Chiến đấu với bệnh tật
Jobs phát hiện bị ung thư tuyến tụy vào năm 2003. Một năm sau, bệnh tật của ông mới được công bố khi ông phải làm phẫu thuật để cắt bỏ khối u. Ca phẫu thuật diễn ra thành công và Jobs không cần hóa trị hay xạ trị.
Năm 2005, trong một bài phát biểu ở trường Đại học Standford, Jobs tiết lộ thông tin bác sĩ chẩn đoán ông sẽ không sống quá 6 tháng nữa. Tuy nhiên, các xét nghiệm sau đó lại cho thấy căn bệnh của ông có thể chữa trị được.
Mọi thông tin về sức khỏe của Jobs được giữ khá kín vài năm sau đó, cho tới tháng 7/2008, khi Jobs xuất hiện với vẻ gày gò hốc hác trong lễ ra mắt chiếc iPhone 3G. Mặc dù Apple vẫn nói rằng Jobs chỉ ốm sơ nhưng cổ phiếu của hãng đã giảm mạnh 10%.
Tháng 1/2009, một số nguồn tin nói rằng, Jobs phải phẫu thuật ghép gan tại bệnh viện đại học Methodolist tại Memphis, bang Tennessee. Có tới hơn 15.000 người Mỹ tình nguyện hiến tặng gan cho ông. Sau đó, Apple lại tuyên bố Jobs đã hồi phục tốt và sớm trở lại công việc điều hành hãng.
Ba tháng sau đó, Jobs trở lại trong buổi ra mắt mẫu iPod mới tại San Francisco và tiếp đó tới tháng 10, ông giới thiệu chiếc laptop MacBook Air.
Tới tháng 8/2011 vừa qua, Jobs bất ngờ xin từ chức Giám đốc điều hành Apple. Tuy trong thư gửi đồng nghiệp, Jobs không nói rõ lý do vì sao ông từ chức, nhưng phần lớn ý kiến cho rằng sức khỏe của ông có vấn đề. Vài ngày sau đó, một bức ảnh ông trong thể trạng da bọc xương đã xuất hiện trên mạng Internet.
Nhân duyên với nhà Phật
Năm 1973, Jobs cùng một người bạn là Daniel Kottke, lang thang khắp Ấn Độ để “tìm kiếm sự giác ngộ tâm linh”. Không may cho Jobs, vị minh sư bí ẩn mà ông muốn diện kiến vừa qua đời. Không tìm được sự giác ngộ tâm linh như mong muốn, ông trở về California trong trang phục của một nhà sư.
Trở về Mỹ, Jobs dành nhiều thời gian tìm hiểu về Thiền tại Trung tâm Thiền Los Altos ở California trước khi nghiên cứu sâu hơn về Thiền dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Kobun Chino Otogawa, người về sau được Jobs mời làm “cố vấn tâm linh” cho công ty phần mềm NeXT.
Năm 1976, sau 3 năm tầm sư học đạo, Jobs cùng người bạn cũng bỏ học đại học như mình là Steve Wozniak thành lập Apple.
Kobun Chino, một nhà sư, đã làm chủ hôn lễ của ông với Laurene Powell, một thạc sĩ quản trị kinh doanh Đại học Stanford.
Ứng dụng Phật giáo trong điều hành kinh doanh
Mặc dù không phải là người thể hiện những giá trị tôn giáo, trong Steve Jobs cũng đã khai thác và ứng dụng những giá trị Phật giáo nhất định trong việc điều hành kinh doanh và phong cách sống của mình.
Một những quan điểm nổi bật của ông liên quan đến Phật giáo là "Sơ tâm". Ông cho rằng hãy học hỏi với cái tâm thuần khiết của người mới bắt đầu, luôn khao khát tìm tòi những điều mới. Chúng ta cũng nên tiếp cận mọi thứ với tinh thần cởi mở và trải nghiệm chúng như lần đầu.
Trong cuộc sống cá nhân, Steve thích sự giản dị. Sculley trả lời tờ báo Businessweek năm 2010 như sau “Ông là một người sống đơn giản. Tôi nhớ khi đi vào nhà của Steve, ông hầu như chẳng có bất cứ đồ nội thất nào cả. Ông chỉ có môt bức tranh của Einstein, người mà ông vô cùng ngưỡng mộ, một cây đèn Tifany, một cái ghế và một cái gường. Ông không tin vào việc có thật nhiều thứ xung quanh nhưng ông lại vô cùng kỹ lưỡng trong những thứ mà ông chọn lựa."
Cũng với nguyên tắc đơn giản, trong quản trị, để tạo ra những sản phẩm với sự nổi bật của những công cụ cần thiết nhất, ông thường nói "không" đối với những tính năng mang tính "trang trí". Và điều này được thể hiện rõ ràng trong tất cả sản phẩm của Apple.
Jobs đòi hỏi, iPod không được có bất cứ một nút nào, thậm chí nút tắt/mở - điều tưởng như không thể đối với một kỹ sư công nghệ.
Jobs cho rằng, sự đơn giản hóa có thể còn khó khăn hơn cả sự phức tạp, nó đòi hỏi người ta phải suy nghĩ tích cực hơn bằng mọi cách để biến mọi thứ trở nên đơn giản. Nhưng cuối cùng, nó sẽ giúp người ta vượt mọi trở ngại.
Steve Jobs cũng có một câu nói nổi tiếng: "Stay hungry, stay foolish", tạm dịch "Hãy cứ đói khát và dại dột", bởi vì nhờ đó, bạn mới không ngừng vươn lên và mở rộng tâm trí với những điều mới mẻ.
Thay đổi thế giới
Đối với Steve Jones, việc một sản phẩm có hình dáng, được cảm nhận và tương tác như thế nào quan trọng hơn yếu tố thuần công nghệ. Trong khi các hãng máy tính cá nhân quan tâm đến việc tăng tốc độ xử lý, ông theo đuổi việc tạo ra thiết kế thông minh và khác biệt.
Những chiếc điện thoại di động không nút bấm, máy tính không bàn phím như i - phone, i - pad đã tạo ra sự khác biệt, tiện lợi, mới vẻ và chính nó đã tạo ra xu hướng mới trong trải nghiệm về công nghệ, và Apple đã quá thành công trong những dòng sản phẩm này.