12/12/2010 11:16 (GMT+7)
Số lượt xem: 4886
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Chùa Thắng Quang
Chùa Thắng Quang tọa lạc trên một ngọn đồi ở lưng chừng núi Cây Xây, xứ Tà Chữ, ấp Hi Tường, xã Bồ Đề, huyện Bồng Sơn, phủ Quy Nhơn,

nay là thôn Hi Tường, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn (Bình Định). Một thắng cảnh của vùng Bắc Bình Định.

Theo tài liệu "Những ngôi chùa nổi tiếng ở Hoài Nhơn" của nhà nghiên cứu Lộc Xuyên Đặng Quý Địch, thì tiền thân của chùa là một thảo am được "triệu kiến" vào năm Nhâm Thân (1692) nhưng mãi đến năm Đinh Dậu (1717), dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, thì ngài Minh Giác Kì Phương, đời Pháp thứ 34 Lâm tế chánh tông, mới khai sơn là Thắng Quang Tự. Trải qua nhiều cơn binh hỏa, chùa có phần bị cảnh "thành cháy vạ lây" đổ nát ít nhiều. Đến năm 1822, ngài Toàn Định Bảo Tạng (thế danh là Ngô Văn Thụy, người ấp Hội An, xã Ô Liêm, huyện Bồng Sơn, phủ Quy Nhơn, trấn Bình Định, nay là thôn An Hội, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) tới chùa, thấy cảnh và người ở đây rất mến mộ nên ở lại, trùng kiến lại chùa. Ngài trụ trì ở đây từ năm 1823 đến năm 1842 và có công trùng hưng chùa.

Dưới thời Hòa thượng Bảo Tạng, có mấy nhà phong thủy đến viếng chùa, họ đều nói cuộc đất này có cái thế "long bàn" (rồng cuộn khúc), mình rồng nằm trong dãy Thạch Tân, đầu rồng ngẩng lên hướng Nam đó là núi Cây Xây, chót lưỡi rồng là hồ Long Thiệt ngày xưa, bây giờ là sân hạ, giữa lưỡi rồng là nơi mà chùa Thắng Quang đang tọa lạc, đỉnh đầu rồng là ngọn đồi sau chùa (nơi mà trong chiến tranh quân đội Mỹ đã từng đóng đồn).

Khoảng giữa đời ngài Khánh Quý trụ trì, chùa tranh được triệt hạ để làm chùa ngói, bao nhiêu đất thừa đá vụn gạch bể đều đổ xuống hồ để lấp dần. Cho đến năm ngài quy tịch, Quý Tỵ 1943, thì hồ đã thành sân cho tới bây giờ.

Bên trong cổng chùa là vuông sân thấp, nơi xưa kia là hồ Long Thiệt, tiếp theo là bậc sân cao leo lên mấy bậc thềm đá xanh thì tới tiền đường. Tiền đường là một ngôi nhà ngang, mặt hướng về nam, dài 12m rộng 5m diện tích 60m2, mái cong chồng diêm, đỉnh cao 8m, hai bên có lầu chuông trống, giữa có ba cửa vào chánh điện. Chánh điện phân làm thượng điện, hạ điện, nối liền với tiền đường thành hình chữ đinh. Hạ điện đứng trước, ngang 8m, dọc 7m diện tích 56 m2, cao 6m. Thượng điện đứng sau ngang 8m dọc 5m diện tích 40m2, cao 7m. Toàn bộ kiến trúc có bề vững chãi nhưng không nặng nề mà khỏe khoắn. Trên nóc tiền đường có tượng hai rồng chầu chữ vạn. Cổ lầu phân ô, ô giữa đắp nổi ba đại tự: THẮNG QUANG TỰ. Ở bên tả đắp bốn chữ PHẬT NHỰT TĂNG HUY (Mặt trời Phật ngày càng thêm sáng), ở bên hữu đắp bốn chữ PHÁP LUÂN THƯỜNG CHUYỂN (Bánh xe pháp luôn quay đều). Bên dưới, hai bên ba cửa vào chánh điện đều có liễn. Hai chữ triện chạm lộng trên vách lầu chuông đọc là PHẬT PHÁP, hai chữ trên vách lầu trống đọc là TĂNG BẢO. Bước qua ngạch của giữa tiền đường, một tấm hoàng phi chạm tứ linh khá đẹp, sơn son thếp vàng lộng lẫy, treo trên gian giữa: SẮC TỨ THẮNG QUANG TỰ.

Trên lầu chuông có treo một quả hồng chung khá đẹp, cao 1 mét có quai, kính 0,65 mét, nặng trên 200kg. Trên thân chuông, một mặt khắc 4 hàng chữ dọc:

Nam Vang Kim Quang tự
Húy Đạt Huệ, thượng Thiền hạ Định hiệu Yết Ma
Phụng cúng
Thắng Quang tự

Dịch nghĩa:

Yết Ma, pháp danh Đạt Huệ, pháp tự Thiền Định (trụ trì) chùa Kim Quang tại thành Nam Vang (thủ đô nước Cao Miên) kính cẩn cúng chuông này cho chùa Thiền Quang.

Mặt đối diện khắc 5 hàng chữ dọc:

Nam Vang châu thành
Kim Quang Tự
Hiệp bổn đạo tín sĩ đẳng
Phụng cúng hồng chung
Quí Mão niên thu nguyệt cách nhật

Dịch nghĩa:

Chùa Kim Quang hiệp cùng tín đồ cư sĩ bổn đạo tại châu thành Nam Vang phụng cúng chuông lớn. Ngày tốt tháng mùa Thu năm Quý Mão (1843).

Sau 20 năm bị hoang phế vì chiến tranh, năm 1989, chùa Thắng Quang đã được phục hồi.
yami
26-11-2008, 09:21 AM
Cho 500 đ hình đi! Hic, coi đỏ con mắt luôn hok thấy cái hình nào hết. ...
quehuong
26-11-2008, 03:05 PM
BỔ SUNG THÊM:

LƯỢC SỬ SẮC TỨ TỔ ĐÌNH THẮNG QUANG TỰ
1- Địa thế, cảnh trí:
Dãy trường sơn chạy dài từ Bắc xuống Nam,đến miền trung có các nhánh nhô ra biển tạo thành những đèo như:đèo ngang, đèo hải vân.. đến cuối tỉnh Quãng Ngãi có dãy núi Kim bồng –Thạch Tân đâm ra tận biển làm ranh giới cho hai tỉnh Quảng ngãi- Bình Định
Thạch tân có đèo Bình đê
Có núi Đầu rồng mặt ngoảnh vào nam
Trong dãy núi này ở thôn Hy tường, Xa Hoài Sơn, Huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định có một ngọn núi với độ cao khoảng 100m, hình tượng giống như Đầu rồng, tục gọi là núi cây xay, Chùa Thắng Quang toạ lạc tại núi này (tục gọi là chùa cây xay).
Cảnh trí và phong thuỷ ở đây thật là khác lạ. Theo các nhà phong thuỷ thì cho đây là núi đầu rồng, ngôi chùa toạ lạc trên lưởi rồng, trước đây nơi sân chùa là một hồ nước (hồ lưởi rồng), nước Nquanh năm không hề khô cạn, đến nay chỉ còn lại dấu tích là từ sau chùa có một mạch nước ngày đêm luôn chảy đến trước chùa rồi theo khe núi chảy xuống đồng bằng.
Đứng trước cổng chùa, du khách nhìn xa xa ra phía Đông là biển xanh phẳng lì như một đường mây liếp tận chân trời bao la. Cảng cá Tam Quan tàu bè ra vào tấp nập, phía Tây là dãy trường sơn hùng vĩ. Buổi sáng khi mặt trời mọc ở hướng đông, ánh quang minh vừa chiếu sáng thì có một tia nắng chiếu vào sân chùa (một điều kỳ lạ mà trên núi knông phải chổ nào cũng có).
2 - Thảo am đầu tiên và tổ khai sáng
Núi đầu rồng nổi tiếng là linh địa, vì ở đây có hai mẹ con cọp trắng, dân làng không ai dám lên đây, mặc dù biết nước ở hồ Long Thiệt dùng rất tốt, nhất là những năm khô hạn.
Dưới triều Hậu Lê vào năm 1692 thuộc thời chúa Nguyễn Phúc Chu – đời vua Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hoà. Mùa nắng năm này thật là khắc nghiệt, cả làng Hy Tường thiếu nước. Nhiều người dân muốn lên hồ Long Thiệt lấy nước về dùng mà đều sợ cọp không ai dám lên.
Bỗng một hôm dân làng thấy một nhà sư, chẳng biết từ đâu tới đi thẳng lên núi theo đường mòn đến hồ nước, bỏ mặc sau lưng tiếng gọi của mọi người. Dân làng cứ ngỡ nhà sư đã bị cọp làm hại. Nhưng lạ thay,tối hôm ấy ở nơi hồ nước có ánh đèn toả sáng, người ở xa vẫn trông thấy.
Phải đến ba, bốn đêm như vậy, dân làng có người mới bạo dạn lên núi đi đến nơi hồ nước. Một là mong lấy được nước đem về dùng, hai là xem tại sao có ánh sáng đèn, ba là xem thử nhà sư bây giờ ở đâu?
Đến nơi người ta thấy nhà sư đang phát dọn quanh hồ,và đã phát dọn rộng con đường đến hồ. Thấy lạ và ngạc nhiên nên có người hỏi ”Thưa sư cụ hai cọp trắng bây giờ ở đâu?” On tồn sư đáp: “ Các vị đừng lo nữa – hai con cọp tôi đã thuần phục rồi, bây giờ nó đang ở trong cái hang phía Tây của hồ nước và lo tu hành không còn hại dân làng nữa, may thay hôm nay các vị lên đây,Tôi định vài hôm nữa khi phát dọn xong đường sẽ xuống núi tin cho dân làng lên lấy nước về dùng, vậy tôi nhờ các vị về báo với dân làng giúp Tôi việc này.
Tin Sư cụ thuần hoá cọp Trắng được truyền đến mọi người , làm cho cả làng vui vẽ không còn lo không có nước sử dụng trong mùa khô hạn này,dân làng cùng nhau lên núi lấy nước về dùng và đem phẩm vật cúng dường cho Sư cụ.
Các Bô lão, Hương chức trong làng xin sư cho phép cất một am tranh nhỏ sau hồ, và mời sư ở lại đây tiếp tục hàng phục thú dữ,bảo vệ dân làng, Sư đồng ý, và chỉ xin làm đơn sơ để tốn ít công của, đồng thời sư cũng cần nhập thất một tuần nữa để tiếp tục thuần hoá hai cọp.
Sau một tuần nhập thất,thì công việc cất am tranh cũng hoàn thành,nhà sư từ trong hang cọp bước ra, thấy am tranh to lớn, Sư có vẻ trầm ngâm. Đến lúc Hương chức thỉnh sư vào am làm lể an vị phật thì Sư mới thong thả bước vào. Với nghi thức trang nghiêm; Sư tỉnh toạ hồi lâu,sau đó mới làm lể an vị phật, có đông đảo dân làng cùng tham dự.
Sau khi lể an vị phật xong,dân làng và hương chức bày lể dâng vật phẩm cúng dường Sư và xin sư đặt tên thảo am, cũng như xin sư cho dân làng biết pháp hiệu của Ngài. Sư ôn tồn bảo “ đây là linh địa,bần đạo thiếu duyên với nơi này, do vì cọp dữ mà bần đạo phải đến đây, khi hoá độ hai cọp xong bần đạo lại trở về núi cũ, sau này sẽ có một vị cao Tăng đến đặt tên thì nơi này sẽ trở thành một tòng lâm có tiếng, do vậy không cần phải biết tên của bần đạo, mà mọi người phải chăm lo tu học gieo nhân lành chờ ngày đó “
Bây giờ từ thảo am trở thành chùa làng ở tại rừng xay, nên dân làng thường gọi là chùa cây xay.
Thấm thoát hơn 20 năm trôi qua,dân làng yên ổn làm ăn, hàng thángvào ngày rằm, mồng một lên núi cùng sư tu học,bổng một hôm dân làng lên chùa thì không thấy Sư, tìm kiếm mãi cũng chẳng thấy, khi đến hang cọp thì thấy miệng hang đã lấp, trước miệng hang có tờ giấy sư viết” việc đã xong Tôi đi, dân làng chờ thời gian sau nữa đủ thuận duyên sẽ có cao Tăng dến ”. Dân làng đào miệng hang ra thì thấy hai cọp đã chết, sư lấy vải bọc lại cẩn thận.
Mọi người nhớ thương Sư, bèn cùng nhau xây tháp tưởng niệm Ngài, và lấp kín miệng hang để bảo tồn di the của hai cọp, ( đến năm 1948 thì di thể của hai cọp không còn nữa)

3 - Tổ Khai Sơn: Minh Giác – Kỳ Phương (1717-1744)
Đúng như lời của Sư cụ ẩn danh khoản hai tháng sau khi Ngài ẩn tích vào tháng 7 năm 1717 có Ngài Minh giác-Kỳ Phương trụ trì chùa Thập Tháp Di Đà, xã Nhơn thành,Huyện An nhơn,tỉnh Bình định đã vân du đén Hoài nhơn nghe câu chuyện ở chùa cây xay, nên Ngài đã dến thôn Hy tường. Ngài được các Hương chức,Bô lão trong làng mời Ngài lên núi xem chùa. Khi Ngài đến chùa, lể Phật xong,chư vị bô lão kể lại chuyện hai mươi năm về trước và cũng như lời thọ ký của Sư ẩn danh về việc đặt tên cho chùa.
Sau đó các vị Hương chức,Bô lão va dân chúng trong làng nhất tâm tha thiết cung thỉnh Ngài đặt tên cho chùa, cùng cầu mong Ngài ở lại hoăng pháp độ sanh, Ngàivui vẻ nhận lời và đặt tên chùa là “ Thắng Quang tự “. Đặt tên xong, Ngài trở về chùaThập tháp công bố tin này cho đồ chúng, rồi dẫn đệ tử theo ra chùa Thắng Quang để tổ chức lể đặt tên, ngày 19 tháng 9 năm Đinh dậu (1717) lể đặt tên chính thức chùa Thắng quang dược chư sơn của hai phủ Hoài nhơn và Tư Nghĩa chứng minh.
Thắng Quang tự được Tổ Minh Giác – Kỳ Phương đạt tên khai sơn,Ngài thuộc dòng lâm tế đời thứ 34. khi công việc đã ổn định, Ngài giao cho đệ tử là Thiệt Tâm – Thiện Trực ở lại trông coi, còn Ngài trở về chùa Thập tháp
Trong thời kỳ này thì việc học và tu theo phật ở đất Hoài nhơn đã đựoc phát triển. tương truyền có nhiều cư sĩ tại gia quy y theo Ngài, có vị đã phát tâm tu theo hạnh Bồ tát. Chứng tích còn để lai là tại sân trường Trung Học cơ sở Tam Quan Bắc có ngôi tháp cổ của Trường Quang Đại sư, thuộc dòng lâm tế đời thứ 35.
Cơ duyên hóa Đạo của Ngài đã mãn,ngày 16 tháng 03 (âm lịch ) năm 1744, sau khi dặn dò đồ chúng Ngài thu thần thị tịch tại chùa Thập tháp. Tháp của Ngài hiện nay tại chùa thập tháp, còn ở chùa Thăng Quang chỉ có long vị thơ ngài.
Trú trì ( thứ 3 ), Thiền Sư Thiệt Tâm - Thiện Trực ( 1744 – 1759 )
Ngài thuộc dòng lâm tế đời thứ 35. ngài sinh năm 1694 tịch năm 1759 là đệ tử của Ngài Minh Giác –Kỳ Phương theo thầy ra chùa Thắng quang, từ ngày đặt tên chùa sau đó được Thầy giao phó công việc tại chùa đến ngày Thầy viên tịch thì chính thức giữ chức trụ trì.
Trong đời Ngài từ chùa làng cây xay đến có tên là chùa Thắng quang, có Tăng chúng thành một tòng lâm, tất nhiên phải xây dựng rất nhiều. Tượng đức Phật bổn sư hiện ở chùa được tôn tạo trong thời ngài.
Ngài Thiệt Tâm- Thiện Trực được bổn sư giao phó trách nhiệm công việc của chùa đến khi ngài viên tịch, ngài giữ chức trụ trì tất cả là 42 năm. Đến năm 1759. cơ duyên hoá đạo tròn đầy, ngài giao lại cho đệ tử là Tế Hội thiền tôn rồi thu thần thị tịch vào ngày 24 tháng 4 năm đó.
Trù trì ( thứ 4 ) Hoà Thượng Tế Hội Thiền Tôn ( 1759 …………….)
Hoà Thượng Tế Hội Thiền Tôn thuộc đời pháp thứ 36 dòng lâm tế là đệ tử của Ngài Thiện Trực. sau khi bổn sư viên tịch ngài lên kế vị thầy làm Trụ trì chùa Thắng Quang vào năm1759.
Ngài thế danh là gì? quê quán ở đâu không rõ. Ngài trụ trì vào thời kì nhà Nguyễn, Tây Sơn kỳ thị giới Tăng lữ và chùa lại nằm trong vùng thường xảy ra giao tranh giữa hai quân Nguyễn, bởi vây chùa rơi vào cảnh Tăng tàn tự hoại.
Dòng kệ “ Tổ Định Tuyết Phong ” do Ngài Kì Phương truyền tại Thắng Quang đến đời Ngài thì dứt.
Ngài tịch ở đâu? Năm nào? Hay đi đâu vẫn chưa rõ. Vì đây là thời kì đen tối nhất của Chùa Thắng Quang.
Tổ trùng kiến: Hoà thượng Toàn Định- Bảo Tạng( 1822 – 1842 )
Ngài tên tục danh là: Ngô Văn Thuỵ người Làng Hội An, xã ô liêm, huyện Bồng Sơn, Phủ Qui Nhơn, Trấn Bình Định; nay là Thôn An Hội, Xã Hoaì Sơn, Huyện Hoài Nhơn, Tỉnh Bình Định.
Ngài sinh ngày 6/ 10 / 1789. năm 14 tuổi ( 1803 ) theo cha đến Thị Xã Hội An, Quãng Nam. Ngài đến chùa Phước Lâm gặp Hoà Thượng Minh Giác, Huý Pháp Kiêm,Tự Luật Oai thấy dung mạo uy nghi của Hoà Thượng ngài cảm mến và xin được xuất gia ở chùa.
Hoà thượng Minh Giác thu ngài làm Đệ Tử quy y thế độ, đặt pháp danh là Toàn Định,thuộc dòng lâm tế đời thứ 37.
Theo thầy tu học suốt 18 năm được Bổn Sư phó pháp. Vào tháng chạp năm 1821 ngài xin Bổn Sư cho về quê thăm cha mẹ, đến ngày 14 / 2 / 1822 ngài vân du đến Thôn Hy Tường được Bô lão, Hương chức mời ngài lên thăm Chùa Thắng Quang, thì thấy cảnh hoang phế đã lâu, dân làng cùng tín đồ ở địa phương yêu cầu Ngài và cung thỉnh Ngài ở lại để duy trì Chùa Thắng Quang, Ngài hoan hỷ nhận lời ở lại và chính thức là Tổ Trùng kiến
Rằm tháng ba năm 1823, Ngài trở về Chùa Phước Lâm, đem duyên sự tác Bạch cùng Bổn Sư, được Bổn sư đồng ý cho Ngài trở về chùa Thắng Quang vận động tín hữu xây dựng lại ngôi cổ tự này.
Tháng 4 năm 1830(canh dần), Ngài được Bổn sư gọi về chùa Phước lâm phó chúc làm chức Đô tự, đứng đầu chư Tăng, tháng 8 năm 1830, Bộ Lể tuân chỉ dụ của Hoàng Đế cấp Độ điệp và Giới đao cho Ngài và cử Ngài làm Trụ trì chùa Phước Lâm thay Bổn sư tuổi đã già, sức yếu.
Ngài nghĩ còn tâm nguyện xây dựng chùa Thắng Quang chưa hoàn thành nên khẩn thiết xin Bộ Lể, Đại thần cùng Bổn sư từ bi cho Ngài trở lại chùa Thắng Quang để hoàn thành tâm nguyện, vì cũng như trước đó, Sư Huynh của Ngài là sư Toàn chiếu, tự Trí Minh, hiệu Bảo ấn đã được Bổn sư cho vào Quảng Ngãi trùng kiến chùa Thiên An.
Bổn sư thấy tâm nguyện của Ngài là đúng, và ánh đạo có cơ duyên được xiển dương ở chùa Thắng Quang, nên cử sư đệ của Ngài là Hoà Thường Toàn Nhiệm, tự Vi ý, hiệu Quán Thông làm trụ trì chùa Phước lâm. Từ đây Ngài toàn tâm,toàn ý lo chùa Thắng Quang.
Năm Minh mạng thứ 17 (1836 ) Ngài cho xây dựng Chánh Điện, năm 1837 cất nhà Đông, năm1840 tu bổ tháp vọng Tổ khai sáng, năm 1841 cất nhà Tây. Toàn bộ cơ ngơi này vẫn còn đến đời Hoà Thượng Khánh Quý trụ trì (1920- 1943 ) mới thay dần bằng ngói, nhưng nền móng củvẫn còn.
Ngài là người có công lớn, từ ngôi chùa đổ nát, Ngài đã xây dựng lại thành tòng lâm có Tăng chúng đông đảo, Đức độ củaNgài toả sáng đến sơn môn,nên Ngài đã được mời làm Giáo thọ A Xà Lê tại Giới đàn chùa Linh Phong, huyện phù cát năm 1837,và làm Yết Ma A Xà Lê tại Giới Đàn Chùa Thiên An,Quảng Ngãi năm 1838.
Cơ duyên hoá độ của Ngài đã mãn,Ngài thu thần thị tịch vào ngày 22 tháng 12 (âm lịch )năm 1842 thọ thế 54 tuổi hạ lạp 40 năm. Tháp của Ngài hiện ở trong vườn chùa mới được trùng tu trong năm 2004.
Ngài là người đầu tiên đem dòng kệ Chúc Thánh do Tổ Minh Hải –Pháp Bảo đặt ra:
Minh thiệt pháp toàn chương,
An chơn như thị đồng
Chúc thánh thọ thiên cữu
Kỳ quốc tộ địa trường …
truyền thừa ở chùa Thắng Quang, đến nay đã truyền đến chử Đồng đời pháp thứ 43 đạo mạch liên tục phát triển.
Ngài xứng đáng với sự kính ngưỡng của đông đảo Phật tử.

Trụ trì thứ 6: Thiền sư Chương An, Pháp tự Tôn Bổn, hiệu Quãng khánh
(1842-1876 )
Thiền Sư Chưong An, Tự Tôn Bổn, Hiệu Quãng Khánh thuộc đời pháp thứ 38. làđệ tử của Tổ Bảo tạng, kế vị Thầy làm trụ trì chùa Thắng Quang sau khi bổn sư viên tịch năm 1842.
Ngài là người dược Bổn sư đắc ý truyền trao diệu pháp ,và cũng chính Ngài đã tiếp tục truyền được mạch đạo hoằng dương mở rộng Tòng lâm tiếp độ Tăng chúng, Ngài có nhiều đệ tử nổi dang như: An luân- Hoằng Hoá, An thị- Hoằng Quán, An tụng- Hoằng Niệm, An diệu- Từ nhẩn v.v…
Trong thời Ngài trụ trì, sơn môn các nơi thường về tham học,hoặc bàn việc hoằng hoá với Ngài rất đông, đặc biệt có sư Đạt Huệ ở chùa Kim Quang, Nam vang, Thủ đô Campuchia đã hỷ cúng Đại Hồng Chung nặng 200kg chuông cao 1m,đường kính 0,65m vào năm 1843 đến nay vẫn còn.
Hơn 30 năm duy trì đạo nghiệp, Tăng tín đông đảo. cơ duyên hoá độ đã mãn, Ngài tịch vào năm 1876 giao quyền kế vị trụ trì cho đệ tử.
Ngài chưa có tháp, mả đất bên cạnh dưới bậc giếng chùa.

Trụ trì thứ 7: Hoà Thượng An luân – Hoằng Hoá (1876-1913 )
Sau khi bổn sư viên tịch, Sơn môn đồ chúng suy cử Ngài An luân-Hoằng Hoá (tự Cao hoán ) kế nhiệm Trụ trì chùa Thắng Quang. Ngài họ Ngô, quê ở xã Hoài sơn.
Trong thời Ngài Tăng chúng rất đông. Ngài noi gương Tổ Quy sơn thành lập Nông thiền ( dĩ nông vi thiền ) tự lực cánh sinh, Ngài tạo ra nhiều ruộng đất để làm tài sản Tam bảo, nhờ đó mà kinhtế bảo đảm cho Tăng chúng tu học, Ngài chủ trương cho Tăng chúng đi hoằng truyền chánh pháp khắp nơi. Từ đó về sau rải rác các nơi đều có môn đồ Thắng Quang.
Ngài có nhiều đệ tử đắc pháp như: Chơn chất- Quang long, Chơn mẫn- Khánh phú, Chơn dung- Phổ Nhuận, Chơn sự- Khánh Quý, Chơn thưòng – Khánh độ, Chơn thường – Quan Thiện, Chơn Điển – Khánh Trí, Chơn thành – Quan huệ, Chơn kinh – Pháp hương, Chơn tích- Quan nhơn, Chơn khai – Phổ hy..
Ngài tịch vào ngày 23 tháng 7 (âm lịch) năm 1913, tháp của Ngài trong vườn chùa đã được trùng tu năm 2004.
Trú trì thứ 8: Hoà Thượng Chơn Điển- Khánh Trí ( 1913 – 1921)
Hoà Thượng Chơn Điển –Khánh Trí, tự Đạo Phê đơi lâm tế thứ 40 kế thừa Tổ nghiệp, Ngài tên tục là Ngô Điển, cha ho. Ngô, mẹ họ Lâm, người xã Hoài sơn.
Ngài là đệ tử của Hoà Thượng Hoằng Hoá,duy trì đạo nghiệp của Bổn sư chỉ được 8 năm thì bị bạo bệnh mà tịch vào ngày 01 tháng 03 ( âm lịch ) năm 1921, tháp của Ngài ở đâu không rỏ.

Trụ trì thứ 9:hoà thượng chơn thường – khánh độ: ( 1921 – 1923)
Năm 1921 sau khi sư huynh tịch, môn đồ cử Hoà Thượng Chơn Thường, Hiệu Khánh Độ, tự Đạo Nhiên kế vị trù trì Chùa Thắng Quang.
Ngài tên tục là Ngô Đức Suất người thôn Hy Tường,xã Hoài Sơn theo thầy xuất gia từ nhỏ. Được phó pháp vào ngày 15 / 4 / 1920.
Trong đời Ngài Tăng tín đồ tu học rất đông. Nhưng Ngài không đủ cơ duyên, nên xin từ chức Trụ trì, mà giao lại cho Sư đệ là Hoà Thượng Chơn Sự - Khánh Quý. Sau 2 năm giử chức trụ trì rồi di trú đi nơi khác.
Trù trì thứ 10: Hoà Thượng Chơn Sự- Khánh Quý ( 1923 – 1943)
Đạo nghiệp nặng nề của hai sư huynh giao lại Hoà Thương Chơn Sự. Khánh Quý phải nhận lấy vào năm 1923, là Trù Trì Chùa Thắng Quang.
Ngài tên tục là Nguyễn Ly, cha mẹ là bổn đạo người địa phương Hoài Sơn mất sớm, được Tổ Hoằng Hoá đem về nuôi dưỡng, rồi thế độ cho xuất gia, Ngài được phó pháp cùng hai sư huynh vào năm 1920., trong đời Ngài Chùa Thắng Quang rất phát triển, Tăng chúng thường trú lên tới ba, bốn mươi người.
Năm 1930 ngài tiến hành trùng tu Chánh Điện, được xây xông lợp ngói, mở đầu cho kỉ nguyên chùa ngói từ đây.
Năm bảo đại 15 ( 1940 ) chùa được ban “ Sắc Tứ Thắng Quang Tự ” tấm biển sơn son thiếp vàng được treo tại tiền đường chùa hiện nay.
Ngài có rất nhiều Đệ Tử: Như Nghĩa- Tín Truyền, Như Thông -Huyền Ngộ, Như Kế-Huyền Đức, Như Quyền- Giải Đạt, Như Phẩm- Huyền Hoa, Như Thiền - Huyền An, Như Lập- Giải Thành, Như Lễ- Tín Trí, Như Thư -Giải Học, Như Phục- Giải Điều, Như Thuận- Tín Tấn, Như Thâm-Giải Nguyện
Trong các đệ tử trên, có bốn vị nổi tiếng danh đức, dày công hoằng dương Phật pháp:
1. Như Thông Huyền Ngộ sau làmtrụ trì Chùa Thắng Quang và khai sơn chùa Quang Phước ở Thị Trấn Tam Quan, chùa Quang Đức ở Hoài Châu.
2. Như Kế Huyền Đức khai sơn Chùa Bửu Tạng, Xã Hoài Hảo và
Chùa Hoằng Hoá,ở Thị Trấn Tam Quan.
3. Như Phẩm –Huyền Hoa, trùng kiến chùa Kim Tiên Cổ Tự,ở Xã Các Khánh, Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định sau đặt tên là Chùa Khánh Sơn và khai sơn
Chùa Viên Quang,ở Huyện Phù Cát, Bình định.
4. Như Thiền- Huyền An, khai sơn Chùa Huệ Quang ở Thị Trấn Bồng Sơn.
Hoà thượng Khánh Quý cơ duyên hoá đạo đã mãn, Ngài tịch vào ngày 14 tháng 9 (âm lịch ) năm 1943.
Quyền trú trì ( thứ 11 ): Thiền sư Như Nghĩa,tư giải lý, hiệu Tín Truyền (1943-1946 )
Thiền Sư Như Nghĩa, Tự Giải Lý, Hiệu Tín Truyền đời pháp thứ 41. Đệ Tử lớn của Hoà Thượng Khánh Quý. Trước khi Bổn Sư viên tịch, Ngài đã có nhiều năm giữ chức điễn toạ, sau khi Bổn Sư viên tịch Ngài tạm quyền trụ trì.
Năm 1946 sơn môn bầu cử Thiền Sư Huyền Ngộ giữ chức trụ trì. Nên Ngài
Như Nghĩa bàn giao nhiệm vụ cho sư đệ,và đi hoằng dương nơi khác.

Trụ Trì Thứ 12: Thiềnsư Như Thông –Huyền Ngộ (1946-1969 )
Ngài Như Thông,tự Giải Minh, hiệu Huyền Ngộ thuộc đời pháp thứ 41, đệ tử của Hoà Thượng Khánh Quý đựoc môn phái suy cử chức Trụ trì chùa Thắng Quang năm 1946.
Trong thời kỳ đất nước chống pháp, Ngài làm Chủ tịch hội Phật giáo cứu quốc Huyện Hoài nhơn, Ngài tham gia công tác chấn hưng phật giáo, được Giáo hội Tăng già Tỉnh Bình định giao các nhiệm vụ: Tuần chúng Tăng,kiêm uỷ viên hoằng pháp Giáo hội Tăng già Bình định Hội Trưởng Hội Phật Giáo Huyện Hoài Nhơn.
Về tiếp Tăng độ chúng, có nhiều Đệ tử đựoc Ngài cho đi học ở các học viện phập giáo tại Sài gòn, Thập tháp v.v.
Về xây dựng Tòng lâm, năm 1957 Ngài cho trùng tu chùa, sửa Chánh điện, xây cất thêm tiền đường, đến năm 1960 thì xong.
Ngài còn tạo điều kiện cho tín đồ các nơi trong huyện có chổ tu học,nên đã khai sơn chùa Quang phứơc tại khối 6 Thị Trấn Tan Quan vào năm 1960, do hai vợ chồng Hồng tố Mân và Diệp thị Đặc hiến cúng đất. Năm 1964 khai sơn chùa Quang đức,xã Hoài châu.
Trong cuộc chống chính quyền Ngô đình Diệm đàn áp Phật giáo năm 1963, Ngài đã lãnh đạo phật giáo đồ ở hoài nhơn bền bỉ đấu tranh suốt thời kỳ pháp nạn đến thành công.
Dịp mừng Đại lể Phật Đản 2508 (1964 ), Ngài đã tổ chức xây dựng một lể đài rất lớn, tại sân Vận Động Rừng Quýt,Thị Trấn Tam Quan, lần đầu tiên có trên đất Hoài nhơn được hàng nghìn Tăng ni, phật tử tham đự.
Năm 1967 chùa Thắng quang ở vào vùng thường xảy ra chiến cuộc, nen Ngài đã chuyển Tăng chúng và pháp khì tạm thời xuống Chùa Quang Phứơc
Năm 1969 (kỷ dậu ), cơ duyên hoá đạo của Ngài đã mãn,Ngài thu thần thị tịch vào ngày mồng 4 tháng giêng âm lịch tại chùa Quang phước. tháp Ngài được xây dựng trong khuôn viên chùa Quang phứoc.
Môn phái quản lý (1969- 1976 )
Sau khi Ngài Huyền Ngộ viên tịch.Chùa Thắng quang đang ở trong vùng chiến tranh thường xảy ra, nên môn đồ pháp quyến chưa suy cử trụ trì kế vị, mà chỉ giử lại là môn phái quản lý, còn pháp khí thì để tại Chùa Quang Phước,giao cho đệ tử của Ngài là Đại đức Thích Hạnh Phứơc, trụ trì chùa Quang Phước quản lý.
Trụ trì thứ 13:Thiền sư Thị Bản – Hạnh Thiện ( 1976 đến nay)
Sau khi đất nước thông nhất, hoà bình lập lại, năm 1975 Môn phái đã tập họp Tăng Ni,tín đồ về sửa chửa lại chùa Thắng quang để có nơi tu học,và suy cử
Đại đức Thị bản, tự Hạnh Thiện, hiệu Hồng Viên ,là đệ tử của Ngài Huyền Ngộ kế vị trụ trì từ năm 1976.
Đại Đức tục danh là Lê Bài, con ông Lê Sang và bà Trần thị Ngạc,ơ thôn Hytường,xã Hoài sơn, xuất gia năm 1957, tho giới năm 1968 tại giới đàn chùaLong khánh, thành phố Qui nhơn, do HoàThượng Phúc Hộ ở Phu yên làm đường đầu.
Năm 1970 là học Tăng khoá đầu tiên ở Phật học viên Phươc Huệ,chùa Thập tháp.
Năm1978, Đại Đức cùngMôn phái chuyển pháp khí của Tổ đình từ chùa Quang phước ve chùa Thắng Quang
Năm 1989 Ngài hưng công trùng tu chùa đã được tạm hoàn thành như hiện nay làm chổ cho Tăng,tín đồ tu học.
---------------------------

Một độc giả bổ sung:
quehuong
27-11-2008, 04:07 PM
LỄ ĐẶT ĐÁ TRÙNG TU TỔ ĐÌNH THẮNG QUANG
Ngày 30 tháng 12 năm 2006 nhằm ngày 11 tháng 11 Bính Tuất.
Dưới sự chứng minh của:
1. Đại lão Hòa thượng Thích Phước Thành
2. Hòa thượng Thích Thiện Nhơn
3. Hòa thượng Thích Đổng Quán
4. Hòa thượng Thích Giác Trí

Thượng tọa Thích Hạnh Minh, trưởng môn phái tổ đình Thắng Quang, đại đức Thích Hạnh Thiện Trú trì chùa tổ đình cùng tăng ni phật tử trong môn phái đã long trọng tôt chức lễ đặt đá đại trùng tu chùa tổ đình Thắng Quang.



Nguon: http://hoainhon.vn/diendan/archive/index.php/t-1918.html


Âm lịch

Ảnh đẹp