28/09/2010 12:45 (GMT+7)
Số lượt xem: 7641
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng


hung ky 2 004.jpg

   Đây là ngõ chùa Hưng Ký, cạnh số nhà 228 phố Minh Khai

  Cannon 097.jpg

Cannon 107.jpg

   Không phải được xây dựng từ gỗ, gạch ngói thông thường, ở Hà Nội  có một ngôi chùa được làm từ gốm sứ độc nhất vô nhị, ít người biết đến là chùa Hưng Ký (phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Ngôi chùa được xem là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo này được xây dựng từ cuối vương triều Nguyễn. 


   Chùa Hưng Ký - cái tên nôm na ấy mang tên của người tạo dựng nên nó. Chùa này do một nhà tư sản là Hưng Ký, chủ nhà máy gạch ngói Sông  Đuống, Yên Viên xây dựng, trên địa phận làng Hoàng Mai thuộc thôn Đoài, Hà Nội. Chùa có tên chữ là Vũ Hưng Tự và mang hiệu là Võ Hưng Truyền Am. Chùa xây xong ( 1931 - 1934), Hưng Ký đem chùa hiến cho làng nhưng các bậc Trưởng Lão làng Hoàng Mai không nhận ( Có lẽ họ không muốn làng chịu ơn một người tuy là người làng nhưng xuất thân hèn kém). Hưng Ký bèn xin xây đường làng từ ngoài đường cái đến đền Lừ cũng bị hào lý gây khó dễ mãi mới cho xây.

   Hưng Ký tên thật là Vũ Thị Sau, xuất thân con nhà nghèo có nhan sắc, thông minh nhưng số phận long đong phải ra phố làm gái giang hồ, sau lấy người khách trú tên là Trần Văn Thanh. Vợ chồng buôn bán giàu có, vợ có tài tháo thầu khoán,chủ hãng xe tay, xây nhà cho thuê. Sau mua lại nhà máy gạch ngói Yên Viên của Pháp, sản xuất gạch ngói cung cấp đi khắp nơi, cạnh tranh với các xí nghiệp của Pháp và Hoa kiều.

   Chùa làm hết 200.000 nghìn đồng, tính theo thời giá năm 1931 - 1932 thì mười đồng một tạ gạo.

   Bà Vũ Thị Sau tuổi ngoài năm mươi thì bị lên Hậu bối không chữa được, lúc sắp chết vì không có con, đem của chia cho họ hàng nghèo mỗi người tùy thân sơ, từ 100 đồng đến 500 đồng. Đám ma có nhiều quan lại tai to mặt lớn tỉnh Hà Đông đến dự, người đưa và cả người đi xem đông hàng mấy nghìn người, ai cũng được nhận phong bao một đồng (theo Nguyễn Văn Uẩn).

   Chùa Hưng Ký thờ Phật theo phái Thiền Lâm Tế và cũng là một trong những ngôi chùa có chốn Tổ ở Đào Nguyên (Gia Lâm). Chùa hiện còn bảo tồn khá nguyên vẹn các hạng mục kiến trúc cơ bản bao gồm tam quan, tòa Tam bảo, hậu Tổ, nhà bia, trai đường, bên cạnh là đền Mai Sau, nơi chủ nhân dựng chỗ thờ cúng, cắt ruộng hậu, báo đáp công ơn cha mẹ và đình thờ Tam Thánh.

   Tìm hiểu thêm về Thiền phái Lâm Tế ở đây:http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A2m_T%E1%BA%BF_t%C3%B4ng

Cannon 105.jpg

   Dân cư buôn bán ngay trước cổng Tam Quan do bị nhà dân bao vây hết xung quanh, nhà chùa đành thúc thủ.

Cannon 109.jpg

  Hộ Pháp hai bên Tam Quan nay đành bất lực đứng nhìn dân lấn chiếm.

  Khuôn viên của chùa gồm 3.000 m2, các hạng mục kiến trúc của chùa từ  tam quan, tam bảo đến phật điện, nhà tổ đều được trang hoàng bởi những bức cuốn bằng gốm sứ, tạc khắc hoa văn tinh xảo qua gần 80 năm vẫn còn bóng màu men gạch. 

Cannon 104.jpg

   Cửa chùa nay thành ngõ của dân.

Cannon 182.jpg

  Bốn cột đồng trụ đỉnh có chạm chim phượng, lồng đèn và đắp tứ linh. Cổng chính gồm tứ trụ nối với tam quan tạo nên thế nguy nga, vững chãi. Hai mặt ngoài cổng phụ có đắp phù điêu hình voi ngựa, tám góc mái chạm hình rồng chầu nguyệt. Nhưng nay lại trở thành cổng chính!

Cannon 106.jpg

Cannon 113.jpg

  Cửa vào hiện nay vốn là cổng phụ.

Cannon 129.jpg

  Các mặt trụ đều có câu đối chữ Hán, chữ Nôm bằng sứ tráng men màu trông hệt như một bức tranh thủy mặc. Tòa tam bảo kiến trúc theo kiểu tường xây, chia làm 7 gian gồm 12 cột chính, mỗi cột cao 7 m, vuông 30 cm. Mái chùa được lợp ngói ống,  đầu gắn chữ "Thọ".

   Hoạ tiết trang trí trên nóc mái đều bằng gốm


   Trên nóc mái có bày chính giữa một chiếc nậm đựng nước cam lồ, thứ nước mà nhà Phật dùng để cứu độ chúng sinh... 

Cannon 123.jpg

  Cannon 204.jpg

Cannon 186.jpg

   Tượng Quan Âm đặt trên hòn giả sơn, dưới là hồ nước có rất nhiều rùa và cá vàng.

Cannon 142.jpg

Cannon 114.jpg

  Lối lên Tam Quan ngay cạnh cổng vào






Cannon 141.jpg

  Tam quan đẹp thế này mà không được trùng tu bảo dưỡng, nhưng thế có khi lại may, để lũ chân tay to đến phá như vô số di tích thì thà chết còn hơn.

Cannon 139.jpg

  Tam Quan nhìn từ bên trong, trên tầng hai có một chú Tiểu đang học bài.

Cannon 147.jpg

   Hoạ tiết này chưa từng thấy, Rồng phun nước cho cá Chép theo lên.


   Bước vào Tam Bảo, ta như lạc vào một thế giới khác, không thể diễn tả bằng lời, chỉ tự thân trải nghiệm qua mới hiểu.

hung ky 2 018.jpg

Một di sản quý giá nữa mang tính thẩm mỹ cao ở chùa Hưng Ký đó là 3 pho tượng gỗ đồ sộ: Đức Phật A Di Đà cao 3,86 m làm bằng gỗ phủ sơn, tượng Phật Di Lặc cũng bằng gỗ sơn son và  tượng Phật Thích Ca đản sinh. Ngoài ra, hai gian đầu hồi tam bảo còn có hai tòa Thập điện Diêm vương được cấu trúc theo kiểu động, miêu tả chân thực cảnh sống nơi trần gian và ngục tối.

hung ky 2 017.jpg



hung ky 2 015.jpg







hung ky 2 013.jpg

   Đức Hộ Pháp

 hung ky 2 014.jpg

hung ky 2 012.jpg

   Thập điện Diêm Vương ( bên phải Tam Bảo )



   Đức Hộ Pháp





   Thập Điện Diêm Vương (bên trái Tam Bảo)







   Lối nhỏ bên hông dẫn ra phía sau, nơi có tòa Phương đình để bia hậu, ghi rõ công đức của nhà Hưng Ký.





























   Đây là nơi để các Thầy tu tập Phật pháp, xây mới hoàn toàn nhưng khá ăn nhập với các kiến trúc cũ, chỉ tiếc là xây cao hơn Tam Bảo nên không được hoàn hảo.





Cannon 119.jpg

Cannon 187.jpg

   Trong sân chùa có hai toà tháp, vẫn đang ngổn ngang vôi gạch trùng tu

Chùa Hưng Ký vẫn giữ chặt cái niêm luật của nhà Phật vốn có của các ngôi chùa cổ ra đời trước đó. Từ ngoài vào là tam quan 3 tầng, tầng thứ hai treo một quả chuông lớn, tầng dưới cùng có 3 cửa có tên lần lượt là Giả Quan, Trung Quan và Không Quan. Đi qua sân lớn lát gạch là tới Tam bảo có dạng chữ đinh với ba gian Tiền Đường, Thiên Hượng và Thượng Điện. Có một điều đặc biệt là Thượng Điện của chùa là nơi thờ Phật khác hẳn với các ngôi chùa khác. Nơi đây thờ bộ ba Phật A Di Đà ở giữa, hai bên là đức Quan Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát (A Di Đà tam tôn), đây là những đức Phật thường ra tay cứu vớt chúng sinh thoát khỏi vòng luân hồi để trở về cõi Tây Phương cực lạc. Điều này cũng lý giải cho việc cửa chùa mở về hướng tây. Ngoài ra còn có tám bức tranh và nhiều pho tượng nhỏ khác nói về các cảnh đời của Phật. Tuy là một ngôi chùa có lịch sử không lâu đời nhưng Vũ Hưng Tự lại có sức thu hút đặc biệt bởi nghệ thuật kiến trúc rất phong phú và đa dạng. Bộ vì kèo trong chùa được làm bằng ganitô giả đá kết hợp với các mảnh sứ ốp tường có nhiều màu sắc đã tạo nên một bức tranh màu sống động và làm tôn thêm vẻ uy nghiêm vốn có. Mái chùa được làm từ ngói ống cùng với các tượng sứ nhiều màu ghép lại trên các diềm mái nói về các sự tích nhà Phật, sự vất vả tìm về chốn Tổ linh thiêng của các tín đồ và đồng thời còn nói lên những tâm tư, tình cảm của các nghệ nhân gởi gắm lòng tin về nơi đất Phật. Điều này tạo ra sự hòa quyện giữa cái ảo với cái thật và sự thiêng liêng.


  Chùa Hưng Ký cùng với quần thể kiến trúc tôn giáo nơi đây là cả trang sử mỹ thuật ghi bằng hình tượng cộng với phong cách kiến trúc nghệ thuật chứa đựng tính cách dân tộc giữa cảnh đời nô lệ thời Pháp thuộc. Việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa các vật liệu xây dựng hiện đại với phong cách kiến trúc cổ truyền của dân tộc đã tạo ra một ngôi chùa tuy ra đời muộn màng nhưng lại có một không hai trong lịch sử kiến trúc Phật giáo Việt Nam . 

  Hình trang trí trên mái nhà đều bằng gốm

Cannon 124.jpg



Cannon 135.jpg


Cannon 132.jpg

   Đây là Lan Anh, cô cháu gái cùng đi. Đi theo lối nhỏ qua cổng này  cũng dẫn đến khu nhà bia phía sau, không cần phải vòng lên Tam Bảo.

Cannon 136.jpg

Cannon 196.jpg

Cannon 100.jpg

Cannon 102.jpg

Giá trị chủ yếu của di tích chùa Hưng Ký là kiến trúc và nghệ thuật trang trí trên kiến trúc. Đặc biệt là sử dụng gốm nung có men nhiều màu sắc kỹ thuật cao để thể hiện các chi tiết từ kết cấu đến trang trí; từ nóc mái đến tường trụ, từ tam quan chùa và các công trình khác. Đó thực sự là một công trình kiến trúc mỹ thuật đặc sắc. Bên cạnh đó, chùa Hưng Ký còn bảo tồn hầu như nguyên vẹn những bức tranh ghép bằng sứ có giá trị nghệ thuật khiến cho các thế hệ ngày nay phải thán phục trước cái tinh tế của những nghệ nhân vô danh xưa mà chỉ Hưng Ký mới có được


Cannon 103.jpg

Cannon 101.jpg

   Vậy mà hiện nay chùa xuống cấp nghiêm trọng do dân lấn chiếm hầu hết đất chùa.

Cannon 117.jpg

  Cửa chính bị đóng lại.

Cannon 110.jpg

  Phía ngoài làm rào sắt, không dùng cổng chính  được nữa? Đây là hiện tượng khá phổ biến ở Hà Nội, sở dĩ như vậy vì có một dạo người ta coi đây là tàn tích phong kiến, mê tín,hủ lậu nên mặc kệ cho dân tình mặc sức xâm hại, nay hối thì đã muộn.
  Bây giờ có mà phục hồi, lấy đâu ra nghệ nhân bây giờ.

Cannon 185.jpg

    Biển của Bộ VH chẳng có giá trị gì đối với người dân. Giữ chùa hay phá chùa là do dân và vị trụ trì quyết định là chính, các vị khác có tính chất thủ tục.



 Đây là mảnh ghép cuối cùng trên cổng chùa, ngôi chùa độc nhất vô nhị ở Hà Nội khiến ta dù bước chân đi nhưng vẫn muốn quay trở lại thêm nhiều lần nữa.

  Phía sau chùa là Đình Tam Thánh  và Đền Mai Sau, chúng tôi sẽ đưa lên vào dịp khác.


Âm lịch

Ảnh đẹp