Lời tự tình về Phật giáo ở nhân gian


HT. Ấn Thuận - Thích Hạnh Bình dịch
23/06/2013 10:04 (GMT+7)
Số lượt xem: 260393
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Phật sinh ra ở nhân gian, vì con người mà nói pháp, pháp đó chắc chắn con người có thể hiểu và thực hành, nhân loại cũng nhờ đó mà tiến bộ giải thoát, người tu học Phật pháp cũng là hiền thánh tăng ở nhân gian. Tam bảo thường trụ tại nhân gian, nhân gian mới có Tam bảo đúng như pháp một cách hoàn mỹ.


1.   Sự triển khai Phật giáo ở nhân gian

Khế cơ và khế lý:

Giáo dục Phật giáo rất lưu tâm đến tinh thần ‘khế cơ’ và ‘khế lý’. Khế cơ là pháp được nói ra, cần phải khế hợp với căn cơ của người nghe, để người nghe có thể hiểu được Phập pháp, và thu hoạch lợi ích. Khế lý là pháp được nói ra phải khế hợp với Phật pháp, mang theo ý nghĩa của sự giác ngộ và giải thoát. Do vậy, trong cách giáo dục Phật giáo rất chú trọng đến hai mặt này, vì nó là phương pháp thích ứng thời cơ, lại khế hợp ý nghĩa chân chính của Phật pháp. Nếu chỉ chú trọng khế lý, không chú trọng khế cơ, thì không sao tránh khỏi sự thất bại trong việc giáo dục, nếu chỉ chú trọng khế cơ mà không khế lý, thì lời nói đó không có liên hệ gì với Phật pháp, sự ‘thích ứng’ này đối với Phật pháp có quan hệ gì ? Hiện nay đề cao nhân gian Phật giáo không những chú trọng việc làm chân chánh ở nhân gian, là điều thích hợp với sự cần thiết của xã hội hiện nay, do vật trong những năm gần đây người Trung quốc khá chú trọng đến con người. Như cuộc đời của đại sư Ấn Quang hết lòng hoằng dương pháp môn niệm Phật, lại đề xướng ‘Đôn luân tận phân’ (Luân thường đạo đức cần phải phân biệt rõ ràng). Danh từ này vốn của nhà Nho, nhưng ý nghĩa của nó, chủ yếu đề xướng nhân gian cho rằng: làm người cho thật tốt, tức có thể làm tròn bổn phận của con người, đây là cơ sở để cầu sanh cực lạc, Ngài cho rằng, Phật giáo ở nhân gian mang ý nghĩa rất quan trọng. Kể từ dân quốc trở lại đây, những vị Pháp sư, cư sĩ trong Phật giáo, có ý giúp đời phực vụ xã hội, cho nên tổ chức những đoàn thể từ thiện, giáo dục.v.v… không cần hiểu kết quả của nó như thế nào, nhưng nó biểu thị những hoạt động mang tính "nhân gian Phật giáo", có nghĩa là Phật giáo ở nhân gian. Quan điểm Phật giáo ở nhân gian càng lúc càng thịnh hành. Dân quốc năm thứ 23, báo "Hải triều âm" đề xướng ‘nhân gian Phật giáo’. Bấy giờ rất được mọi người hoan nghinh. Về sau Pháp sư Từ Hàn ở Tinh Châu  lại thành  lập một  đoàn  thể Phật giáo  gọi  là ‘Nhân gian phật giáo’. Trong thời gian chiến tranh, ở tỉnh Triết giang cũng xuất bản tờ "Nhân gian Phật giáo Nguyện san". Năm trước đây, pháp sư Pháp Phảng ở tại vùng Tinh La cũng lấy chủ đề này làm đề tài thuyết giảng. Tóm lại Phật giáo tại nhân gian là quan điểm không những nó phù hợp với căn cơ và thời cơ, mà còn khế hợp ý nghĩa sâu xa của Phật pháp, cho nên mọi người nên nổ lực hoằng pháp bằng quan niệm này.

Đối với quan niệm "nhân sanh và nhân gian", Dân quốc năm thứ 14 Thái Hư đại sư đề xuất quan niệm "Nhân sinh Phật giáo". Đại sư cho rằng, ý nghĩa "nhân gian Phật giáo" không hay bằng ý nghĩa "nhân sinh Phật giáo". Đề xướng nhân sinh Phật giáo của ngài có hai ý nghĩa: 1 Đối trị, như chúng ta biết, Phật giáo Trung quốc rất chú trọng vấn đề chết và linh hồn. Vì để sửa đổi tập quán không mấy tốt đẹp này, cho nên Đại sư Thái Hư chủ trương không chú trọng lúc chết mà chú trọng khi còn sống, không chú trọng linh hồn mà chú trọng đến sự sống của con người. Phật giáo lấy quan niệm nhân sanh để đối trị những quan niệm này, đó là lý do tại sao Phật giáo lấy nhân sanh làm chủ đề thảo luận. Nói như thế không đồng nghĩa Phật giáo chủ trương đoạn diệt, đương nhiên Phật pháp chú trọng đến cả hai mặt khi còn sống lẫn sau khi chết, nhằm mục đích khiến cho chúng sanh làm thế nào để được thành Phật, là điểm trọng tâm của Phật giáo. Nhưng Phật giáo Trung quốc không mấy chú trọng khi còn sống mà rất chú trọng sau khi chết. Liên quan đến chủ đề đang thảo luận này, đã có nhiều tác phẩm ra đời như “Lâm Chung Sức Yếu”, “Lâm Chung Tân Lương”, “Lâm Chung Nhất Trước”.v.v…Lúc tôi còn ở Hong Kong có gặp một vị cư sĩ , vị đó nói với tôi rằng: “Học Phật tức là học sự chết”. Từ đó cho thấy, hầu như những người học Phật tu hành đều có quan niệm như thế, tức là chuẩn bị cho sự chết trong tương lai thật tốt. Thiền tông có câu: “Lạp nguyệt tam thập nhật đáo lai tát đắc chủ” (ngày 30 tháng giêng đến làm chủ), điều đó đủ để chứng minh làm thế nào chuẩn bị cái chết cho thật tốt. Đại sư Thái Hư cũng vì việc này viết một tác phẩm “Sanh Hoạt và Sanh Tử”, với nội dung cho rằng, điều quan tâm của Phật giáo là giải quyết sự sống. Nếu như chúng ta giải quyết được những vấn đề khi chúng ta đang còn sống, thì tự nhiên vấn đề sau khi chết cũng sẽ được giải quyết. Sự thật Phật giáo đề cập "liễu sanh tử", đây là quan điểm rất đúng. Khái niệm "sanh tử" này mang ý nghĩa sự sanh sanh tử tử của chúng ta không bao giờ dừng nghỉ, từ sanh đến tử, rồi từ tử đến sanh. Vì để nhấn mạnh ý nghĩa này, cho nên gọi là "liễu sanh thoát tử". Nhưng nếu như vấn đề sanh chúng ta không hiểu thì làm sao hiểu được vấn đề tử, thế thì chúng ta chú trọng lúc tử mà quên đi lúc sanh là không đúng.

Những người học Phật ở Trung quốc, rất chú trọng đến vấn đề chết, không những thế mà còn chú trọng đến vấn đề "quỷ". Truyền thống tôn giáo của Trung quốc cho rằng, sau khi con người chết sẽ thành "quỷ". Người Trung quốc tuy chịu ảnh hưởng thuyết luân hồi của Phật giáo, nhưng vẫn tin tưởng "quỷ" có thể chuyển sanh làm người, nhưng có điều họ chỉ biết sự tương quan giữa người với quỷ, nhưng họ không biết lý do tại sao, và cũng không biết sau khi chết có thể không sinh làm người, có thể sanh thiên. Do đó những người học Phật, thậm chí đối với tín ngưỡng vãng sinh Tịnh độ, tuy không muốn làm quỷ, nhưng chuẩn bị làm "quỷ". Do vậy, sau khi con người chết, lấy thức ăn uống để cúng bái, (nhưng đối với quan điểm này, Phật giáo cho rằng, chỉ có loài ngạ quỷ mới cần sự cúng bái), bằng cách đốt nhà cửa, quần áo, tiền bạc…cho người chết dùng. Trong Phật giáo cũng có những hình thức tụng kinh bái sám, cầu siêu bạt độ vong linh, nhưng tại sao lại mang một số tập tục mê tín của người Trung quốc vào Phật giáo? những hình thức tín ngưỡng này rõ ràng chịu ảnh hưởng   niềm tin "người chết thành quỷ" của người Trung quốc. Kỳ thật sau khi con người qua đời, không nhất thiết người ấy phải sinh vào cõi quỷ, mà cũng có thể người ấy có thể sanh vào địa ngục, súc sanh, ngay cả sanh Thiên quốc hay cõi người. Nếu chúng ta hiểu rõ quan điểm của Phật giáo, tôi tin rằng chúng ta khi nói đến vấn đề chết, không chuẩn bị làm quỷ.

Đinh Phúc Bảo cho rằng, trước khi chúng ta tin Phật cần tin quỷ, nhưng Đại sư Thái Hư lại cho rằng, điều này không làm sao tránh khoải càng thêm mê tín "quỷ". Vì để đối trị quan điểm sai lầm, tức tín ngưỡng về "quỷ", ngược lại cần đề cao quan điểm về "con người", chú trọng đến sự sống. Khổng tử nói: Chưa rõ sự sống của con người, làm thế nào rõ việc quỷ (Vị năng sự, yên năng sự quỷ). Nhà Nho còn xem trọng vấn đề sự sống của con người như thế, huống gì là Phật giáo, là Tôn giáo chuyên giải quyết những khổ đau phiền não của con người. Sự đề cao quan điểm "nhân sanh" của Thái Hư có ý nghĩa sâu sắc. 2. Hiển chánh. Đại sư căn cứ tư tưởng căn bản của Phật giáo, dựa vào tinh thần khế cơ để thích ứng thời đại, Ngài chú trọng đem giáo lý Phật đà để giải quyết những vấn đề hiện tại của nhân sanh mang tính thật tế. Cho nên trong tác phẩm “Làm thế nào tôi có thể phân biệt và tổng hợp Phật pháp”. Thái Hư viết:

“Y cứ Phật giáo nhân thừa, trước hết phải hoàn thành tính thiện của con người, gìn giữ nghiệp báo của nhân thừa, đây chính là điều mà thời đại nhu cầu, nhất là rất thích hợp tình hình đất nước chúng ta hiện nay. Từ đó, chúng ta mới có thể tiến đến thực hành Đại thừa Phật pháp, để cho nhân tánh của nhân loại không bị mất, vả lại hoàn thiện đời sống ở nhân gian. Chúng ta hoàn thiện cái gọi là nhân sinh, là điều kiện để chúng ta mới có thể tu tập Phật pháp, bằng con đường thực hành hạnh Bồ Tát mà trong giáo lý Đại thừa rất chú trọng.”

Đồng thời, trong tác phẩm Tức nhơn thành Phật đích chân hiện thật luật. Thái Hư lại viết tiếp:

“Đức Phật là người hoàn thành nhân cách con người. Do đó, người nào hoàn thành tư cách con người, thì người ấy cũng có khả năng thành Phật, đây được gọi là chân hiện thật”.

Quan điểm này mang ý nghĩa đức Phật là con người, từ con người mà thành Phật. Đây chính là ý nghĩa "Nhân sanh Phật giáo" của Thái Hư.

Quan điểm "Nhân sanh Phật giáo" rất thật tế và hữu ích, nhưng sao lại có người chủ trương nhân gian Phật giáo? Căn cứ từ nội dung và ý nghĩa có thể nói hai quan điểm này gần giống nhau, nhưng ở mặt đối trị, thì quan điểm Nhân gian Phật giáo, tôi cho rằng có nhiều ý nghĩa đáng được chú ý hơn. Vì con người ở vị trí chính giữa trong 5 cõi, ở trên cõi nhân và Thiên và ở dưới cõi nhân là địa ngục; ngạ quỷ và súc sinh. Có thể nói ở gần bên cõi người, cũng có thể cho nó là ở trên hoặc dưới. Cõi quỷ là cõi rất hạ liệt, gần với địa ngục, do đó, có thuyết cho rằng Diêm la vương là người thống nhiếp cõi ngạ quỷ, lại có thuyết cho rằng là vua của địa ngục. Những súc sanh cao cấp trong cõi súc sanh thuộc cõi thiên. Trong các tôn giáo đối với vấn đề các cõi Thiên thần, Ngạ quỷ, súc sanh tuy có phân loại, nhưng không rõ ràng mấy. Một cách đại khái mà nói, có khuynh hướng thống nhất và vĩnh viễn là Thiên thần giáo, nhưng cũng vài điểm không giống nhau. Như Dehova của Tin lành, An lan (Thánh A la) của Hồi giáo cho là nhứt thần giáo; như Phạm thiên,  đại  tự  tại  thiên  của  Ấn  giáo;  Nguyên  Thủy Thiên Tôn của Đạo giáo, cho là Phạp thần giáo, tức có khuynh hướng đa thần và thống nhất, như khuynh hướng đối với tử vong của Tạp đa tức quỷ linh giáo. Phật giáo là một tôn giáo, có thuyết Ngũ thú, nhưng nếu như không xem trọng nhân gian mà xem trọng ngạ quỷ  súc  sanh,  điều đó có nghĩa là xem trọng "quỷ" và sự chết, gần với thuyết Quỷ giáo. Ngược lại, nếu xem trọng Thiên thần, điều đó khiến cho thái độ học Phật tu hành của chúng ta cũng sẽ chú trọng vấn đề Thiên thần, có đời sống vĩnh hằng, tức gần với chủ trương Thần giáo. Nếu chúng ta là người đệ tử của Phật mà lại tin thần hay quỷ, Phật pháp chắc chắc cũng bị thần thánh hóa. Đây không những chỉ có Phật giáo Trung quốc chịu ảnh hưởng tư tưởng tử “Quỷ” của tín ngưỡng dân gian Trung quốc, mà ngay cả Phật giáo  hậu kỳ  ở Ấn  độ  cũng  bị hổn  loạn, chịu  ảnh hưởng tư tưởng Thiên thần của văn hóa Ấn độ. Điều đó, Phật giáo hậu kỳ ở Ấn độ đã làm mất đi ý nghĩa chân chính của Phật giáo, không chú trọng con người mà xem trọng Thiên thần (Lúc đầu có khuynh hướng chú trọng Phạm thiên là nhất thần giáo, sau đó có khuynh hướng xem trọng Đế thích - Phạm thần), điều đó đã làm cho Phật giáo cải biến rất lớn, do đó ở đây đề cao 2 chữ "nhân gian" cũng không ngoài biểu thị không đồng tình của tác giả. Không những không đồng tình quan niệm tử vong và quỷ của người Trung quốc, ngay cả tư tưởng Thiên thần và vĩnh cửu của Ấn độ cũng không chấp nhận. Đối tượng giáo hóa của Phật pháp là nhân gian, là con người cụ thể, chỉ có Phật giáo ở nhân gian mới có thể biểu hiện đầy đủ ý nghĩa Phật pháp. Do đó chúng ta nên kế thừa tư tưởng "nhân sanh Phật giáo" hoằng dương Phật giáo ở tại nhân gian. Chúng ta nên nhớ rằng, cái gọi là vô biên Phật pháp, Phật giáo ở nhân gian là căn bản và trọng yếu nhất, vừa phù họp với chánh pháp, lại vừa thích nghi với thời đại. Thiết nghĩ không nên nhầm lẫn trong việc hoằng dương Phật pháp, pháp nhân thừa. là phù họp cho thời đại.

2.   Ý nghĩa Tam bảo trong nhân gian

Tam bảo ở nhân gian: Khái niệm Phật pháp vô biên thật ra không ngoài ý nghĩa của khái niệm Tam bảo. Chúng ta là người học Phật trước tiên cần quy y Tam bảo. Ở đây lấy người xuất gia mà nói, quy y Tam bảo, có nghĩa là gia nhập tăng đoàn mà học Phật pháp, nhờ học Phật pháp mà chứng đắc thánh quả. Người quy y Tam bảo cũng học, được tu và được chứng cũng không ngoài ý nghĩa Tam bảo này. Nếu như không hiểu ý nghĩa Tam bảo một cách chính xác, thì cùng với sự hiểu biết của ngoại đạo giống nhau, tuy gọi là quy y Tam bảo, nhưng người này đối với Phật pháp thật không biết gì cả.

Trong tam thế và mười phương có rất nhiều Phật. Các ngài đã giác ngộ chân lý của vũ trụ và nhân sanh; từ bi và trí tuệ của các ngài đã đạt đến cảnh giới viên mãn, cho nên gọi ngài là Phật. Một cách đơn giản mà nói, Phật ở đây không nhất định chỉ riêng một vị Phật nào, mà chỉ cho tất cả Phật ở trong mười phương ba đời. Nhưng chúng ta làm thế nào để biết có Phật? Có mười phương tam thế Phật? Thế giới mà chúng ta đang sống đã từng có Phật ra đời, đức Phật Bổn sư thích ca mâu ni đã đản sanh tại nước Ấn độ, ngài vốn thuộc giòng tộc Thích ca, nước Ca-ty-la vệ, phụ thân là vua Tịnh Phạn và mẹ là phu nhân Ma-ya, Ngài cũng có vợ và con. Sau khi xuất gia trải qua sự học tập, tu hành và cuối cùng thành Phật. Ngài thường lưu trú tại thành Vương Xá thuộc nước Ma kiệt đà, thành Xá Vệ thuộc nước Kiều tát la.v.v.. để hoằng dương chánh pháp. Ngài nhập diệt vào năm 80 tuổi tại địa phương Câu thi na. Đây là sự kiện lịch sử tương đối chính xác và có sự thật. Đức Phật Thích ca mâu ni không phải là Thiên thần, không phải là quỷ quái, cũng không phải là vị Thần thánh được hóa thân hay mặc khải. Trong “Kinh Tăng Nhứt A hàm” Ngài nói: “Chư Phật Thế tôn đều sinh ra tại nhân gian, không phải  đến  từ  cõi  Thiên.”    Câu  nói  này,  gợi  ý  cho chúng ta hiểu rằng, không chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni, mà tất cả chư Phật đều sanh ra từ cõi nhân gian và thành Phật cũng từ nhân gian, không phải trên Thiên thượng.  Ngài  lại  xác  định:  Ta  cũng  là  một  trong những người khác. Phật là con người, từ con người thành Phật, chẳng qua Ngài là người đã đoạn trừ mê hoặc, chứng ngộ chân lý, cứu cánh giải thoát và đã đạt được cảnh giới giác ngộ và giải thoát, ngài cũng mặc áo quần, ăn cơm, uống nước đi đứng.v.v…ngài là vị thầy khả kính của thế gian, những người đệ tử của Phật là những người theo Phật xuất gia, theo Phật học pháp. Trong kinh Pháp cú, đức Phật nói: “Cụ nhãn lưỡng túc tôn”. Ở đây nhãn tức là tri kiến, là người đáng được tôn quý kính trọng. Phật xuất sanh ở tại nhân gian, nhân gian mới có chánh pháp. Do đó có Phật Thích Ca ra đời, chúng ta mới biết trong mười phương Tam thế có chư Phật.

Từ góc độ pháp bảo mà nói, pháp mà chư Phật chứng ngộ là các pháp thật tướng, phương pháp tu tập cũng gọi là pháp. Con đường tu tập và pháp tịch diệt mà được Ngài chứng ngộ, vốn không có cái gọi là nhân gian hay phi nhân gian, xuất thế hoặc phi xuất thế, tất cả đều giống nhau. Đức Phật thường dạy, Pháp mà ta chứng ngộ không phải là pháp do ta tự sáng tạo, cũng không phải người khác tạo ra. Thế thì vấn đề Phật pháp tại thế gian có ý nghĩa gì ? Đối tượng mà đức Phật nói pháp tức là con người, không phải là Thiên hay Thần, cũng không phải là súc sanh.. Trong hoàn cảnh của xã hội Ấn độ lúc bấy giờ, xã hội Ấn là một xã hội mang nặng sắc thái tín ngưỡng quỷ thần, cho nên đôi lúc đức Phật cũng vì Thiên Long nói pháp, nhưng trọng tâm vẫn là con người. Như giáo lý Thập nhị nhân duyên là giáo lý căn bản của Phật giáo, trong đó 3 chi: Thức, danh sắc, sáu xứ, 3 từ này do thức sơ thức đầu thai mà có danh sắc, do danh sắc mà có sáu xứ (nhãn nhỉ tỹ thiện thân ý), những danh từ này chỉ phù hợp với cõi dục giới - nhân gian mới có quá trình sinh trưởng này, vì những cõi khác như thiên hay địa ngục đều là hóa thân, chỉ trong khoảnh khắc liền hoàn thành sáu xứ, thế thì ở đâu mà có giai đoạn này? Ở vô sắc giới đã không có sắc pháp, thế thì có danh mà không có sắc, trong xứ cũng chỉ có xứ mà không có 5 xứ  khác.  Phật  tuần  tự  thuyết  minh  quá  trình  hình thành thân tâm, tức căn cứ thế gian mà nói. Lại nữa, như từ sanh mà duyên lão bệnh tử (trong A tỳ đạt ma không có "bịnh", nhưng không kinh có đề cập); lão và bệnh là trạng thái cũng chỉ có ở cõi dục giới nhân gian mà thôi, thế thì địa ngục và Thiên thần khôn có những trạng thái này. Như vậy đối tượng mà Phật nói giáo lý thập nhị nhân duyên là con người. Sự thật Phật không vì chư thiên và quỷ thần nói pháp, dĩ nhiên là vì con người.  Giáo  lý  ngũ  uẩn,  thập  nhị  xứ,  thập  bát giới.v.v… cũng đều mang ý nghĩa này. Như do sáu căn tiếp xúc sáu cảnh mà sanh sáu thức, đây cũng là tình trạng của nhân loại, không có trong các cõi vật khác, súc sanh không có tai mũi, đương nhiên không thể có 12 xứ, 18 giới một cách đầy đủ. Chúng sanh trong cõi sắc giới không có tỷ thức và thiệt thức, cho đến nhị thiền trở lên 5 thức trước không hoạt động. Như vậy, sự phân loại ngũ uẩn, thập nhị xứ, thập bát giới là căn cứ nhân loại mà phân loại. Nói đến vấn đề tu tập ở cõi Thiên và cõi súc sanh không có quy luật nghi giới. Do vậy chúng ta có thể đi đến khẳng định; đối tượng mà Phật nói pháp là con người, tất cả chỉ phù hợp với thực trạng của con người. Phật đã không vì đối tượng địa ngục thiên đường mà thiết lập giáo pháp, nếu như có pháp địa ngục và thiên đàng, thì đó cũng chỉ có thích hợp các chúng sanh ở cõi đó mà thôi, cũng không phải là pháp cho nhân loại có thể phụng hành.

Đề vập đến Tăng bảo, chúng ta không cần thảo luận là Tăng của nhân gian hay không phải Nhân gian. Trong 5 chúng xuất gia: Sa di, sa di ni, thức xoa ma na, Tỳ kheo, tỳ kheo ni. 5 chúng này chỉ có ở trong thế gian, ngoài ra các cõi không có Tăng. Do đó giới luật của người xuất gia, đối tượng mà Phật chế giới cũng là con người, và cũng chỉ có con người mới có thể tín thọ và phụng hành. Vì khi thọ giới, người đại diện cho Tăng hỏi: Ông có phải là người không? (Nhữ phi nhân da?) Nếu như chẳng phải là con người, tức không thể thọ giới. Y giới mà nhiếp Tăng, y tăng già mà gìn giữ Phật pháp, tất cả đều mang ý nghĩa do con người mà thực hiện.

Phật sinh ra ở nhân gian, vì con người mà nói pháp, pháp đó chắc chắn con người có thể hiểu và thực hành, nhân loại cũng nhờ đó mà tiến bộ giải thoát, người tu học Phật pháp cũng là hiền thánh tăng ở nhân gian. Tam bảo thường trụ tại nhân gian, nhân gian mới có Tam bảo đúng như pháp một cách hoàn mỹ. Phật tại nhân gian, như thế pháp và tăng cũng không thể là cái ngoài nhân gian. Như vậy Tam bảo vốn ở nhân gian, đây là nơi để cho chúng sanh đến nương tựa (quy y), nếu như chúng ta bỏ đi Tam bảo ở nhân gian, mà đề cao Tam bảo ở cõi nào khác, thiên quốc hay long cung, chắc chắn người ấy sẽ rơi vào tà kiến, làm mai một lu mờ ý nghĩa chân chính của Phật pháp.

Nhân gian và thiên thượng: Nếu chúng ta đứng từ góc độ Tam bảo ở nhân gian mà nói, đức Phật là người sáng lập con đường giác ngộ. Khi đức Phật còn tại thế, sinh hoạt của Ngài cùng với mọi người giống nhau, ngài không phải là thần linh, cũng không phải là sứ giả hay con của thần, chỉ là vị Đạo sư của con người. Những nhu cầu sống của con người gồm có: thức ăn và uống, quần áo để mặc, nhà cửa để ở, những thứ này không phải lúc nào cũng được vừa ý, mong muốn mà được toại nguyện cho nên con người không được vui, ngược lại sinh khổ. Thế thì cuộc sống của cõi Thiên như thế nào? Ở đó ăn những thức ăn thuộc loại cao lương mỹ vị, mặc những loại áo quần sang và đẹp, nhà cửa mà chư thiên trú là những cung điện bằng bảy thứ báu, cuộc sống ở đây rất sung sướng. Thọ mạng của con người rất ngắn, nhưng thọ mạng của chư thiên thì rất dài, người ở nhân gian thân thể lùn, còn chư thiên thì rất cao đẹp. Có người cho rằng thân tướng của Phật cùng với con người giống nhau, không bằng chư thiên vừa cao vừa đẹp. Do vậy chúng ta không nên quan niệm "nhân gian Phật giáo" biến thành tư tưởng Thiên thượng thành Phật. Như nói: Cõi trời Cứu cánh thiên của Sắc giới, chư thiên ở đây ly dục tức có thể thành chánh giác (Sắc giới cứu cánh thiên, ly dục thành Bồ đề). Quan điểm cho là Thiên thượng thành Phật là đức Phật chân thật, còn nhân gian thành Phật là ‘Thị hiện’, đây chỉ là vấn đề cường điệu cõi Thiên mà thôi. Đức Phật thành Phật ở cõi trời Sắc cứu cánh, tức là Đại tự tại thiên thành Phật, đây là sự dung hợp giữa Phật và Phạm Thiên. Tín đồ Bà la môn giáo ở Ấn độ cho rằng, đức Phật Thích Ca ở nhân gian chỉ là sự hóa thân của Đại Tự Tại Thiên mà thôi. Quan điểm này đã làm cho giữa Thần và Phật giống nhau, không phân biệt cái nào là Phật là Thần, khiến cho Phật giáo ở Ấn độ mang nhiều sắc thái thần bí, mê vọng, đo đó chúng ta cần phải kiên trì hộ trì Phật pháp, khẳng định lập trường "Phật ở nhân gian". Có như vậy Phật giáo mới không bị biến chất, không trở thành tôn giáo chú trọng tử vong và quỷ thần. Nếu chúng ta cho rằng, Phật ở nhân gian, pháp mà ngài nói cũng vì con người ở trong thế gian, như thế thì Phật và pháp đều ở thế gian. Đức Phật dùng ba nghiệp biểu hiện, dùng ngữ ngôn để chỉ dạy cho đệ tử, những hành vi cử chỉ hay nói cách khác là tất cả những hoạt động của ngài đều là những hình thức thân giáo; Nhất là lòng đại từ đại bi và trí tuệ của ngài, là ý nghiệp có thể chiêu cảm nhân loại. Sự biểu thị ba nghiệp của Phật là căn bản Phật pháp ở nhân gian.

Làm thế nào Pháp bảo được tồn tại và lưu hành ở thế gian? Đương nhiên là có những đệ tử xuất gia và tại gia y nơi giáo pháp hành trì, được biểu hiện qua thân và tâm, có kinh, tượng, chùa, tháp lưu truyền ở đời, biểu hiện nội dung và tinh thần Phật pháp. Như Kinh điển, là kinh được dùng ngôn ngữ Ấn độ viết ra, sau đó kinh điển được truyền đến Trung quốc được những vị cao tăng như ngài La Thập, Huyền Trang….dịch sang tiếng Trung quốc. Nếu chúng ta vì Phật pháp tồn tại ở nhân gian, do đó chúng ta cần phải biên tập phiên dịch và lưu thông (Chúng ta là người Việt nam thì cần chuyển dịch kinh điển này sang tiếng Việt). Theo tôi, việc làm này phải được chính xác, tôn trọng tính lịch sử. Không giống như kinh sách của ngoại đạo biên chép một cách tùy tiện và chứa đầy sắc thái thần thoại. Do đó chúng ta cần phải làm sống dậy tinh thần Phật pháp ở nhân gian, vì con người ở nhân gian thành Phật mà nói pháp. Nếu như Phật vì các loài súc sanh, quỷ thần, hay chư thiên nói pháp thế thì dùng ngôn ngữ gì biên tập? Ai là người phiên dịch thành ngôn ngữ của con người ? Từ góc độ nhân gian Phật giáo để thảo luận, thế thì có vấn đề được đặt ra là. Như câu chuyện Bồ tát Long Thọ thừa truyền kinh điển Đại thừa từ vị Tỳ kheo già ở núi Tuyết sơn, đây là một sự kiện rất thông thường và có thật. Như nói do Dạ xoa, thiên long truyền đến, thế thì vấn đề ngôn ngữ viết kinh là loại ngôn ngữ nào? Tự nhiên vấn đề biên tập, phiên dịch thành nghi vấn. Sự biên tập kinh điển Phật giáo đều có ghi chép một cách rõ ràng về thời gian, địa phương, thính chúng, đây là vấn đề Phật giáo rất chú trọng. Có làm được như vậy, tín chúng mới tin tưởng Phật pháp, do đó mà nói: Đề cập rõ ràng về thời gian, địa phương và nhân vật, tạo niềm tin cho con người. Nếu như đức Phật thành Phật ở thiên thượng, đối tượng nói pháp là chư thiên, thì Phật pháp không phải là vấn để mà tôi cùng quí vị phải quan tâm bàn luận, vì nó chỉ phù hợp với cõi Thiên, chắc chắn không phải là những vấn đề liên hệ với con người. Chúng ta là con người, cái mà chúng ta cần là Phật giáo của con người. Do vậy chúng ta nên căn cứ lập trường này mà suy tư về lời dạy của Phật, để cho Phật giáo khôi phục bản chất trong sáng của Phật được lưu hành tại nhân gian.

(Nhân Tuấn ghi)



Âm lịch

Ảnh đẹp