(chuaminhthanh.com): Chùa
Đông Phước ở Kinh Đô Nhật Bản là tổ đình của Lâm Tế Tông thuộc Đông
Phước Tự Phái, là một tông phái Thiền tông lớn của Phật Giáo Nhật Bản,
trên toàn lãnh thổ Nhật Bản những chùa thuộc hệ phái này có 425 ngôi.
Chùa được xây dựng trong 19 năm, từ năm 1236 đến năm 1255 mới hoàn thành
do Nhiếp Chánh Vương Cửu Điều Đạo Gia sau khi giành được quyền nhiếp
chánh, vương triều phát tâm xây dựng.
Nhiếp chánh vương vì muốn xây dựng một
ngôi chùa có kiến trúc đẹp như ở cố đô Nại Lương ở Kinh Đô mới, nên tổng
hợp kiến trúc cũng như cảnh đẹp của chùa Đông Đại và Chùa Hưng Phước ở
Cố Đô Nại Lương lại, tạo thành một ngôi chùa mới mang đầy đủ lối kiến
trúc xưa, đồng thời tạo nên nét mới trong nghệ thuật kiến trúc Phật
Giáo Nhật Bản cho nên cho xây dựng ngôi chùa này và lấy hai chử đầu của
tên chùa Đông Đại và Hưng Phước đặt tên cho chùa là Đông Phước Tự. Suốt
trong thời kỳ Giang Hộ Nhật Bản (thế kỷ 13) chùa Đông Phước luôn đứng
đầu một trong năm ngôi Chùa Lớn nhất của Nhật Bản.
Kiến Trúc cổ nhất của chùa Đông Phước
còn lại cho đến ngày nay là cổng Tam Quan được xây dựng vào thời kỳ Bảo
Đinh và đây cũng là kiến trúc Tam Môn cổ nhất của Nhật Bản. Chánh Điện
chùa Đông Phước sau mấy lần bị hoả hoạn, được xây dựng lại vào năm 1934
thời Chiêu Hoà Nhật Bản và kiến trúc chánh điện chùa Đông Phước cũng là
kiến trúc bằng gỗ lớn nhất của thời kỳ này. Vật liệu gỗ xây dựng công
trình này có xuất xứ từ Núi A Lý Sơn Đài Loan. Trong chánh điện tôn
phụng tượng Thích Tôn cao 15m và hai bên có hai tượng Quan Âm Bồ Tát và
Di Lặc Bồ Tát mỗi tượng cao7.5m.
Lâm Tế Tông ở Nhật Bản Được thịnh hành
là do công đức hộ trì của hai vị tướng quân Phong Thần Tú Cát và Đức
Khang Gia Xuyên, do sự ảnh hưởng của hai vị tướng quân này mà người học
thiền cũng như Thiền tông phát triển mạnh mẽ. Đông Phước tự nổi tiếng
không những ở pháp môn tu tập mà còn nổi tiếng ở vẽ đẹp kiến trúc, vườn
chùa và phong cảnh thiên nhiên của tự viện. Có thể nói rất nhiều kiểu
dáng kiến trúc đẹp của Nhật Bản có mặt trong quần thể kiến trúc chùa
Đông Phước và tất cả các hình thể kiến trúc nay đều mang đậm dấu ấn
thiền vị của thiền phong Nhật Bản.
Nói đến cảnh đẹp của Kinh Đô Nhật Bản,
không ai không nhắc đến cảm giác đi thưởng ngoạn cảnh sắc mùa lá Phong
đỏ ở đây. Mỗi năm cứ đến tháng 11 lá phong bắt đầu đổi màu, moi người
lại cùng nhau đi xem mùa lá đỏ. Đã từ lâu lối đi hân thưởng cảnh đẹp của
lá Phong ở kinh đô Nhật Bản dường như đã định, không ai bảo ai cứ đi
xem là phải từ chùa Đông Phước đi ngang qua Khai Sơn Đường lên Thông
Thiên Kiều đến khe Tẩy Ngọc rồi đến trước chùa Thanh Thuỷ, hai bên đường
“ ngàn gốc Chu Hồng như hiện thành cổ kính, muôn lá Phong vàng như đỏ
thắm đế đô” vẻ đẹp khó nơi nào có được.
Hai bên bờ suối tẩy ngọc mọc rất nhiều
cây phong lá chia làm ba cánh có màu đỏ như máu khi nắng rọi hay ửng sắc
như vàng ròng trông rất đẹp thường được gọi là “ Thông Thiên Chi Hồng
Diệp” đây là loại cây phong do chính Thánh Nhất Quốc Sư đem từ Trung
Quốc về trồng ở Nhật.
Thông Thiên Kiều là cầu có mái che nối
từ Chánh Điện đến Khai Sơn Đường bắc lên trên con suối nhỏ được đặt tên
Tẩy Ngọc Giản.truyền thuyết cho rằng do Thánh Nhất Quốc Sư người Nhật
Bản, sau khi đi học thiền bên Trung Quốc về xây theo cầu của Chùa Kinh
Sơn đời nhà Nam Tống, và sau đó được nhiều đời Thiền Sư tu tạo nên mới
có hình dạng như ngày nay. Chùa Đông Phước còn nổi tiếng về tạo vườn
kiểng theo phong cách của Thiền tông, như vườn thiền ở Phương Trượng
được xưng là Bát Tướng Đình, cảnh trí u nhã thể hiện đầy đủ vẽ thanh
thoát u nhàn tịch tĩnh.
Chùa Đông Phước là một ngôi đại già lam
của Thiền Tông thuộc Lâm Tế Tông của Nhật Bản, một trong 5 ngôi chùa nổi
tiếng và lớn nhất Kinh Đô Nhật Bản và đồng thời là ngôi tự viện còn lưu
giữ nhiều hỉnh thể kiến trúc truyền thống của Thiền tông Nhật Bản, nơi
có loại cây phong sắc màu đỏ hồng rất nổi tiếng và là nơi có những vườn
thiền mang đậm nét Thiền tông.