Nói
đến ngày Tết Âm lịch, còn được gọi là Tết Nguyên Đán hay Tết Cổ truyền
của dân tộc, từ lâu đả có một vài ý kiến trong việc so sánh tương quan lợi - hại và được - mất giữa âm và dương lịch (bài viết này xin được dùng từ Tết Tây vàTết Ta).
Nhất là đối với thế lực xâm lược và đô hộ, trong đó có cả các giáo sĩ
người phương Tây. Với thành phần này, hệ thống Dương lịch hiện hành là
khoa học, là chính xác vì là nó được tính từ năm sinh của Chúa Jesus
(?), Không thể sai lầm! (xin xem thêm “Từ bảy bước chân Đức Phật ngàn xưa đến những con số bất cập ngày nay” của cùng tác giả trên quangduc.com).
|
Ông Đồ cho chữ ngày Tết |
Vì
thế, trong vấn đề này nhiều người quên rằng sẽ có hẳn một thành phần
hoan nghênh việc xóa bỏ Âm lịch và Tết Ta để dùng Dương Lịch của…chúa?!
Điều mà họ từng trông chờ nhưng thất bại trước thành lũy dân tộc vững
chắc kể từ lúc cùng thực dân đem “thánh giá” đặt xuống đất này. Vô tình trở nên một trợ thủ đắc lực cho việc tuyên truyền cải đạo vốn luôn Cưỡng Từ Đoạt Lý như GS Nguyễn Mạnh Quang từng cảnh báo.
Ai
cũng biết, Âm lịch đối với cuộc sống dân tộc chúng ta nó rất quan
trọng, nhất là ở ý nghĩa thờ cúng Tổ Tiên, giỗ chạp và nghi lể tang
ma.vv…các ngày lễ kỷ niệm Anh hùng Dân tộc cũng đều tính vào Âm lịch.
Riêng Phật giáo thì điều đó càng ý nghĩa hơn khi ngày Đản sinh đức Từ
Phụ cũng tính từ Âm lịch và các ngày lễ khác trong năm.
Do đó, âm mưu đạp đổ ngày Tết Ta cũng có nghĩa là triệt tiêu tất cả những gì thuộc về dân tộc tính, trong đó có Phật giáo.
Nhiều
lúc những ý kiến đó tạo thành cơn sốt thật sự và tạo ra mối quan tâm
của nhiều giới. Từ đó công việc mổ xẻ Tết Tây và Tết Ta cũng đi vào
nhiều chi tiết, yếu tố liên đới, có đôi khi quá trớn. Nhưng đáng chú ý
qua những lần mổ xẻấy các mũi nhọn dao kéo đều chĩa vào cơ thể , nền móng của Tết Ta một cách không ngần ngại.
Đôi
khi, những ý kiến đó thường mang danh nghĩa vì lợi ích dân tộc trước đà
tăng trưởng nhiều mặt của thế giới, bất chấp có so sánh khập khiễng và
vấp phải phản kháng dữ dội từ phía ngược lại, tức là những người luôn
ưu tư và gìn giữ những gì thuộc về tinh túy dân tộc mà trải qua mấy
ngàn năm cha ông chúng ta mới gầy dựng và ổn định được.
Dường như trong mắt người ta, Tết Ta vẫn
là một cái tết thiếu căn bản khoa học không gian lẫn thời gian cho nên
đất nước còn chậm phát triển, muốn làm được những điều đó, đất nước cần
nên xóa bỏ những gì bị cho là lực cản bước phát triền đó, dù đó là
truyền thống, nến móng của văn hóa dân tộc mà ngày Tết Ta là một điển hình?
Nghĩ mà thương ông bà tổ tiên chúng ta biết bao khi đã định nghĩa được hai từ Tết Tây - Tết Ta rất
gần gũi mà cũng rất rõ nét để phân biệt được cái gì thuộc về truyền
thông dân tộc và cái gì thuộc về của người ta. Ngay như ngày tháng từ
cửa miệng người dân Việt cũng đều xác lập được sư phân biệt này, thí
dụ nói ngày dương lịch là hai tây. Ba tây. Mười lăm, hai mưoi lăm tây.vv… còn âm lịch thì hai ta, ba ta, mười lăm an nam. Hai mưoi lăm an nam.vv…rất thú vị.
Những
cách gọi đó hẳn nó xuất phát từ khi thực dân phương Tây đặt gót giày
xâm lược và đô hộ đất nước này. Khi đó những truyền thống dân tộc đều bị
chao đảo, bị đặt dưới sự quan tâm –xét lại của giới “Tây học” cho
vừa lòng ông chủ mới. Nhưng một mặt khác, người dân đất nước này không
phải vì thế mà đóng kín cửa một cách cực đoan, vẫn chọn lọc và bổ sung
cho mình những bước tiến cần thiết mà không đánh mất giá trị bản sắc dân
tộc. Thí dụ chấp nhận chữ la tinh (do nhiều công trình bổ sung và tổng
hợp) làm chữ quốc ngữ mà vẫn khộng quên nguồn cội chữ viết của mình (chữ Nôm) và gọi đó là chữ An Nam.vv…
Nhưng rõ ràng ranh giới giữa Tây và Ta đã
được xác lập. Trải qua biết bao thăng trầm thế cuộc, đất nước này vẫn
đứng vững và hiên ngang mang trên mình một dáng đứng bốn ngàn năm văn
hiến, và nếu nhận xét này không phiến diện, thì nó được tiêu biểu, thể
hiện với bạn bè năm châu bằng một cái Tết Ta hiện hữu hằng năm. Bảo vệ ngày Tết Ta không phải là một việc làm lỗi thời hay cố chấp xưa-cũ, mà đó là bảo vệ nét văn hóa truyền thống riêng biệt của dân tộc. Điều này GS Nguyễn Minh Thuyết có nói “Sự đa dạng văn hóa bao giờ cũng nhận được sự ủng hộ từ Liên Hiệp Quốc”.
Thế thì đem cái Tết Ta tiêu biểu của văn hóa dân tộc như thế ra đánh đố, so sánh lợi – hại, được - mất với cái Tết Tây, dù với bất cứ lý do nào, liệu có phải chúng ta đem mặc cả vốn liếng cuối cùng của gia sản dân tộc chăng?
Tuy nhiên, một điều hết sức đáng mừng là trong mỗi lần mổ xẻ - so sánh nhu vậy, hầu hết các ý kiến đều đứng về phíaTết Ta. Có
rất nhiều lý do nhưng nhiều nhất vẫn mang nặng tính dân tộc, tình gia
đình và nghĩa thủy chung. Nó là sức mạnh khiến những ai xa xứ, dù tốn
kém như thế nào và công việc làm ăn ra sao cũng về để sum họp gia đình.
Nó khác rất xa cái lý do nhạt nhẽo và rất buồn cười cho rằng anh công
nhân treo bảng hiệu Chúc Mừng Năm Mới (Tết Tây) phải leo lên thay xuống hai lần chỉ trong một tháng (lại treo lên với Tết Ta)!
Vì vậy, không ngạc nhiên chút nào khi phần lớn các ý kiến bảo vệ Tết Ta lại
chính là giới trẻ thanh niên – những chủ nhân tương lai của đất nước
ngày mai; kế đó là thành phần du học sinh xa xứ và kiều bào sống xa tổ
quốc. Vào kênh 14 (Vlog) xem videolip của bạn trẻ Võ Minh Khuê (sinh năm 1982) trả lời năm luận điểm để bảo vệ ngày Tết Ta rất đáng lưu tâm.
Ngày
Tết Ta khác hẳn ngày Tết Tây chỉ có nghỉ ngơi và du lịch, còn ngày Tết
Ta là ngày tết của tâm linh, của sự đoàn tụ gia đình , tưởng nhớ tổ
tiên và thăm viếng lẫn nhau, tạo thêm giềng mối nghĩa tình thêm xa
rộng. Một yếu tố khác góp phần rất lớn cho ngày Tết Ta chính là điều
kiện phong thủy, thời tiết và lúc nông nhàn. Chính những yếu tố này
tạo ra các lễ hội mùa Xuân không nơi nào có được như ở đất nước ta. Vì
vậy nếu viện vào lý do nào đó để kịp đà phát triển kinh tế thế giới mà gộp chung vào ngày Tết Tây thì vô cùng phản logic, phản tự nhiên.
“Chỉ
một lý do này cũng khiến người Việt không bao giờ bỏ Tết Nguyên Đán, đó
là tình người, là tâm linh. Trong thế giới hội nhập, hàng triệu người
Việt tỏa ra bốn phương trời. Tết là dịp để người ta trở về dưới mái ấm
gia đình, gặp lại ông bà, bố mẹ, anh em hô hàng, bè bạn, nới lại sợi dây
của mối tình máu mủ, quê hương…Chính mỗi dịp tết như vậy mà tình người
Việt kéo dài ra, bất tận. Với phần lớn người Việt, cái tết tây chỉ là
một tờ lịch đầu tiên của cuốn lịch. Ngày 1 tháng Giêng Dương lịch chỉ
đơn thuần là cái mốc thời gian, cũng trôi qua vô hồn.
|
Tết niềm vui của trẻ |
Làm
giàu là cần nhưng suy cho cùng, giàu để làm gì? Dù có tới 36 tấn vàng
thì vua Ngô khi chết cũng không mang đi được. Có gì trong cuộc sống đầm
ấm an lành trong tình người. May mà chúng ta chưa mất cái gia tài quý giá ấy. Biết đâu, đó lại là vốn quý nhất mà nhân loại nhận ra trong hội nhập?”(Hà Văn Thùy - vanchuongviet.org).
Có lẽ những ai còn mơ tưởng “sự chuẩn xác, văn minh tiến bộ” của
phương tây cũng nên đọc lại chi tiết này: Đầu xuân Nhâm Ngọ (2002) tại
Hà Nội có diễn ra hội thảo về Tết Nguyên Đán, GS Trần Quốc Vượng nhấn
mạnh về cái gọi là tính chuẩn xác của Tây Lịch rằng ‘thời đại chúng ta hiện đang sống là thời đại của thuyết tương đối của nhà bác học lừng danh Albert Einstein (1879-1955)” và
GS còn kể lại khi còn sinh thời và đang trong thời kỳ chiến tranh khốc
liệt, có vài ý kiến đề nghị cụ Hồ Chí Minh bỏ hẳn âm lịch. Cụ nói ngắn
gọn rằng “Như thế ta bỏ luôn Tết Nguyên Đán sao?”. Và GS khẳng định “Ngày nay chúng ta còn được ăn Tết Nguyên Đán - Tết Dân Tộc là nhờ Bác”.(Nguồn: ghi lại từ Đài TNVN).
Dương Kinh Thành (phatgiao.org.vn)