trong chùa còn lưu giữ bộ kinh cổ và tương
đối đầy đủ nhất Việt Nam.
Bắc Giang có hai ngôi chùa cổ
được coi là chốn tổ của hai dòng thiền lớn. Đó là chùa Vĩnh Nghiêm, xã
Trí Yên, huyện Yên Dũng được coi là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm và
chùa Bổ Đà, là chốn tổ của thiền phái Lâm Tế.
Đầu thế kỷ 18, Thiền phái Lâm Tế ảnh hưởng sâu đậm tới nhiều miền
trong cả nước Việt Nam. Tại xứ Kinh Bắc, có hai chốn tùng lâm sớm ảnh
hưởng và tiếp nhận dòng Lâm Tế là chùa Bổ Đà và chùa Bảo Quang (còn gọi
là chùa Bách Tháp, thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh). Chính vì địa thế
phong thủy đẹp nên hai sơn môn này đều được nhiều tăng ni thuộc phái
Lâm Tế ở miền Bắc nước ta trọn làm nơi “viên tịch”. Cho nên, ngẫu
nhiên, hai nơi danh lam cổ tự này có vườn tháp nhiều ngôi nhất nước ta.
Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh nhiều ngôi tháp chùa Bảo Quang bị mai
một nay chỉ còn mấy chục ngôi... Trong khi đó, trải qua bom đạn chiến
tranh nhưng vườn tháp chùa Bổ Đà vẫn còn khá nguyên vẹn. Và nay trở
thành vườn tháp cổ lớn nhất trong các cổ tự Việt Nam.
Chùa Bổ Đà có kiến trúc “nội thông ngoại bế” tức là bên trong thì
thông nhau nhưng bên ngoài thì tạo thành hàng rào. Kiểu kiến trúc này
rất khác biệt với lối kiến trúc trong các ngôi cổ tự ở Bắc bộ. Chùa Bổ
Đà không chú trọng sự nguy nga, tráng lệ mà quan tâm tới sự liên hoàn,
thoáng đạt hướng tới sự thanh tịnh của cảnh giới nhà Phật. Hiện tại, hệ
thống chùa gồm 18 toà ngang dãy dọc với gần một trăm gian liên hoàn,
xây cất bằng các loại chất liệu gạch ngói, tiểu sành, tường đất... Xung
quanh chùa là vườn cây cổ thụ làm cho cảnh sắc thêm phần thâm nghiêm, u
tịch.
Khu vườn tháp cổ của tăng ni dòng thiền Lâm Tế còn 97 ngôi tháp.
Trong 97 ngôi tháp này có chúa xá lị, tro của của 1214 nhà sư tu hành.
Đặc biệt, có ngôi tháp an táng tới 26 nhà sư. Họ đều là anh em cùng sơn
môn, cùng tu một thầy, quý mến nhau muốn khi được về nơi tịch diệt vẫn
được nằm cạnh nhau. Bao quanh vườn tháp, nhà chùa đã dùng đá núi, gạch
chỉ và đất thó tạo nên bức trường thành để giữ gìn yên tĩnh giấc ngủ
ngàn thu cho các những nhà tu hành đắc đạo...
Đến chùa Bổ Đà, khách hành hương cũng nên ghé thăm bộ tàng kinh bằng
gỗ thị lớn nhất Việt Nam. Bộ kinh được xếp trên 8 giá, mỗi giá có 4 tập
sách kinh gồm 240 tấm ván gỗ hợp thành, tất cả có khoảng gần 2.000 tấm.
Nếu muốn xem đồng loạt toàn bộ kho kinh cổ ở đây thì phải có khoảng đất
rộng 250m² để rải các tấm ván kinh ra. Đặc biệt, bộ kinh gỗ này có nói
đến những đặc trưng của Phật giáo Trung Hoa khi được truyền vào Việt
Nam với 3 tông phái (Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông). Trọng tâm
của bộ kinh nói đến nỗi khổ của con người và sự giải thoát. Trong đó
tiêu biểu nhất là Tứ Diệu Đế - 4 chân lý kỳ diệu của đạo Phật - gồm:
Khổ Đế, Nhân Đế, Diệt Đế và Đạo Đế. Bộ kinh còn nói đến cõi niết bàn,
những vòng luân hồi chuyển kiếp của một đời người, giải thích thế nào
là sự tu nhân tích đức, cõi vô vi... Bộ kinh cũng thể hiện những tư
tưởng của Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là sự ảnh hưởng của dòng Phật
giáo thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ.
Huy Văn