05/01/2012 20:38 (GMT+7)
Số lượt xem: 277230
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Ngày 25/12/2011, đại lễ lạc thành Kỷ Niệm Quán Phật Đà được tổ chức trọng thể tại Phật Quang Sơn - Đài Loan, vinh dự cung đón chư cao tăng Trưởng lão Phật giáo hai bờ Đại Lục & Đài Loan, Tổng thống Mã Anh Cửu - Lãnh đạo Đài Loan; ông Ngô Bá Hùng - Chủ tịch Vinh dự Đảng Dân Quốc Trung Quốc và hơn 4 vạn tín đồ đến tham quan chiêm bái.

Đại lễ lạc thành & hoạt động khai mạc khánh chúc Kỷ Niệm Quán Phật Đà sẽ tổ chức liên tục 8 ngày. Phật Quang Sơn dự tính đến tết Nguyên Đán sang năm sẽ thu hút khoảng 50 vạn du khách đến tham quan. Theo một số giới truyền thông cho rằng, sau khi lạc thành Kỷ Niệm Quán Phật Đà, khách du lịch sẽ đem đến rất nhiều lợi ích cho những danh lam thắng cảnh tại miền Nam Đài Loan.

Phía Đại Lục nhận lời mời của Phật Quang Sơn - Đài Loan, Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc và Cục Sự vụ Tôn giáo Quốc gia, công cử đoàn tham quan do Pháp sư Tâm Trừng - Phó Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc làm Đoàn trưởng; bà Quách Vĩ - Cục Tôn giáo Quốc gia, Chủ nhiệm văn phòng Đài Loan, Ma Cao, Hồng Kông; ông Vương Băng - Phó Cục trưởng Cục giao lưu văn phòng Quốc Vụ viện Đài Loan làm Cố vấn, cùng chư sơn Trưởng lão, các Pháp sư và 60 tín chúng đến Phật Quang Sơn tham dự đại lễ Lạc thành, đồng thời tham gia Pháp hội chúc nguyện "Thế giới hòa bình - Lưỡng Ngạn (Đại Lục & Đài Loan) hòa hợp"

Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu phát biểu trong buổi lễ khai mạc: "Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, vì vậy họ bằng lòng đem những vật chí bảo của Phật môn giao cho đoàn thể Phật giáo Đài Loan bảo quản, đây cũng là sự khẳng định cao độ cho nền phát triển của Phật giáo Đài Loan chúng ta."

Pháp sư Tâm Trừng - Phó Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo kiêm đại biểu Đoàn Phật giáo Đại Lục phát biểu: "Phật giáo hai bờ đều phụng thờ chung đấng từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, có thể nói cùng uống chung một nguồn sữa pháp, dân chúng hai bờ đều là con cháu của Viêm Hoàng (Viêm đế và Hoàng đế: Thủ lĩnh của hai bộ lạc thuộc khu vực sông Hoàng hà Trung nguyên thời thượng cổ), cùng cội cùng nguồn. Ngày nay, cộng đồng Phật giáo Đại Lục & Đài Loan thông qua hình thức đặc biệt của pháp hội cầu nguyện 'Thế giới hòa bình - Lưỡng ngạn hòa hợp', chính là Phật giáo hai bờ chúng ta đồng nguyện đồng hành, cùng dòng giống, cùng tổ tiên, cùng cội nguồn." Đồng thời, Pháp sư Tâm Trừng đại diện Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc tặng tượng Phật vàng cho Đại sư Tinh Vân.

Tiếp theo là nghi thức cầu nguyện dưới sự chủ trì của chư sơn Trưởng lão hai bờ: Trưởng lão Tùng Thuần, Pháp sư Tâm Trừng, PS Thu Sảng... (Trung Quốc); PS Tâm Định, PSTâm Bồi, PS Quả Đông, PS Minh Quang... (Đài Loan) tất cả 11 vị đồng trì tụng Văn Kỳ Nguyện, cùng chúc nguyện thế giới hòa bình, Phật giáo hai bờ hòa hợp. Có khoảng 10 vạn người đến từ trong và ngoài nước cùng tham gia.

Được biết, Kỷ Niệm Quán Phật Đà có hàng loạt hoạt động chúc mừng bao gồm: Lễ khai mạc Kỷ Niệm Quán Phật Đà và các phòng triển lãm; biểu diễn "Sở Phong Tương Vận" (楚风湘韵) -  vũ nhạc Dân gian, Hồ Nam; nghìn vạn chư tăng cung nghinh xá lợi Phật và lễ an vị; Đại lễ lạc thành Kỷ Niệm Quán Phật Đà; lễ khai quang; lễ phụng nạp (thu nhận phụng thờ); Pháp hội cầu phước bình an; lễ chúc phúc quyến thuộc Bồ Đề và hôn lễ hóa Phật giáo trăm năm hảo hợp; Pháp hội truyền đăng...

Kỷ Niệm Quán Phật Đà tọa lạc tại Phật Quang Sơn, thành phố Cao Hùng, Đài Loan trải qua 9 năm xây dựng mới hoàn thành, ngày 25/12, Tổng thống Mã Anh Cửu tham gia nghi thức cắt băng lạc thành. "Kỷ Niệm Quán Phật Đà" tổng diện tích 100 ha, quay lưng về hướng tây nhìn về hướng đông, đối diện Cao Bình Khê (con sông lớn thứ hai của ĐL), tựa vào khe núi, là một quần thể kiến trúc với khí thế hùng vĩ, bố cục cẩn thận chặt chẽ. Xuyên qua Chánh Quán là con đường "Thành Phật Đại Đạo" rộng thênh thang, hai bên bốn ngôi bảo tháp đối lập. Cuối đường là "Quảng trường Bồ Đề" và Chánh Quán, phía sau Chánh Quán là tôn tượng "Phật Quang Đại Phật" ngồi bằng đồng cao nhất thế giới, tổng chiều cao 108m, là Đại Phật được đúc bằng đồng cao nhất thế giới hiện nay.

Bên trong Kim thân Đại Phật tôn trí 100 vạn bản Tâm Kinh do hàng trăm người sao chép tay. Báu vật trân quý cốt lõi của Kỷ Niệm Quán Phật Đà, chính là xá lợi răng Phật hiếm có trên đời. Theo kinh điển ghi chép, sau khi đức Phật nhập niết bàn, xá lợi răng Phật chỉ lưu lại có ba chiếc, một chiếc tại Phật Quang Sơn, hiện nay đem tôn trí trong điện Phật Ngọc - Kỷ Niệm Quán Phật Đà, để tín chúng cúng dường, chiêm ngưỡng, lễ bái và đã trở thành trọng điểm cho hàng tín chúng.

Kỷ Niệm Quán Phật Đà có 8 bảo tháp đại biểu cho "Bát Chánh Đạo", 4 Chánh Giác Tháp đại biểu "Tứ Thánh Đế", 48 gian địa cung và 8 thiên cung. 48 địa cung này, cũng là tinh hoa chính của Kỷ Niệm Quán Phật Đà. Bên trong cất giữ những văn vật có đủ tính kỷ niệm và tính hiện đại. 48 địa cung này dự định mỗi 100 năm sẽ mở một gian, để 4800 năm sau mọi người sẽ biết sự sinh hoạt của con người theo từng mỗi niên đại; Kỷ Niệm Quán Phật Đà cũng không cần bán vé vào cửa, hy vọng có thể khiến cho mọi người mỗi lần đến tham quan sẽ cảm nhận được bầu không khí không giống nhau, là nơi có thể tịnh hóa tâm linh, có thể thăng hoa nhân cách, có thể thay đổi tâm trạng và phong thái chính mình. .

Ý nghĩa xây dựng Kỷ Niệm Quán Phật Đà là gì? Đại sư Tinh Vân giải thích, xây cất Phật quán và xây cất con đường cao tốc ý nghĩa cũng như nhau, đó là đem đến niềm hoan hỷ, phương tiện cho mọi người. Nhưng điều khác nhau là: công trình giao thông xây dựng phần cứng, Phật Quán là kiến thiết lịch sử, là xây dựng nhân tâm, "Tôi cũng từng nói qua, người nào có thể có quan niệm 'vô ngã', thì người đó có thể hưng kiến Kỷ Niệm Quán Phật Đà."

Đại sư Tinh Vân nói, Kỷ Niệm Quán Phật Đà với lối kiến trúc hoành tráng, tất cả mô hình thiết kế  đều dung hợp nền văn hóa cổ kim Trung & Ấn, cho thấy nhiều thủ pháp được kết hợp bởi đa công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Bên trong bố trí đầy đủ các kỹ thuật khoa học hiện đại, chính diện tôn trí xá lợi Phật, các nơi trưng bày văn vật Phật giáo, Mỹ thuật quán, Tàng kinh lâu và Tập hội đường.

Xây cất Kỷ Niệm Quán Phật Đà là để hoằng pháp và giáo dục, với sự vĩ đại của đức Phật có thể so sánh với cái nhỏ bé của nhân loại. Hy vọng mọi người khi đến Kỷ Niệm Quán Phật Đà đều có thể thay đổi được tâm trạng và khí chất của chính mình, rồi sau đó dùng tâm sùng kính lễ Phật, hành theo Phật, học tập theo Phật.

Đại sư Tinh Vân - Tông trưởng khai sơn Phật Quang Sơn nói: "Đức Phật rất vĩ đại, Pháp thân của ngài khắp cả hư không; có rất nhiều cảnh tượng kỳ diệu nổi tiếng trên thế giới, bất kể Kỷ Niệm Quán Phật Đà trong tương lai có trở thành một kỳ quan hay không, nhưng nếu người trên toàn thế giới chỉ cần biết nơi đây là Kỷ Niệm Quán Phật Đà, thì có thể biết đây là báu đảo Đài Loan."

Đại sư ra đời, xuất gia tại tỉnh Giang Tô - Trung Quốc, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, Đại sư đến Đài Loan hoằng pháp và sáng lập Phật Quang Sơn. Vị Đại sư này kết hợp sự kinh nghiệm của chính mình, và một cách thiết thực, Đại sư nói hòa bình là quý báu nhất, hy vọng hai bờ Đại Lục & Đài Loan luôn giữ tình hữu nghị hòa bình, thế giới hòa bình.

Tổng thống Mã Anh Cửu - Lãnh đạo Đài Loan (phải); ông Ngô Bá Hùng - Chủ tịch Vinh dự Đảng Dân Quốc Trung Quốc và Đại sư Tinh Vân - Tông trưởng khai sơn Phật Quang Sơn cùng tham dự khai mạc Kỷ Niệm Quán Phật Đà


Pháp sư Tâm Trừng tặng tượng Phật vàng cho Đại sư Tinh Vân


Phật Quang Đại Phật - tượng Phật ngồi cao nhất thế giới, sừng sững trên Kỷ Niệm Quán Phật Đà


Pháp cổ trước Kỷ Niệm Quán Phật Đà


Phật Tổ trong tư thế nằm - hào quang rực rỡ tại phòng triển lãm


Quan Âm Thiên thủ trong điện Quan Âm - Kỷ Niệm Quán Phật Đà


Tượng Phật Di Lặc ngồi, có thể mở miệng nói "cung hỷ" (xin chúc mừng) bằng các thứ tiếng: Phổ thông, tiếng Phúc Kiến, tiếng Anh







Tịch Nhiên dịch - phattuvietnam


















Âm lịch

Ảnh đẹp