Chết Đi Về Đâu


Thích Nhật Từ Nhà Xuất Bản Văn Hóa Sài Gòn
20/10/2011 11:07 (GMT+7)
Số lượt xem: 73581
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

MỤC LỤC   Lời giới thiệu   Nơi sẽ sinh về Quan điểm của các tôn giáo triết gia Con thuyền và lục bình trôi sông Cận tử nghiệp có định hướng Lão phú hộ và thân phận con chó Buông xả để nhẹ nhàng ra đi Tâm lý trong cận tử nghiệp Thuật phóng thích tâm lý tiêu cực Lựa chọn cõi đi về


 

Chết đi về đâu

Chim Ưng trung thành

Chết không phải là hết

Nguồn điện của bóng đèn

Tập tục và quan niệm tống táng

Chết đi về đâu

Không tiếc nuối cái chết

Thuật hỗ trợ hương linh

Chết tái sinh theo nghiệp

Định hướng nghiệp tích cực

Nghiệp cảm tương ứng trong tái sinh

 

Tử nạn và tử tù

Tử nạn - Một loại hình hoạnh tử

Tử nạn - Thái độ và các phản ứng tâm lý

Bản chất nghiệp và thọ mạng

Tử tù - Dưới cái nhìn Phật giáo

Nhà tu trong nhà tù

Vua Tần-bà-sa-la và oán oan tử tù

 

Vĩnh biệt cuộc đời

Chết là một bến đò

Cái chết của người điện

Cái chết ở làng Thiên Lôi

Không có âm phủ để trở về

Đôi tình nhân và nghĩa cử cao thượng

Người chết sống lại


 

 

LỜI GIỚI THIỆU

 

 

 Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn.

 Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ.

 Chết đi về đâukhông nhằm giải đáp “cảnh giới đi về” của mọi người và mọi loài mà nhằm phân tích dưới góc độ Phật học sự tương thích về nhân quả và nghiệp của con người trong tiến tình tái sinh.

 Triết học Phật giáo xác định rõ chết không phải là sự kết thúc vĩnh viễn của một kiếp người, trên thực chất chỉ là một dấu chấm rất nhỏ trong tiến trình sanh tử vốn không có bắt đầu và không có kết thúc. Triết học Phật giáo còn xác định khái niệm âm phủ mà nhân gian thường sử dụng mô tả cảnh giới vĩnh hằng sau khi chết, chỉ là một ý niệm sai lầm và gây ảnh hưởng tiêu cực trong tiến trình tái sinh tự nhiên của nghiệp.

 Vì nghĩ rằng có âm phủ, nhiều tang gia hiếu quyến phải mua giấy vàng mã, nhà giả và người nộm rất đắt tiền rồi thiêu đốt một cách hoang phí. Dựa vào lời Phật dạy, tác giả hướng dẫn các kỹ năng buông xả trước lúc ra đi để cái chết diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng và thanh thoát. Theo đó, người đối diện cái chết khỏi phải bận tâm mình đã sống được bao nhiêu năm trên đời, thay vào đó là chánh niệm “sống như thế nào”.

 Theo tác giả, chánh niệm về cách thức sống sẽ làm cho cuộc sống có chất lượng hơn. Sống tích cực, năng động, tinh tấn hướng về chân thiện mỹ, bây giờ và tại đây, chính là làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn. Sống lương thiện, đạo đức trong tinh thần phụng sự với thái độ vô ngã vị tha thì ngay cái chết, dù chết như thế nào, người ra đi chắc hẳn sẽ có “một cõi đi về” thích hợp.

 NXB Văn Hoá Sài Gòn

 

(daophatngaynay.com)

Âm lịch

Ảnh đẹp