“Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà
đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm, từ gần 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu
tiên, với tư tưởng từ bi, hỉ xả, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận,
luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời,
phấn đấu vì hạnh phúc và an vui cho con người. Trong các thời đại, thời nào
Lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời
hộ quốc an dân. Đặc biệt, lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công lao của vị
vua anh minh Trần Nhân Tông có công lớn lãnh đạo nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Khi
đất nước thái bình, Người nhường ngôi, từ bỏ giàu sang, quyền quý, tìm nơi non
cao Yên Tử để học Phật, tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm - một dòng
thiền riêng của Việt Nam tồn tại mãi tới ngày nay.
Nối tiếp dòng chảy và truyền thống gần
2000 năm qua, Phật giáo Việt Nam hôm nay đã làm được nhiều việc lợi đạo, ích
đời, thực hiện cứu khổ độ sinh, thông qua hoằng dương Phật pháp vận động Tăng
ni, Phật tử cả nước sống trong chánh tín, thực hiện đúng pháp luật Nhà nước,
làm tròn nghĩa vụ của người công dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, tích
cực tham gia các hoạt động xã hội nhân đạo, giúp đỡ người già cả, neo đơn, trẻ
tàn tật, mồ côi, người gặp hoàn cảnh khó khăn, thực hiện xoá đói giảm nghèo,
xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ... Những việc làm cao cả ấy ngày càng
rõ nét và đạt thành quả lớn lao, khẳng định Phật giáo luôn gắn Đạo với Đời, là
một tôn giáo có truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc…”
Đạo
Phật truyền vào nước ta khoảng những năm đầu Công nguyên, đã trở thành một
trong những hệ tư tưởng có sức sống lâu dài nhất và đồng hành cùng Dân tộc
trong mọi thời đại. Chính vì vậy, văn hóa Phật giáo ảnh hưởng rất sâu
rộng đến đời sống văn hóa của dân tộc .
Đạo
Phật đã thích ứng với mọi hoàn cảnh lịch sử và văn hóa của Dân tộc, hòa nhập
cùng Dân tộc như nước với sữa, đã trở thành một tôn giáo rất gần gũi,
thân thương với Dân tộc và con người Việt Nam.
“Mái
Chùa che chở hồn dân
tộc,
Nếp sống muôn đời của Tổ tông…”
Có
thể nói, đây là sự hòa mình của Đạo Phật,
là quá trình Đạo Phật dần dần được dân gian Việt Nam hóa, biến thành
một phần của cơ thể văn hóa và xã hội Việt Nam. Vì thế, “ Đạo Phật và dân tộc” là máu và thịt, là tim
và óc trong một cơ thể của một con người.
Ngược
dòng lịch sử, cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, giữa lúc xã hội Ấn Độ
đang rối ren, nhân dân cơ cực lầm than, bởi chế độ phân chia đẳng cấp hết sức
khắc nghiệt, Thái tử Tất-Đạt-Đa, một Thái tử có lòng vị tha rộng lớn,
chiêm nghiệm về nỗi khổ ở đời, đã quyết định hy sinh đời sống vương giả, để tìm
cách giải thoát đau khổ cho nhân loại. Tất-Đạt-Đa, con Vua Tịnh-Phạn và Hoàng
Hậu Ma-Gia, nước Ca-tỳ-la-vệ, xứ Ấn Độ. Sau năm năm tầm đạo, sáu năm tu khổ
hạnh, bốn mươi chín ngày ngồi thiền định đưới gốc cây Bồ đề,
Ngài đã thành bậc chánh đẳng, chánh giác, hiệu là Thích-Ca Mâu-Ni.
Trong
“Lĩnh Nam Chích Quái” của Vũ Quỳnh, Kiều Phú “Truyện
Nhất Dạ Trạch” -còn gọi là “Truyện Chử Đồng Tử”- đã viết:
“Hùng
Vương truyền tới đời thứ ba thì sinh hạ được người con gái là Tiên Dung Mỵ Nương, đến tuổi mười tám dung
mạo đẹp đẽ nhưng Công chúa chỉ mãi mê vui chơi, chu du khắp thiên hạ.
Vua cũng không cấm. Mỗi năm vào khoảng tháng hai tháng ba thìa săm sửa thuyền
bè cheo chơi ở ngoai bể, vui quên trở về. Hồi đó ở làng Chữ Xá, cạnh
sông lớn có người dân tên là Chử Vi Vân sinh hạ được Chử Đồng Tử, (có nghĩa là
người con trai ở bến sông), cha từ con hiếu, nhà gặp hỏa hoạn, của cải sạch
không, còn lại một khố vải cha con ra vào thay nhau mà mặc. Kịp tới lúc cha già
ốm, bảo con rằng: “Cha chết của để trần mà chôn, giữ khố lại cho con” Con
không nở làm theo, dùng khố mà liện cha... Tiên Dung gặp Chử Đồng Tử trong
một tình huống thật đặc biệt và cho đó là duyên trời định nên hai
người kết duyên chồng vợ. Bây giờ ở núi Quỳnh Viên, trên núi có am
nhỏ, Đồng Tử lên am chơi gặp Tiểu tăng là Ngưởng Quang (còn gọi là
Phật Quang) giác ngộ cho Đồng Tử, Đồng Tử trở về giảng lại đạo
Phật cho Tiên Dung và Tiên Dung giác ngộ…”
Như
thế, ngay từ buổi mới du nhập đất Việt, Phật giáo đã hòa quyện, hội
nhập trong lòng Dân tộc. Khi đất nước trãi qua ngàn năm Bắc thuộc, Phật giáo
cùng chung số phận khổ nhục, đau thương, ẩn nhẫn, chịu đựng. Trải qua hàng
nghìn năm có mặt ở nước ta, thời đại nào, Phật giáo Việt Nam cũng đóng góp xứng đáng cho
công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Lịch sử đã từng ghi nhận
Phật giáo Việt Nam
là một tôn giáo lớn, yêu nước, “hộ quốc
an dân” và luôn đồng hành cùng dân tộc. Đến nữa Thế kỷ thứ X, khi dân tộc vùng
lên giành độc lập thì tức khắc Phật giáo đã cùng dân tộc đồng hành xây dựng,
phát triển quê hương.
Rồi
các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần là thiên sử “Anh hùng ca”
dài bốn trăm năm mươi năm, chẳng những chứng minh tinh thần độc lập, hào hùng,
bất khuất của Dân tộc mà đồng thời khẳng định tinh thần gắn liền Đạo pháp với
Dân tộc của Phật giáo Việt Nam, là điểm son, là dấu ấn truyền thống đặc thù của
Phật giáo Việt Nam trong lòng Dân tộc. Sự kiện thiền sư Không Lộ, Tuệ Tỉnh, Vạn
Hạnh… vừa là danh y chửa bệnh cứu người vừa là nhà chính trị, ngoại giao phò
vua giúp nước. Đặc biệt đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông, khi tổ quốc lâm nguy
nhà vua khoác áo chiến bào hai lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.
Khi đất nước yên bình Ngài nhường ngôi cho con và lên non Yên Tử tu thiền trở
thành Sơ tổ Thiên phái Trúc Lâm Việt Nam.
Với quan niệm “Cư trần lạc đạo” Phật hoàng
Trần Nhân Tông đã mở rộng cửa Phật cho tất cả mọi người. Ai cũng có thể “tùy
duyên” mà “cư trần lạc đạo”.
Ở đời vui đạo hãy tùy duyên,
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền.
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm,
Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền.
Đây là điều tâm đắc, tâm nguyện và tâm
chứng của Điều Ngự Giác Hoàng nhưng nó gần gũi đến mức mỗi chúng ta đều có thể
tâm đắc và “tùy duyên” mà thực hiện.
Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, Phật
giáo vẫn “thả một bè lau” cứu người qua biển khổ. Trong “Văn chiêu hồn”- Văn tế thập loại chúng sinh, Phật
giáo vẫn:
Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ
Phóng hào quang cứu khổ độ u
Rắp hòa tứ hải quần chu
Não phiền trút sạch oán thù rửa không.
Và
trong kiếp nạn con người Việt Nam
vẫn tin tưởng đức Phật:
“Ai ai lấy Phật làm lòng,
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi”.
bởi vì:
Phật hữu tình
từ bi phổ độ
Chớ ngại rằng
có có không
Nam mô Phật,
Nam mô Pháp, Nam
mô Tăng
Độ cho nhất
thiết siêu thăng thượng đài.
Đau đớn lòng trước “những điều trông thấy”,
Nguyễn Du, thi hào vĩ đại của dân tộc ta, vẫn quả quyết khẳng định:
“Thiện
căn ở tại lòng ta
Chữ
tâm kia mới bằng ba chữ tâi”.
Như vậy, trong đau thương, Phật giáo vẫn ở
trong lòng dân tộc. Cái “thiện căn” ấy tiếp thêm sức mạnh cho con người sẵn
sàng diệt ác, tiêu diệt bọn ác ma dù chúng đến từ phương nào, đồng thời diệt ngay
cả những “ác nghiệt” dấy lên từ nội tâm của con người.
Thế
kỷ XX, thời đại Hồ Chí Minh lịch sử, cả dân tộc đứng lên chống Thực
dân và Đế quốc giành lại chủ quyền cho Dân tộc thì Phật giáo Việt Nam lại một
lần nữa khẳng định vai trò của mình, kề vai sát cánh đồng hành cùng nhân
dân đấu tranh thực thi khát vọng hòa bình, hạnh phúc. Lúc bấy giờ, không chỉ
có các nhà sư cởi áo nâu sòng mặc áo chiến binh ra trận mà đông đảo Phật tử đã
gắn bó, cống hiến, hi sinh cho dân tộc
qua các chặng đường cách mạng.
“Lớp cha trước, lớp con sau
Trở thành đồng chí chung câu quân hành”
Rồi sự
kiện HT Thích Quảng Đức tự thiếu ngày 11-6 -1963 (nhằm ngày 20 tháng 4 năm
Quí Mão), tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt Sài Gòn, -
(nay là đường Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu TP HCM)- đã làm chấn
động cả thế giới:
“…Đệ
từ hôm nay nguyện đốt mình
Làm đèn soi sáng nẻo vô minh
Khói thơm cảnh tỉnh ai còn 'ngốc'
Tro trắng phẳng san hố bất bình
Thân cháy nát tan ra tro trắng
Thần thức nương về giúp sinh linh
Hởi ai mộng ảo đang còn mộng
Hãy gấp tỉnh đi kẻo giật mình…”
Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã anh dũng hóa thân, trước hàng ngàn
các Tăng, Ni và Phật Tử đứng gần đó để cầu nguyện, cùng hàng trăm các phóng
viên ngoại quốc. Lực lương an ninh của Diệm được điều động đến để
trấn áp và phá hoại cuộc tự thiêu nhưng đều thất bại, đã chứng tỏ Phật giáo Việt Nam ở trong lòng
dân tộc, luôn luôn đồng hành và gắn kết cùng dân tộc trong mọi hoàn cảnh, bất
cứ ở đâu và lúc nào.
Đất nước ta đang
bước thời vào đại mới, mỗi người nên nhớ lời nhắn gửi của Đức Vua – Phật hoàng,
Trần Nhân Tông – Sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, dẫu “cư trần” vẫn “lạc đạo”
– đạo của dân tộc Việt Nam, đạo làm người: nhân ái, vị tha, yêu nước, yêu chuộng
hòa bình, tự do, độc lập. Ngày nay, với phương châm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là: “Đạo pháp –Dân
tộc – Chủ nghĩa xã hội” càng khẳng định rõ tính chất
gắn bó giữa Phật giáo và Dân tộc Việt Nam. Thật đúng là:
“Trang
sử Phật
Đồng thời là trang sử
Việt,
Trải bao độ hưng
suy
Có nguy mà chẳng
mất….”
(Hồ Dzếnh)
Mùa
Hội thảo Hướng dẫn Phật tử toàn quốc 2011
----------
Địa chỉ: Cư sĩ Trí Bửu
– Phó Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Khánh Hòa
44/16 Bạch
Đằng, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
ĐT.0983.482817