Theo sử sách, chùa Thánh Chúa được xây dựng từ giữa thế kỷ 11, thời Lý, trên đất thôn Dịch Vọng Hậu, Tổng Dịch Vọng, Phủ Hoài Đức (nay là phường DịchVọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội ). Chùa là nơi thờ thờ Phật và Nguyên Phi Ỷ Lan.
Được coi là một trong những di tích quý hiếm còn lại từ thời Lý, một chứng tích văn hóa Thăng Long, chùa Thánh Chúa gồm nhiều hạng mục công trình như: cổng tam quan, gác chuông, tòa Tam bảo, nhà thờ Mẫu, nhà thờ Tổ, điện thờ nguyên phi Ỷ Lan, bia đá… Chùa cũng là nơi lưu giữ một hệ thống tượng phong phú, các hiện vật gỗ sơn son thiếp vàng, chạm trổ tinh tế, các đồ thờ tự như hoành phi, câu đối, chuông đồng… có niên đại từ thế kỷ 17 - 19.
Điều khiến chùa Thánh Chúa trở nên đặc biệt là do quy hoạch, toàn bộ diện tích của chùa nằm gọn trong khuôn viên của ĐH Sư Phạm Hà Nội. Năm 1959, khi Bác Hồ về thăm trường, thấy nhà hội trường xây ngay trước cửa Tam quan của chùa, Bác đã đề nghị dỡ bỏ tòa nhà này. Điều này đã thể hiện sự quan tâm của chính quyền trong công tác bảo tồn và giữ gìn di tích lịch sử văn hóa của dân tộc sau khi giải phóng Hà Nội.
Một số hình ảnh Đất Việt ghi nhận về chùa Thánh Chúa: