Thế nhưng, cũng chỉ tromg ba ngày ấy thôi có biết bao điều để thao
thức, trăn trở cho chính nhịp sống và bản thân mỗi con người. Có người
thì mãn nguyện cho dự ấm no hạnh phúc, sum vầy bên cháu con sau bao
nhiêu năm trường lận đận truân chuyên gian khó.
Có người thì bên cạnh niềm vui lại còn thiếu một khoảng trống tạm hồn
nào đấy mà suốt bao nhiêu năm trường ấp ủ vẫn chưa có dịp khỏa lấp. Có
nguời thì hường những mùa xuân trong thương nhớ, trong chia xa, thậm
chí trong mất mát đau thương…v…v…Như vậy trong chúng ta từ bao đời nay
vẫn là những mùa xuân không trọn vẹn. Phải thế chăng mà người con Phật
chúng ta thường hay chúc nhau câu nằm lòng VẠN SỰ CÁT TƯỜNG NHƯ Ý?
Nhưng có lẽ, trên hết và hơn bao giờ hết, dù có hưởng một mùa xuân
trọn vẹn hay còn lận đận bôn ba, theo nhịp sống cơm áo gạo tiền, thì vẫn
còn có vôi vàn mãnh đời khác thiệt thòi hơn chúng ta thệt nhiều, nhiều
lắm. Chúng ta vô tình hay hữu ý quên đi để một mai khi chợt chạm đến
ngưỡng cửa của tận nơi sâu kín cõi lòng, mới phát hiện ra mình đã
bị…khuyết tật!
Có lẽ tôi là người đầu tiên phát hiện ra mình là như thế.
Nhiều năm rồi, cứ cận những ngày giáp tết, cho đến hết mùng ba, tôi
hay trách móc đức cháu cũng tên Thành sao mà không biết chúc tết hay
nghĩ tết. Ba ngày tết là ba ngày nghỉ nhưng đó cũng là ba ngày ngủ vùi
trong bốn vách lá nghèo của hai mẹ con.
Là công nhân vệ sinh quét đường cho sạch đẹp mùa xuân (ảnh).
Tôi không còn cơ hội để sửa sai cái khuyết tật của mình khi
mới mùng bốn tết vừa rồi, cháu đến xin tôi một tấm lịch Phật để treo ở
nhà (mướn) mới, xa lắm, chắc là cậu cháu sẽ ít khi gặp nhau nữa rồi. Giá
cả thuê nhà mướn không còn đủ sức lo, đành phải đi xa hơn. Sao tôi lại
không nghĩ ra được những điều này, phải chăng vì là khuyết tật bản thân nên mình quên mình đang mang nó?
Đêm giao thừa, sau khi cúng vía sanh thần đức Phật Di Lặc ở chùa về,
ngồi một mình khai bút đầu xuân, sau đó đọc thư chúc tết email ,không
hiểu sao nhấp chuột lại trượt thẳng đến tấm hình ba đứa bé trai ngồi bán
đu đủ ven vệ đường ngày cuối năm (ảnh), với lời chú thích của
Việtnam.net
“Ba đứa bé trai ở xã Tân Nhựt (Bình Chánh) hồn nhiên, ngây thơ: Cô Chú ơi! Mua dùm tụi con đi. Đu đủ nhà đó…”
lòng tôi chợt se lại! Hồi 28 tết vừa rồi, sai mấy em đi chợ mua hoa
quả về chưng trong ba ngày tết, có hai trái đu dủ bầm dập, la mắng thì
các em bảo mua giúp dùm bà cụ ngồi bán cùng đứa cháu. Tôi bào nếu muốn
giúp thì mua về ăn, chứ mua cúng mà bầm dập như vầy thì chưng mang tội
thêm! Các em tôi lặng thinh vì biết rằng tôi luôn ăn tết trong eo hẹp.
Bây giờ bất chợt nhìn thấy hình ảnh này tôi mới hiểu các em tôi không
phải nghĩ như vậy mà chỉ vì đó là cái khuyết tật của tôi.
Chạnh nhớ tới những trẻ em nơi xứ người mà cuối năm vừa qua người ta
chọn làm “10 bức ảnh gây cảm xúc nhất “, mới thấu hiểu lời Phật dạy về
phước báo, về cảm thọ hạnh phúc nó mới da diết đến làm sao. Đáng nói hơn
hết là do cái khuyết tật đã che lấp đi tầm nhìn đại lượng
của mình với chung quanh. Một em bé Châu Phi Ader Salaad (2 tuổi) đang
ốm tong teo bời cái đói triền miên
(ảnh-AP)
và hai em bé nương tựa nhau mà sốnmg trên đống phế liệu
(ành Chan Kwok Hung).
Mùa xuân bên cạnh chúng ta còn có vô vàn cảnh khổ mà dường như chúng
ta quên rằng trẻ em đất nước mình đã từng một lần trãi qua. Nước mắt của
chúng ta ngày ấy cũng là nước mắt của các em những nơi này, sự “hoán
chuyễn” trong duyên nghiệp để cảnh báo với thế nhân rằng tất cả đều cũng
có thể xảy ra đối với mình, nếu ngay bây giờ không chịu huân tập những
chủng tử từ bi –trí tuệ- hùng lực để nuôi cưỡng nó lớn lên một cách chắc
chắn, làm chổ dựa an nhiên cho mình, cho cộng đồng ngày sau.
Cái chủng giống Từ Bi-Trí Tuệ- Hùng Lực ấy nếu chưa là con nhà Phật
thì cũng nên vận dụng theo quán tính trong nếp sống bản thân mình đối
với cộng đồng chung quanh. Đây cũng chính là một sai lầm lớn của tôi xưa
nay khi luôn muốn mình đi xa hơn trong nhận thức có giới hạn, cho đên
khi giáp tết vừa rồi những hình ảnh sau đây đã thức tỉnh tôi:
Hình 1. Trời mưa lớn đột ngột, ông lão ăn xin vất vã chống đỡ.
Hình 2. Cô gái trẻ đột nhiên xuất hiện.
Hình 3. Cô che dù và giúp ông cụ trong khi có rất nhiều người thờ ơ đứng nhìn.
Hình 4. Mưa lớn quá nên cả hai người đều ướt sũng.
Hình 5. Sau đó họ cũng tìm được chỗ trú.
Hình 6. Và đây chính là cô gái trẻ tốt bụng (giữa) cùng các bạn của mình.
Những hình ảnh này được một cư dân mạng Tô Châu-Trung Quốc chụp được và mỗi ngày đã có hơn 24.000 lượt truy cập.
Người hành khất nơi nào, ở đâu cũng có, bất luận nước nghèo giàu, cho
nên không còn là điều phải e ngại giấu diếm. Ngược lại nêu lên để đánh
thức lòng nhân bàn của con người, nhất là những ai có cái khuyết tật như
tôi đã kể. Có điều cách ứng xử phải như thế nào trườc một số phận hẩm
hiu hơn chúng ta nhiều. Vì vậy hy vọng câu chuyện về một bà lão 8o tuổi,
vào một hiệu ăn sang trọng, móc trong túi ra tờ 10 ngàn đồng nói với cô
nhân viên phục vụ rằng “ Tui chỉ có chừng này tiền, cô cho tui một chén canh nóng để húp cho đỡ đói”. Không lâu sau cô nhân viên bưng ra chẵng những có chén canh nóng đầy mà còn có cơm và thịt. Bà lão e ngại nòi “Tui không cần thịt đâu cô ạ.Tui chỉ có 10 ngàn thôi”. Cô nhân viên lễ phép nhỏ nhẹ “Dạ, tất cả không tính tiền đâu cụ ạ. Cụ cứ ăn thong thả nha”.
Tất cả rối ai cũng phải già, phải có lúc chật vật. Nhìn thấy trước một
bước như vậy chính là biết trước được mãnh đất mà mầm giống từ bi mình
đã gieo sẽ mọc lên xanh tốt biết chừng nào.
Như vậy con người khuyết tật, tôi khuyết tật trong tâm hồn, trong cái
nhìn lâu nay. Nhưng mùa xuân, hoa mai có khuyết tật không? Người học
Phật rất dễ nhận ra điều này, nhưng với sự hiện bày của vạn vận và cách
nhìn thế gian thì sẽ rất khó nếu nói rằng có! Tuy vậy cũng có một cái
nhìn khác qua so sánh sự thay đồi, khác nhau của mùa xuân, bây giờ, năm
qua, hay lâu hơn nữa .Ngay cả hình thức đón xuân cũng vậy, khác nhau
nhiều lắm và cũng mất dần đi tinh túy dư vị ngày xuân nhiều lắm. Ngay
như cánh hoa mai, từ năm cánh cơ bản nguyên thủy, theo thời gian lai tạp
8, 10, 16. 18 cánh, và tết vừa rồi một nhà chơi cây cảnh ở Phú Nhuận
còn có cây mai hoa đến 120 cánh! (ảnh). Vì vậy nếu nói bông mai cũng bị
khuyết tật thì e không phải phép. Tuy nhiên hãy đọc hai dòng phản hồi
của bạn đọc báo Tuổi Trẻ sau đây chúng ta sẽ thấy ngay điều chúng ta
muốn nói .”NKN: Sao giống cúc mâm xôi quá, cái gì cũng phải có đặc
trưng riêng của nó, chứ tràn lan lai tạp như vậy thì đâu phải thuần
chủng mai vàng nữa.Mất hết giá trị và ý nghĩa”Một bạn đọc khác.”KIỀU
ĐỨC HÙNG: Mai nhiều cánh đã có từ lâuhiện nay dân chơi mai không còn
chuộng nữa, lý do hay rụng, bông mau tàn, nhiều cánh quá không còn giống
bông mai nữa, giống này thường do lai ghép vì không thể thụ phấn đậu
trái”.
Tiễn mùa xuân đi, còn lại trong tim mỗi chúng ta là những ký ức đẹp
về một mùa xuân nguyên vẹn thưở xa xưa, và khi cuộc sống sung túc thì
chung quanh đó còn có những biến thể phát sinh không ngờ, nhưng cái
đáng lo nhất chính là cái khuyết tật trần gian. Chúng ta không bi
quan về một mùa xuân khuyết tật mà chỉ lo cho cái tâm hồn ta khuyết tật
sẽ dần dà biến tất cả trở thành khuyết tật!
DKT