạo hành, bạo lực có mặt? Đó là bởi vì lòng sân chưa được chuyển hoá, nó rỉ giọt qua lời nói hoặc hành động tay chân.

Nhiều người không đánh vợ con, nhưng ngược lại họ chửi bới khiến người nghe rơi vào tình trạng khủng hoảng, nếu kéo dài thêm thời gian nữa có thể bị trầm cảm hoặc tâm thần. Hoặc khi gặp thất bại nào đó trong công việc làm ăn, một số người chồng thiếu sáng suốt, “giận cá chém thớt” quay ra đổ lỗi cho vợ con như những oan gia trái chủ, thay vì sáng suốt nghiên cứu nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến tình trạng thua lỗ. Khi giận xưng hô “mày tao”, hết giận “anh em” ngọt sớt. Điều này thể hiện hai nhân cách, hai cá tính khó có thể hình dung. Cho nên tảng băng nổi chỉ là một phần, còn tảng băng chìm mới là tất cả vấn đề.

Do đó hãy hạn chế, và chuyển hoá thói quen sử dụng ngôn ngữ bạo lực bằng cách thực tập ngôn ngữ từ ái. Người Phật tử tại gia đã được thực tập ngay ngày phát nguyện trở thành Phật tử. Trong giới thứ tư là giới không nói dối, được mở rộng phạm vi là không nói những gì quá sự thật mà nói mang tính đoàn kết và lòng thương yêu. Nói những gì có lợi, có giá trị xây dựng và đóng góp. Nói những gì mà từ nỗi khổ niềm đau, người ta trở nên phấn chấn vươn lên vượt qua những khốn khó trong cuộc đời.

Sự thực tập đó đóng vai trò rất quan trọng nhằm hạn chế tối đa đến tận gốc rễ bạo lực gia đình dưới hình thái ngôn ngữ. Nhiều người chồng trụ cột kinh tế của gia đình có thói quen khinh thường vợ. Phần lớn các chị em phụ nữ ở các nước châu Á đặc biệt là những tôn giáo nhất thần, nhân phẩm của họ không được tôn trọng. Chị em phụ nữ bị giới hạn đời sống trong gian bếp, trên chiếc giường, với công việc chăm sóc những đứa con. Hầu như phương tiện để tiếp xúc với thế giới tự do, thể hiện nhân cách, nhân phẩm và giá trị đóng góp không có mặt với phần lớn các phụ nữ trên thế giới. Đó chính là một nỗi đau, cũng chính là nỗi bất hạnh do chính các đấng mày râu là chồng, là cha, anh trai, em trai, chú trai, bác trai, cháu trai tạo ra cho vợ, mẹ, dì, bà, cô, thím, em gái, cháu gái của mình. Khi nắm quyền khống chế về kinh tế, không thương vợ con theo cái nghĩa “của chồng công vợ” thì những người đàn ông thô lỗ sẽ có thể toát ra ngôn ngữ kể công, không phản ánh nhân phẩm của mình.

Tất cả những ngôn ngữ bạo lực đều làm cho nhân phẩm người phụ nữ bị chà đạp một cách vô lương tâm, làm cho họ mặc cảm tự ti rồi sống trong trầm cảm dẫn đến lãnh cảm. Suốt cuộc đời như thế, hầu như họ không có cơ hội để tiếp nhận được hạnh phúc. Gương mặt, ánh mắt, dáng đi và thể hiện của họ bên ngoài trở thành buồn đau. Giả sử họ bị điếc, thì những lời chửi bới nặng nhẹ cũng sẽ không còn tác dụng nữa. Nhưng trên thực tế hai tai vẫn còn rất rõ mà mỗi ngày phải nạp vào, nếu không thực tập được sự buông xả, thì tất cả những năm tháng sống chung với người chồng bạo lực sẽ trở thành quãng thời gian biến thân thể và tâm mình thành một kho tàng rác rưởi của những điều bất hạnh.

Hoặc có những người chồng bạo hành ngôn ngữ bằng cách kể về những mối tình trước đây của mình để người vợ cảm thấy đau. Do vì cái đau và bất lực đó nên phải chiều theo những yêu cầu quá quắt hoặc thiếu chính đáng mà lẽ ra không nên có giữa mối quan hệ bình đẳng của vợ và chồng theo tinh thần Phật dạy.

Muốn chuyển hóa và nỗ lực thay đổi cá tính nhằm ngăn chặn một cách tối đa bạo lực ngôn ngữ, thì tác nhân bạo lực này cần phải có ý thức một cách rõ rằng, giao tế và sự truyền thông chính là thước đo đánh giá nhân phẩm bản thân. Trước nhất hãy thương chính mình bằng cách để cho nhân phẩm của mình được cao thượng. Khi nhận diện được điều đó thì mỗi lời nói do giận hờn, bực tức người thân sẽ là nỗi xấu hổ rất lớn, dần dà người ta có thể vượt qua được.

Phản quang là một trong những nghệ thuật đặt mình vào tư thế của người đối diện. Những người chồng có thói quen bạo lực bằng ngôn ngữ hãy tưởng tượng mình trong tư cách người vợ bị mắng chửi để cảm nhận cảm xúc như thế nào. Đặt mình trong bối cảnh như thế thì sự cảm thông sẽ dễ dàng có mặt. Thực tập ngôn ngữ từ ái là một trong những nghệ thuật rất căn bản để hoá giải bạo lực gia đình. Dĩ nhiên điều đó hơi khó đối với những người trình độ học vấn quá thấp, mỗi câu nói là một câu chửi thề. Họ muốn nhấn mạnh điều đó như một nét cá tính riêng nhưng không thấy việc sử dụng ngôn ngữ bạo lực như thế là xúc phạm không chỉ bản thân mà còn cha mẹ ông bà, vì phần lớn ngôn ngữ tục tĩu đều lấy mẹ cha ông bà ra mà nguyền rủa. Cho nên ngôn ngữ tục tĩu là cách thức làm tổn phước của con người rất lớn và làm cho người nghe khó chịu. Nếu không chuyển hoá nó, thì dần dà những người trong gia đình dễ bị tâm thần ở mức độ nhẹ hoặc nặng hơn là có thể bị điên cuồng.

Bạo lực về tinh thần

Bạo lực về thân thể và bạo lực qua lời nói đều có thể dẫn đến tình trạng khủng hoảng tinh thần, nhưng cũng có những loại hành động mặc dù không thể hiện bằng ngôn ngữ hoặc tay chân cụ thể, vẫn gián tiếp khiến nạn nhân cảm nhận và chịu đựng trong nỗi khổ niềm đau. Chẳng hạn khi giận vợ, người chồng chọn im lặng làm cách ứng xử trả thù. Tuyệt thông với vợ, không nói, không nhìn mặt, không ăn cơm chung, không ngủ chung, không giao tế và cấm đoán con cái không được thân cận với mẹ mặc dù mẹ nó không hẳn là người có lỗi. Cũng có những tình huống người vợ vô tình phạm lỗi không đáng kể, thay vì có thể hoá giải trong dăm ba phút bằng việc góp ý, nhưng những người chồng ích kỷ và độc ác lại thể hiện nó bằng cách hành hạ người thân của mình. Đó là điều mà các đấng mày râu nên lưu tâm.

Bạo hành tinh thần sẽ tạo ra nỗi sợ hãi tâm lý và đính kèm theo là nỗi khủng hoảng sâu nặng bên trong. Cảm giác bị nhục mạ nhân phẩm dẫn đến tình trạng ngột ngạt khó thở. Con người vốn có nhu cầu cơ bản bằng truyền thông ngôn ngữ, chữ viết, lời nhắn tin, mà người có hành vi bạo lực lại không muốn tiếp nhận, kháng cự, không tạo cơ hộ cho nạn nhân được giải bày, thì người đó đang giết nạn nhân của mình bằng một hành động rất nguy hiểm mà không cần bất kỳ loại vũ khí nào.

Bạo lực tinh thần là một trong những bạo lực nguy hại nhất bởi vì nó được đạo diễn một cách tinh vi, ngấm ngầm, nạn nhân không hiểu đầu đuôi, nguyên nhân từ đâu. Cho nên trạng thái chết dần chết mòn, đau lịm đe doạ ám ảnh nạn nhân thậm chí suốt cả cuộc đời. Nhiều người sau khi giải phóng khỏi gia đình bạo lực, đã không còn tha thiết việc tái hôn với bất cứ ai dù đó là người tốt gấp trăm lần tác nhân đã tạo ra bạo lực. Nỗi ám ảnh về quá khứ khổ đau khó có thể tháo gỡ. Điều đó cho chúng ta thấy tác hại của bạo lực tinh thần ghê gớm đến dường nào.

Thực tập trong tình huống này yêu cầu chúng ta trước nhất nhận thức hành động tác hại bằng tâm tưởng và thể hiện qua sự tuyệt thông vì những lý do vu vơ là hành động tội ác. Tác nhân gây ra những hành động này có thể lãnh lấy hậu quả điên loạn và tâm thần ở cuối cuộc đời, hoặc ở những kiếp sống về sau. Sau đó là thực tập thể hiện tâm bất hại một cách cụ thể đối với vợ con, và những người thân nói chung. Mỗi một hành động khiến người khác đau lòng, chúng ta phải liền biết mình đang vi phạm điều đạo đức rất đáng cấm kỵ. Do đó đạo đức học của Bồ tát nhấn mạnh đến vai trò của tâm. Vì nghệ thuật ngoại giao, sự khéo léo ngụy trang giả tạo, người ta đã không bộc lộ tâm tưởng xấu ác muốn nhục mạ, hãm hại bên trong, muốn khiến người khác khổ đau khi cảm xúc chưa được chuyển hóa, đến lúc đó nỗi khổ niềm đau vẫn còn hiện hữu và vẫn còn là nỗi đe dọa hạnh phúc con người nói chung. Do vậy, phải thực tập chuyển hóa tâm hại người khác thì các hành vi bạo hành thân thể và lời nói mới có thể được chuyển hóa dần dần cho đến dứt điểm.

Bạo lực về tình dục

Đây là loại bạo lực tế nhị đối với rất nhiều nền văn hóa khác nhau. Nhiều người vì mặc cảm, nên cố giấu giếm việc mình đang trong nỗi khủng hoảng của bạo lực tình dục. Người chồng nặng tình dục thường quan niệm vợ mình là trò chơi phục vụ giải trí khi cần.

Gần đây báo chí đưa tin rất nhiều phụ nữ trẻ đẹp ở các vùng thôn quê, do tổn thất kinh tế, nghèo khó muốn đổi vận mệnh đồng thời giúp cha mẹ được sống sung túc nên đã kết hôn với đàn ông Đài Loan, Hàn Quốc. Phần lớn cặp đôi trong tình huống kết hôn này đều chênh lệch tuổi khá lớn. Những người đàn ông lớn tuổi có nhu cầu tình dục quá nặng đã khiến các cô vợ trẻ, non nớt phải sống trong tháng ngày đầy ắp nước mắt, khi phải thường xuyên phục vụ chuyện chăn gối với người đáng tuổi cha chú mình. Nỗi khổ niềm đau vì cảm giác mình chẳng khác một chiếc lá trôi dạt giữa chốn lầu xanh dưới danh nghĩa hôn nhân hợp pháp được các tổ chức đứng ra giới thiệu nhưng thực tế chỉ là sự mua bán tình dục mà thôi. Chỉ vì kiến thức về lĩnh vực hạnh phúc gia đình quá kém, cũng không có bất cứ phương tiện gì để khôi phục hoặc tạo dựng tương lai cho bản thân, nên một số phụ nữ nông thôn đành chấp nhận số phận mà không có sự lựa chọn khôn ngoan nào khác.

Bạo lực tình dục được thể hiện qua sự ép chăn gối đối với vợ, thậm chí là con gái, cháu gái hoặc những người phụ việc trong gia đình. Khi thái độ tâm lý, tình thương và tình yêu không có, cho nên sự thỏa mãn tính dục trong trường hợp này chỉ là sự cưỡng bức. Một nhà tư tưởng phương Tây đã phát biểu: “Quan hệ vợ chồng nếu không có tình yêu thì đó chỉ là sự cưỡng hiếp”. Dĩ nhiên khi đặt câu nói đó trong trường hợp không có mặt, người ta sẽ không thấy rõ mức độ bạo lực về tình dục. Nhưng hiện nay, phong trào đấu tranh quyền lợi phụ nữ được nâng cao thì bạo lực tình dục làm cho phụ nữ cảm thấy mình còn thua một con vật hay các món đồ chơi. Đó cũng là một kiểu hành hạ về tinh thần.

Một vài trường hợp, chồng buộc vợ xem những bộ phim hay hình ảnh khiêu dâm, mà bản chất và nhân phẩm người vợ không thích ứng với loại hình ăn chơi đặt nặng vào sự hưởng thụ này. Bộ luật gia đình khẳng định, ép khiêu dâm cũng là một bạo lực về tình dục vì nó hạ thấp hay chà đạp nhân phẩm người phụ nữ. Tình trạng trong lúc vợ đang ngủ, bỗng bị đánh thức bởi người chồng nặng sinh lý, bị buộc phải chiều theo cơn đói khát về tính dục của chồng, đó cũng là một trong những lý do dẫn đến kết cục ly hôn. Cuộc hôn nhân dựa trên sự trao đổi giữa đời sống tình dục và việc hỗ trợ kinh tế cho gia đình vợ, dần dà người phụ nữ cảm thấy nhân phẩm của mình không được tôn trọng, hạnh phúc chết dần chết mòn, chỉ sau khoảng năm năm hôn thú, những cuộc hôn nhân phát xuất từ hưởng thụ tính dục và tiếp nhận kinh tế như thế sẽ đổ vỡ nghiêm trọng. Những khi vợ đau ốm, thay vì chồng dành tình cảm thương yêu chăm sóc thì một số ông chồng lại thờ ơ chỉ nghĩ đến nhu cầu sinh lý bản thân, buộc vợ phải phục tùng.

Thái độ không hài lòng của vợ là một trong những nỗi ám ảnh khiến nhiều ông chồng bao gồm từ kẻ thô lỗ, thất học đến người trí thức nhưng không làm chủ bản chất tính dục sẽ trở nên những kẻ độc ác, thậm chí bạo dâm gây điên loạn ở rất nhiều chị em phụ nữ. Cho nên tình trạng đánh vợ thừa sống thiếu chết diễn ra khá phổ biến, đặc biệt khi rượu chè hoặc những áp lực ngoài xã hội tác động chi phối, lúc đó người vợ sẽ là nạn nhân thảm hại nhất.

Để chuyển hóa hành vi bạo lực tình dục, đạo lý nhà Phật dạy, người chồng, người cha hãy thực tập tiết hạnh, thay thế bằng niềm vui của đời sống nội tại. Đó là lý do cứ nửa tháng, Phật giáo thường tổ chức Bát quan trai giới, nhằm giúp cả vợ lẫn chồng trở thành người xuất gia trong vòng hai mươi bốn giờ đồng hồ. Khi tiếp nhận tám giới quan trai thì quan hệ tính dục, thậm chí chỉ hôn hít bên ngoài cũng bị cấm kỵ. Mục đích để những người nặng tính dục có cơ hội dừng bản năng và chuyển hóa bản năng đó thành tình thương yêu và sự chăm sóc. Sau một ngày thực tập như vậy, tình thương được nâng cấp ở mức độ cao hơn, không còn bị ám ảnh bởi sự hưởng thụ tính dục mà theo các nhà khoa học, nó chỉ diễn ra vài giây trong não bộ. Tính cách tạo bởi vô thường và ảo giác không nên trở thành sự khống chế. Dĩ nhiên, bản năng hưởng thụ giới tính vốn có sẵn từ khi con người mới sinh ra, tuy nhiên chúng ta vẫn phải nỗ lực thực tập thì mới có thể vượt qua, tiết dục và chuyển hóa. Bằng không, sức khỏe tuổi thọ sẽ bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, người nghiện tính dục sẽ không còn cảm giác hạnh phúc nào hơn, trong khi thực tế có hàng trăm nghìn hạnh phúc trên phương diện tinh thần, giá trị đạo đức, văn hóa và tâm linh nói chung. Do đó, chúng ta phải làm quen với bản chất và cấp loại thôi thúc để không bị đắm nhiễm trong sự hưởng thụ tính dục, mà theo Phật giáo nếu lún sâu thì tương lai tái sinh có thể rơi rớt vào cảnh giới của các loài động vật.

Kinh Địa Tạng có nêu ra một dữ liệu cần lưu tâm. Đó là người nặng về tính dục có khuynh hướng bạo lực tình dục, khi chết sẽ tái sinh làm loài bồ câu, chim sẻ và uyên ương, vì năng lượng tính dục ở các loài này rất cao. Chúng ta có thể tham khảo các loại sách động vật học, loài bồ câu mỗi ngày có thể quan hệ giới tính đến vài chục lần, chúng chỉ biết đến loại hưởng thụ đó, ngoài ra không biết gì hơn. Từ thái độ đó mà loài bồ câu rất chuộng cái đẹp vì sắc dục luôn song hành. Người nam hưởng thụ tính dục thông qua nhan sắc. Do đó muốn nuôi giữ loài bồ câu, chủ nhân của nó phải thiết kế lồng thật đẹp, bồ câu sẽ dẫn thêm bạn về. Nếu lồng không đẹp, thực phẩm không ngon, nó sẽ kéo cả đàn đi chỗ khác. Sự hưởng thụ tính dục còn nguy hiểm ổ chỗ nó kéo theo nhiều tệ nạn xã hội khác. Do đó, cần phải thực tập chuyển hóa ở mức độ đáng kể để đời sống gia đình thực sự an vui.

Bạo lực về tài chính

Thường xảy ra trong các gia đình mà người nam làm trụ cột kinh tế, người nữ trở thành phụ thuộc. Phụ nữ Ấn Độ, Pakistan, và những quốc gia Trung Đông có nền văn hóa Hồi giáo hoặc thuộc bất cứ địa dư nào mà vấn đề trọng nam khinh nữ có mặt, thì hầu như chị em phụ nữ phải sống trong sự lệ thuộc kinh tế của người chồng, người cha, người em trai mình. Do đó, khi bất hòa xảy ra, bạo lực tài chính cũng đồng thời xuất hiện. Chẳng hạn, nếu lấy phải người chồng có thói quen kiểm soát chi tiêu từng ly từng tí thì người vợ sẽ cảm thấy bó buộc.

Do đó, bạo lực tài chính làm cho người khác phải lệ thuộc tiền nong, phải ngửa tay xin xỏ. Người cho cũng hiếm khi cho với sự trân trọng như lời Phật dạy trong kinh Thiện Sinh, rằng thỉnh thoảng hãy tặng quà nhỏ cho người thân để thể hiện tình yêu thương và thái độ quan tâm chăm sóc. Tác nhân tạo bạo lực tài chính sẽ lấy điểm yếu ở đa số chị em phụ nữ trong nhu cầu tiêu thụ cho thời trang, mỹ phẩm, sắm sửa, mà đưa họ vào thế bị lệ thuộc, thậm chí phải chấp nhận bạo lực về tình dục.

Thế giới đã nhiều lần lên án những ông chồng có thái độ ứng xử lấy đồng tiền làm thước đo các mối quan hệ xã hội để hành hạ và khống chế người khác. Nhiều người vợ đã bị cấm không được giữ tiền ngân hàng, tức là không có tài khoản riêng. Mỗi lần đi đâu, làm gì phải ngửa tay xin. Hoặc Nhiều người vợ không được đi làm, để tình trạng lệ thuộc kinh tế làm cho người đó gắn bó mãi bên chồng. Thực tế người chồng càng ích kỷ, cấm đoán chừng nào thì người vợ càng xa cách dần chừng đó.

Mấy năm trước, giảng tại Hoa kỳ chúng tôi đã có cơ hội được nghe kể về những nạn bạo hành tài chính diễn ra trong một số gia đình. Cho nên sau một hai năm hôn thú, khi đã có thẻ xanh, các chị em phụ nữ đã mạnh dạn ly dị để đứng lên bằng bàn tay, khối óc, sự khôn ngoan phù hợp luật pháp và đạo đức, không còn lệ thuộc vào những ông chồng ích kỷ, tính toán và lấy đó làm cái cớ để hành hạ.

Để thực tập chuyển hóa thói quen bạo lực tài chính, phương pháp tối ưu là thực tập bố thí và buông xả. Bố thí và buông xả dạy chúng ta khi tặng phẩm từ bàn tay của mình trao cho người khác, đặc biệt là vợ và những người thân thì ngay từ thời điểm đó, nó không còn là sở hữu của mình. Tính sở hữu chủ của chúng ta đã được kết thúc. Khi sở hữu chủ không còn trên một sở hữu vật thì chúng ta không có lý do gì lấy đó làm cái cớ hành hạ cảm xúc buộc người thân phải chiều theo những yêu cầu quá đáng của chúng ta. Sự thực tập này đính kèm sự thực tập vô ngã. Khi tập thái độ buông xả bằng tất cả sự trân trọng và quý mến, lúc đó tặng phẩm sẽ có giá trị nhất định và người tặng sẽ không còn bám vào vật chất như cái cớ để hành hạ người khác, huống chi đó lại là vợ con trong gia đình. Việc giúp đỡ đó không chỉ thể hiện tình thương yêu mà còn là trách nhiệm nếu chúng ta biết quý trọng hạnh phúc gia đình.

Các bước thực tập trên giúp tháo gỡ những nhận thức sai lầm và nông cạn để người vợ không mặc cảm rằng họ là một ký sinh trùng, một dây tầm gửi bám víu vào chồng. Còn đối với những người nữ có nền kinh tế hơn chồng lại càng phải khéo léo nhiều hơn, bằng không, tính tự ái của người nam phải sống bám vào chéo áo của vợ thì hạnh phúc gia đình đó sẽ mau đổ vỡ. Người chồng tỷ phú có thể sống thương yêu và chăm sóc với người vợ không danh phận, không kiến thức, không có vai trò vị thế xã hội nhưng người vợ thành công, có vai vế xã hội nếu lấy phải người chồng thất nghiệp thì sự ứng xử bạo lực tài chính có nguy cơ xảy ra ở mức độ khá cao. Đó là kết quả xã hội học nghiên cứu về bao lực gia đình cho thấy.

Cho nên nếu một trong hai vợ chồng thành công thì chúng ta phải ý thức rất rõ việc giúp đỡ của bản thân cho vợ, phía bên vợ, cho chồng, phía bên chồng là một tặng phẩm theo nghĩa bố thí vô điều lệ. Lúc đó tình thương yêu được bù đắp và nhân quả theo đó có ý nghĩa sâu sắc, hơn là chúng ta tính toán lấy cớ để đòi hỏi những nguyên lệ ưu tiên buộc người tiếp nhận phải chiều ý trong tâm trạng ngột ngạt, không thoải mái. Thực tập bố thí rộng lượng, buông xả các sở hữu tài vật, không chấp vào cái tôi sẽ làm cho việc giúp đỡ lẫn nhau trong gia đình là một nhu cầu, chứ không phải cái cớ để bắt buộc.

Bạo lực về xã hội

Đây là hình thái đày đọa cảm xúc, hành hạ tinh thần, cô lập hóa về phương diện giao tế xã hội để nạn nhân không còn chỗ cầu cứu, cắn răng chịu đựng sống khổ đau. Người ích kỷ có hành vi bạo hành về xã hội thường sợ mất. Họ luôn thể hiện điều đó bằng sự quan tâm chăm sóc, trên thực tế là đang giam nhốt tự do ở người được thương.

Các đây không lâu, một bộ phim Hollywood nói về bạo lực gia đình. Phim dựa trên câu chuyện có thật. Danh tánh của các nhân vật được thay đổi để đảm bảo sự riêng tư. Bạo lực gia đình này xuất phát từ cơn ghen của người vợ. Bởi vì, anh chồng bảnh trai đi đến đâu là các cô nàng thương để ý cho nên cô ta sợ bị mất. Rồi cô ta chở người chồng tìm cách lủi vào lề làm cho người chồng bị thương tật.

Âm lịch

Ảnh đẹp