21/10/2011 21:22 (GMT+7)
Số lượt xem: 81585
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Chúng ta vẫn thường tự hào rằng Việt Nam là đất nước có truyền thống theo đạo Phật. Vậy thì với lực lượng Phật tử đông đảo như vậy, vì lý do gì chúng ta lặng im trước những biểu hiện xâm phạm tính tôn nghiêm của Phật giáo - tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở nước ta như thế? Liệu có quá lời nếu gọi đây là thách thức lớn đối với Phật giáo Việt Nam?



Trước tiên là tại Thành Phố HCM rồi đến Thủ đô Hà Nội, hai thành phố là hai trung tâm hành chính, lịch sử - văn hóa lớn của cả nước, Hà Nội còn là kinh đô Phật giáo từ thế kỷ thứ 10 đến  thế kỷ 14 mà lại xảy ra chuyện lấy tên của đức Thế Tôn đặt cho quán Bar and Grill (rượu và đồ nướng) cùng tiệm Spa.

Phật giáo và danh xưng của Đức Phật vốn đã được cả Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc công nhận là biểu tượng của hòa bình. Thiết nghĩ đây không chỉ là câu chuyện của mỗi cá nhân mà nó thuộc về trách nhiệm của GHPGVN và toàn thể tín đồ Phật giáo Việt Nam nói riêng, tín đồ Phật giáo trên thế giới nói chung.

Đó là sự xúc phạm tôn giáo một cách công khai. Lấy danh hiệu mà chúng ta hằng ngày đang trì niệm để kinh doanh Spa, Bar, Grill… các cơ sở kinh doanh trên họ là ai? Có lẽ họ không phải là người theo đạo Phật bởi vì nếu là tín đồ Phật giáo thì không ai mang đặt hình Phật trong nhà vệ sinh, hoặc lấy biểu tượng chữ Vạn trong Hoa sen để treo lơ lửng trong phòng massage như vậy được.

Dưới thời phong kiến, vua đầu triều và mỗi khi có vị vua mới lên ngôi sẽ ban hành quy định mới về việc đặt tên. Nếu có tên người hoặc địa danh trùng với tên thành viên trong hoàng tộc thì tên người hay địa danh đó sẽ phải đổi lại, ví dụ như tỉnh Thanh Hoa phải đổi thành Thanh Hóa, chợ Đông Hoa ở Huế phải đổi thành Đông Ba. Còn hôm nay, với tôn hiệu Phật mà 1,3 tỷ người đang theothì hành vi mang tôn hiệu đó dùng cho mục đích kinh doanh bất kính như thế này thật đáng quan ngại. Nếu cứ tiếp tục tình trạng như hiện nay thì mai này không biết sẽ còn có quán nhậu Buddha, karaoke Buddha… lũ lượt kéo nhau ra đời?

Một điều đáng chú ý là, mấy ngày vừa qua, khi dư luận Phật tử phản ứng dữ dội thì tuyệt nhiên không thấy cơ quan giáo hội lên tiếng? Ở đất nước Hồi giáo như Indonesia, chỉ với hơn 2 triệu tín đồ Phật giáo (chiếm 1% dân số), người ta đã lên tiếng phản đối về câu chuyện tương tự và mang lại hiệu quả tích cực.

Trong khi đó tại Việt Nam, theo thống kê của Ban Tôn giáo năm 2005, toàn quốc hiện có gần 10 triệu tín đồ Phật giáo, còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường...

Chúng ta vẫn thường tự hào rằng Việt Nam là đất nước có truyền thống theo đạo Phật. Vậy thì với lực lượng Phật tử đông đảo như vậy, vì lý do gì chúng ta lặng im trước những biểu hiện xâm phạm tính tôn nghiêm của Phật giáo - tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở nước ta như thế? Liệu có quá lời nếu gọi đây là thách thức lớn đối với Phật giáo Việt Nam?

Mạn phép nêu lên mấy lời so sánh để thấy lòng tôn kính mà chúng ta đang thể hiện đối với đức Thế Tôn. Thử hỏi ở các tôn giáo khác, người ta có đem những cái tên như Mohamad, Jesus - tên vị giáo chủ của mình ra sử dụng tùy tiện như vậy hay không? Tinh thần Phật giáo Việt Nam ngày xưa đâu rồi? - Một câu hỏi đã quá quen thuộc nhưng cũng nên suy ngẫm lắm thay.

Nguon: http://www.phattuvietnam.net/diendan/16721.html


Âm lịch

Ảnh đẹp