Người dân thắp
đèn gần Đại Chiêu tự, thủ phủ Lhasa - Ảnh: China Daily
Theo truyền thống Tây Tạng, lễ hội thắp
đèn là một trong những lễ hội lớn và phổ biến kéo dài trong một ngày, được tổ
chức hàng năm vào ngày 25 của tháng thứ 10 theo lịch Tây Tạng. Lễ hội được tổ
chức để tưởng niệm Đức Tông Cáp Ba (Je Tsongkhapa, 1357-1419), được xem là hóa
thân của Bồ-tát Văn Thù và là Tổ sáng lập truyền thống Tân Kadam (Gelug) của Phật
giáo Tây Tạng.
Theo nhà nghiên cứu Lukyab Tsering, thuộc
Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc - Tây Tạng lễ hội này có nguồn gốc từ thế kỷ
15, người dân Tây Tạng thắp đèn để tỏ lòng kính ngưỡng ngày nhập Niết-bàn hay
ngày Giác ngộ của Đức Tông Cáp Ba, người sáng lập Phật học viện Tân Kadam.
Lễ hội
Phật giáo này được tổ chức rộng rãi trong các tu viện Tân Kadam lớn tại Tây Tạng như Gadan, Sera, Drepung, Tashilunpo và
các tu viện khác như Kumbum (thuộc tỉnh Qinghai) và Labrang (thuộc tỉnh Gansu).
Trong đó, Đại Chiêu tự (Jokhang Temple) là trung tâm hành hương chính, nơi hội
tụ của hàng trăm ngàn hành giả đến cầu nguyện.
Lễ
hội gồm các hoạt động tâm linh với nghi thức thổi kèn sừng linh thiêng, thắp đèn,
xông hương bách xà, kinh hành trong các chùa và tu viện... Theo người dân Lhasa
và người Tây Tạng, sau lễ hội này, mỗi người được xem như thêm một tuổi mới.
Huệ Trần (Theo
China Daily)