Bụt hay Phật ?


Nguyễn Cung Thông
23/09/2010 16:57 (GMT+7)
Số lượt xem: 15104
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Bài viết 'Bụt hay Phật? (phần 1)' ghi lại hiện tượng dùng Bụt hay Phật một cách tổng quát, và chứng minh rằng Bụt chính là âm cổ của Phật còn duy trì trong ngôn ngữ dân gian của chúng ta. Phần 2 đi vào chi tiết cho thấy khả năng từ đơn tiết Bụt có thể từ phương Nam (Việt Hán) nhập vào tiếng Hán, sau đó trở thành Phật và từ Hán Việt/HV này nhập ngược lại tiếng Việt thời Đường Tống cũng như đa số các từ HV khác.

Đức Phật trả lời dân Kalama - trích từ Kalama Sutta/tiếng Pali (tiếng Phạn Nam)

Ma anussavena : không nên tin những gì dù đã truyền đạt qua bao nhiêu đời (tạm dịch).

...

Ma Pitakasampadanena : không nên tin những gì dù đã được ghi nhận trong sách vở trước đây (tạm dịch).

...v.v…

Lời đức Phật trích từ Madhyamaka (Trung Luận) qua tiếng Pali (Malayasian) - Taapaac chedaac ca nikasat svarnam iva panditaih; Pariiksya bhiksavo graahyam madvaco na tu gauravaat : người khôn thử vàng (thật hay giả) bằng cách đốt, cắt hay chà (mài) - Này tỳ kheo - chỉ nên tin những lời này sau khi đã thử chúng chứ không chỉ vì tôn trọng (tạm dịch).

Bài viết 'Bụt hay Phật? (phần 1)' ghi lại hiện tượng dùng Bụt hay Phật một cách tổng quát, và chứng minh rằng Bụt chính là âm cổ của Phật còn duy trì trong ngôn ngữ dân gian của chúng ta. Phần 2 đi vào chi tiết cho thấy khả năng từ đơn tiết Bụt có thể từ phương Nam (Việt Hán) nhập vào tiếng Hán, sau đó trở thành Phật và từ Hán Việt/HV này nhập ngược lại tiếng Việt thời Đường Tống cũng như đa số các từ HV khác. Hiện tượng nhập ngược này có thể giải thích được phần nào qua các hoạt động dịch kinh Phật và sự hiện diện của các tăng sĩ Thiên Trúc (‘Hồ’) tại Giao Chỉ vào thời bình minh của đạo Phật ở Đông Nam Á. Phần này bổ túc cho phần 2 (gọi là phần 2A) cung cấp thêm các dữ kiện ngôn ngữ và nêu ra các vết tích của dạng Bụt hay *buot/buoc trong tiếng Việt và láng giềng, hi vọng thấy rõ thêm nguồn gốc phương Nam của từ đơn tiết Phật. Âm buộc của phất không phải là gượng ép mà thành vì chính học giả Hứa Thận thời Đông Hán cũng đã gợi ý này về chữ phất弗 :

8318 臣鉉等曰:韋所以束枉戾也 (Thần huyễn đẳng viết : vi sở dĩ thúc uổng lệ dã)  - để ý thúc là buộc lại

Có nhiều cách hiểu về ghi nhận trên của Hứa Thận: hoặc dựa vào chữ vi (trái ngược) để dẫn đến một nghĩa rất trừu tượng là nghịch - ngược - không (chẳng) hay trái ý (phất ý, phật ý, phật lòng, mất lòng); Hoặc dựa vào chữ thúc để dẫn đến nghĩa cụ thể là bó (hai 'thanh cây' lại) hay buộc; Đây là một hoạt động rất căn bản và thực tế trong xã hội nông nghiệp truyền thống, thể hiện rất rõ nét khi nhìn nguồn gốc và cấu trúc của chữ phất   . Tính chất cụ thể còn thể hiện qua cách dùng bốc như lửa bốc lên, mùi bốc ra ... so với phất trong cách dùng cờ phất lên, làm ăn đã phất ... (Việt Nam Tự Điển, 1954). Phần này sẽ không đề cập tới những lấn cấn như cách dùng Khổng Tử, Lão Tử so với Phật Tử, hay các từ đa tiết và đơn tiết của các ngôn ngữ Trung Á so với tiếng Việt: đây là những đề tài liên hệ nhưng cần tìm hiểu thêm để nhận ra chính xác hơn quá trình hình thành hiện tượng Bụt và Phật. Người viết sẽ tránh dùng các thuật ngữ Ngôn Ngữ Học, Phật Học ... để người đọc dễ cảm nhận phần này hơn, các chi tiết về tài liệu tham khảo được liệt kê để các bạn có thể tra cứu thêm. Thanh điệu của một âm được ghi bằng số hay mẫu tự (như F là Falling tone) và đứng sau chữ đó , so với cách ghi thanh điệu tiếng Việt hay phiên âm (bính âm, pinyin) giọng Bắc Kinh/BK bây giờ. Các dữ kiện như tiếng Thái, Lào, Hán Việt ... sẽ không có trích dẫn nguồn (vì rất dễ kiểm tra lại) so với những bài viết hay tài liệu ngôn ngữ đặc biệt hơn. Không nên lẫn lộn số phụ chú đứng sau một chữ với cách ghi thanh điệu trong bài.

1. Giới thiệu tổng quát

Các tài liệu về quá trình truyền bá đạo Phật1 ở Giao Chỉ cần được tra cứu thêm để hỗ trợ cho những dữ kiện ngôn ngữ, tuy nhiên nhiều tác giả đã viết về chủ đề này rồi và không cần phải nhắc lại ở đây. Đương nhiên là các dữ kiện khảo cổ (bia Võ Cảnh, di tích Phật ở Óc Eo ...), lịch sử, tôn giáo ... phải ăn khớp với dữ kiện ngôn ngữ để tăng mức chính xác. Trọng tâm của loạt bài 'Bụt hay Phật?' là giới thiệu các cách nhìn khác hơn như từ lăng kính Ngữ Âm Học Lịch Sử và cấu trúc chữ Hán, hi vọng soi sáng được phần nào thời kỳ phôi thai của đạo Phật ở Đông Nam Á. Hãy xem lại cấu trúc của chữ Phật 佛 : gồm có bộ nhân 人 hợp với chữ phất 弗. Chữ phất 弗được dùng làm thành phần hài thanh rất thường gặp trong quá trình cấu tạo chữ Hán. Có khoảng 55 chữ Hán có cấu trúc là các bộ thủ và chữ phất弗 (dựa vào Khang Hy). Tự điển Hán Việt có khoảng 10 chữ (dựa vào tự điển HV của Thiều Chửu). Tuy nhiên hiện nay chỉ có khoảng vài chữ còn thông dụng như Phật 佛, phí 費 hay 费 (phung phí), phất 沸 (phí - nước sôi), phất 拂 (bật, phật - quét, trái) và các chữ này không có dạng giản thể. Ngày nay có các cách đọc (theo pinyin, giọng Bắc Kinh) khác nhau như sau với âm phất (fu) vẫn chiếm đa số hay là hơn 50%

 

Nguồn http://chinese-characters.org/contained/5/5F17.html

Trong các chữ Hán dùng chữ phất, chữ Phật佛rất thường gặp với tần số dùng là 108885 trên 434717750 so với 费 phí là 75589 trên  369369126, sau đó là phất (quét, trái) với tần số dùng là 8247 trên 434717750 so với phất (phí - nước sôi) là 5436 trên 434717750 - dữ kiện trích từ tự điển trên mạng http://www.chineselanguage.org/dictionaries/ccdict/ . Sau đây là các nghĩa và cách dùng của chữ phất:

1.1 Động từ

Nắn cho thẳng (Thuyết Văn : kiểu dã, 說文 : 矯也)

Trái lệnh (vi ảo : 違拗)

Không muốn (như phất thanh 違拗, không muốn nói ...)

1.2 Tính từ

Sôi (cũng như phí 沸)

Uất ức (cũnh như 怫 phật)

Không, chẳng (phủ định, như 不 phi, cùng một gốc)

1.3 Danh từ

Bút (cây viết, cũng như 筆 bút)

Phất/Phật Lăng (bây giờ thường thấy dùng Pháp Lang  法 郎 ở TQ hơn īso với Phật Lăng, 'frăng' ở VN)

Phiên âm tiếng nước ngoài, tên riêng như 弗雷 Freyr (vị thánh trong thần thoại Norse), 西弗 Sievert (Sv, đơn vị phóng xạ), 氟 (chất Flourine, ký hiệu F) 斯坦弗 (sītănfú, phiên âm Stanford) ...v.v... Dùng chữ phất để ký âm là khuynh hướng thường gặp hiện nay.

Đáng chú ý nhất là âm BÚT vẫn còn duy trì trong tiếng Việt2, các cách đọc khác của BÚT là

粵語:bat1 Việt Ngữ :bat1 (Quảng Đông) so với bǐ, giọng Bắc Kinh/BK bây giờ

客家話:[客英字典] bit7 [沙頭角腔] bit7 [寶安腔] bit7 [台灣四縣腔] bit7 [梅縣腔] bit7 [海陸豐腔] bit7 [東莞腔] bit7 [陸豐腔] bit7 [客語拼音字彙] bid5

Khách Gia thoại :[ Khách Anh tự điển ] bit7 [ sa đầu giác khang ] bit7 [ Bảo An khang ] bit7 [Đài Loan tứ huyền khang ] bit7 [ Mai Huyền khang ] bit7 [ Hải Lục phong khang ] bit7 [Đông Hoàn khang ] bit7 [ Lục Phong khang ] bit7 [ Khách ngữ bính âm tự vị ] bid5 - so với phil (tiếng Hàn), fude (tiếng Nhật/kun)  và hitsu (hầu hoá phụ âm môi đầu thành h, tiếng Nhật/on)

Bảng so sánh cho thấy tiếng Việt còn duy trì một âm thượng cổ của phất弗là BỤT so với Phật佛là BỤT, nhưng chiều ảnh hưởng là từ Hán sang Việt hay Việt sang Hán? Bài viết phần 2 đã đưa ra khả năng ký âm BUỘC (ràng buộc) của chữ Phật, phần này sẽ trình bày thêm một số dữ kiện ngôn ngữ phản ánh dạng *BUOC là từ phương Nam chứ không phải có nguồn gốc là tiếng Hán (Cổ).

2. Các dạng ký âm phương Nam của tiếng Hán (Cổ)

Trong vốn từ Hán Cổ có các chữ có thể là ký âm của tiếng phương Nam (Việt Cổ) nhưng vì không hợp với hệ thống âm thanh của nhóm cai trị phương Bắc, vô tình hay cố ý, nên từ từ bị đào thải; Thí dụ như tên 12 con giáp chẳng hạn (Tý, Sửu ... Hợi), chúng không có liên hệ gì đến tên gọi 12 con vật trong tiếng Hán nhưng lại rất tương ứng với tên gọi 12 con vật trong tiếng Việt (nhánh Việt-Mường). Ta hãy khảo sát liên hệ của chữ Hán (Cổ) hiếm với tiếng Việt về dạng *BUOC

2.1 Chữ rất hiếm phật 䞞 viết bằng bộ tẩu hợp với chữ phất nghĩa là đi bộ, bước đi, nhảy ... Trích Khang Hy :

䞞 [廣韻】符弗切【集韻】符勿切,音佛。【玉篇】走貌。【類篇】跳也。 又【集韻】芳未切,音費。義同

Phật [Quảng Vận ] phù phất thiết [ Tập Vận ] phù vật thiết , âm phật . [ Ngọc Thiên ] tẩu mạo . [ Loại thiên ] khiêu dã . Hựu [ Tập Vận ] phương vị thiết , âm phí . Nghĩa đồng

So dạng bước với các ngôn ngữ láng giềng ta có bươk (tiếng Aslian), pươk/pauk (Brou), prơk (Todrah), bôk (Bahnar), pước (Mường Bi)... Do đó ta có thể phục nguyên một dạng âm cổ là *BUOC cho chữ phật 䞞 này. Dạng này rất phù hợp với dạng phục nguyên *BUOC hay *BUOT/BUT của Phật đã ghi nhận ở phần 2 của loạt bài 'Bụt hay Phật?' (tóm tắt là佛hàm ý con người từ lúc sinh ra 人bị ràng buộc弗 - vừa ký âm bụt và vừa gợi ý giải thoát …). Chữ Nôm bước dùng bộ túc hợp với chữ bắc hài thanh 足北như trong

'... Quét trúc bước qua lòng suối ...'                (Nguyễn Trãi, 8b)

'... Chân chẳng bước đến thành chợ ...'          (Truyền Kỳ Mạn Lục, II, 37a)

…v.v…

Âm HV bắc 北 có dạng âm cổ hơn là *pơk tương ứng với dạng *BUOC. Tiếng Mường Bi còn dùng pước môch (bước một), thàng nì nả mởi ti ản mẩy pước thơi (thằng bé này chỉ mới đi được mấy bước thôi). Trong vốn từ Hán có chữ hiếm bát 㞈 (Tập Vận : bắc mạt thiết, âm bát - [集韻]: 北末切,音撥) nghĩa là cẳng (chân) lớn, bước đi ... Mà giọng Quảng Đông là but6, but3 cũng là dấu vết của các dạng ký âm (dùng các chữ khác nhau) của cùng một gốc.

2.2 Một chữ hiếm nữa là 䢌 bát (giọng Quảng Đông là but3) với thành phần hài thanh 巿 (đọc như phất):

䢌 bó BK but3 QĐ 廣韻】【集韻】北末切,音撥。【玉篇】急走也。【集韻】前頓也。又【集韻】普活切,音鏺。【廣雅】猝也。又蒲撥切,音跋。義同。又【說文】行貌。或作䟛


Âm lịch

Ảnh đẹp