Chuyển dịch chú Đại Bi


Pháp Hiền cư sỹ
02/10/2013 18:37 (GMT+7)
Số lượt xem: 1870
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Trên phương diện thế tục hay hệ tham chiếu, thì nghiệp mà Phật giáo lý giải đã thể hiện vai trò dẫn đạo thế giới trong các trạng thái và làm nên nền tảng – thiện ác, sang hèn, ngu đốt, thông minh…bao hàm mọi hình thái vật chất tinh vi cho đến các yếu tố dẫn đến giải thoát,

 

 

tức là nền tảng nhị nguyên trong quan điểm loài người về xã hội – nghiệp chính là vai trò xã hội hóa từ các hành vi của chính chúng ta trên mặt thế tục và, tất nhiên cả trên mặt thắng nghĩa đế. Cho nên, trong cách thể hiện của nghiệp, theo quan điểm Phật giáo, thì nghiệp cũng là con đường đưa đến giải thoát từ trong hệ thống quy chiếu tương đối của thế tục, nếu ta biết chắc lọc những tinh chất trong đó, dụ như hoa sen thành tựu ở bùn nhơ. Do vậy, mới có kệ tụng “nhị Đế vốn dung thông”.

Trong bất cứ hệ thống tu tập hay triết học nào, nếu ở đó không bao hàm sự dung thông tham chiếu giữa tục và chân đế thì các phép tu hay các luận thuyết ấy sẽ phải gánh chịu sự đào thải tất yếu của lịch sử tiến hóa – sự đào thải gây thảm họa của cái gọi là ý thức hệ.

Thật may mắn, để thể nghiệm tiến trình chuyển hóa phi ngôn, thì nền tảng vững nhất để ta y cứ, chính là tính hiệu nghiệm của âm thanh mật chú và chú Đại Bi là một trường hợp như vậy cho những ai chuyên trì nó. Thật thế, mật chú như khổ đau, ta phải nếm trải và hương vị của nó không thể tiếp cận bằng ngôn thuyết. Cũng thế, khi thực hành đại bi tâm, thì cơ sở mà ta tiếp hợp, chính là niềm im lặng vô biên, như sự lặng thinh bão bùng của biển cả. Phương tiện sanh ra từ gian khó và khổ đau là diệu hạnh của thiền tư.

Một trong những ngôn ngữ khó học và lấy âm thanh làm biểu tượng để hiển nghĩa, đó là Phạn ngữ và tiếng Á-Rập.  Pāniṇi đã say mê Phạn văn, cũng y như toàn bộ dân tộc Trung Đông say mê bản kinh AlKur’aan (ألقﺮآن) của họ - một loại ngôn ngữ được gọi là ngữ hệ Nhật-Nguyệt (sasmanūn-khomarūn), dùng những biến tấu âm-dương để kích phát lòng khát khao chinh phục. Cũng vậy, chính vì lấy âm thanh làm nền cho học thuyết mô tả, cho nên, hệ thống ngôn ngữ học của Pāniṇi được gọi là hệ thống Bát Chuyển Thanh.

Liệu con đường tiếp hợp từ luật (sandhi) và chuyển hóa của những âm thanh trong Phạn văn – qua mật chú – có dẫn ta đến giác ngộ hay không? Cả một hệ thống tu tập của Tây Tạng là một chứng minh hùng hồn cho câu hỏi đó. Vấn đề ở đây mà ta đề cập, chính là “sóng âm thanh” đưa ta đến giác ngộ hay trí tuệ, chớ không là luận thuyết hay ý thức hệ vốn chứa lắm nổi ưu phiền. Có nghĩa là, cho dù ta là chủ thể trì tụng, thế nhưng, tác dụng lại chính nơi bài chú ấy. Do đó, mật chú vẫn còn nội hàm ý nghĩa của “tính khách quan” chi phối chủ quan, và cũng do vậy mà ta nói: nhị Đế dung thông. Sự dung thông này, do trên duyên khởi, chớ không do trên luận chứng. Y như ta nghe một bài nhạc giao hưởng, tuy rằng ta không hiểu nó, nhưng chính sự hòa điệu âm thanh của nó mà ta trở nên an lạc, tiêu sầu; huống chi trạng thái ấy lại được khởi sinh từ mật chú, từ sự tin sâu trì tụng.

Trong một bài viết ngắn “PHIÊN DỊCH KINH PHẬT TẠI TRUNG QUỐC”, ông Dương Ngọc Dũng, có lạm bàn đôi chút về sự phiên dịch từ Phạn văn ra Hán văn, với những lời lẽ hàm hồ, không nêu ra được tính đặc sắc của các dịch giả Trung Hoa về Phật điển. Do di truyền của mỗi loại ngôn ngữ, tức là di truyền của dân tộc ấy mà cấu trúc câu có thể khác biệt trên mặt hình học, nhưng vấn đề là dịch giả có chuyển tải được trọn vẹn ý nghĩa của “ngữ nguồn” đó hay không. Đã không làm rõ được quan điểm về ngôn ngữ - nhất là ngôn ngữ dịch – của mình, ông Dương Ngọc Dũng lại cho rằng mình học cách dịch tiếng Phạn từ một giáo sư đại học Harvard. Để chứng minh ý kiến của mình về việc phiên dịch Phạn-Hán, ông D.N.Dũng có trích một kệ ngữ phổ thông trong Phật giáo, đó là kệ Tam Quy: “Tôi xin quy y Phật”, tiếng Phạn: Buddhaṃ śaraṇaṃ gacchāmi. Ông Dũng cho rằng, nếu dịch sát câu đó có nghĩa là: Buddhaṃ = hướng về Phật, śaraṇaṃ = để tìm nơi trú ẩn, gacchāmi = Tôi đi đến. Toàn bộ kệ ngữ đó sẽ là: Tôi đi đến Phật để tìm nơi trú ẩn.

Trên mặt học thuật thì kệ ngữ trên được dịch chính xác

Vì không hiểu ngữ pháp của tiếng Phạn, và nhất là “hù” người đọc bằng cước chú rằng mình học nguyên tắc (ngữ pháp) với giáo sư trưởng khoa Phạn văn của đại học Harvard, nên ông Dũng đã dịch kệ ngữ trên theo cái cách rất khoa bảng và Mỹ hóa. Bản chất của sự việc ấy đưa tới một vài hệ lụy như sau:

Thứ nhất, Buddhaṃ, theo lối ngữ pháp thông thường, thì không có nghĩa là hướng về Phật, Đây là một biến cách Đối cách hay trực tiếp túc từ (acc.), không có chuyện hướng về Phật gì cả. Bởi vì hướng về, ta đã phải qua một giới từ (chẳng hạn, go to trong tiếng Anh và sẽ Buddha sẽ trở thành tặng cách [dat.] – Buddhāya)[1]. Và càng xa trung tâm ngữ pháp hơn khi dịch chữ śaraṇaṃ = để tìm nơi trú ẩn. Ta phải hiểu rằng, śaraṇaṃ, là một phẩm từ, nói lên phẩm chất của Phật, phái sinh từ căn tố √śṛ = vi phân, hay tách nhỏ ra, – mọi chúng sinh đều có thể dựa nương – nơi an toàn tuyệt đối. Do vậy, câu trên sẽ hiển nghĩa như sau: Phật là chổ dựa an toàn (nên) tôi tiếp cận Ngài…Ở đây, śaraṇaṃ, không chỉ cho mục đích – để tìm nơi trú ẩn, mà nó xác định một “trú xứ an toàn”. Bởi vì, śaraṇaṃ có cùng một biến cách với Buddhaṃ - biến cách đối cách - đối với một Phật tử, với niềm tin của mình, thì Phật đúng là một chổ dựa an toàn. Chính “tôi” tiếp cận Phật. Hơn nữa, căn tố √gam, khi kéo theo đối cách (acc.), hay sở hữu cách (gen.), thì ta phải dịch là tiếp cận. Còn khi nào √gam đi với một giới từ, như trường hợp go to (của tiếng Anh,) thì ta mới dịch “ tôi hướng đến” trong phạm vi của gam khi liên hệ đến một tân ngữ (obj.) thuộc về tặng hay dữ cách (dat.). Và lúc bây giờ, √gam sẽ là gamyatāt[2].

Trên thực tế, śaraṇaṃ được dịch là để tìm nơi trú ẩn, vì theo Sir M. Moniere Williams, chỉ khi nào śaraṇaṃ đi với √gam với vai trò đối cách hay sở hữu cách trong sự kết thúc của một hợp thành từ, thì nó sẽ có nghĩa là “quy y – see refuge with…” và, như thế, trong trường hợp đặc biệt này, thì √gam śaraa (VP) = tìm nơi trú ẩn (nghĩa là śaraa phải liên kết cả gam [VP] mới có nghĩa ấy. Nó không thể đứng độc lập), và vì śaraa phải liên kết với gam hàm ngôn cho sự sở hữu, cho nên câu trên có thể viết: Buddhasya śaraasya gacchāmi (vì Phật là trú xứ an toàn, nên tôi tiếp cận ngài). Do vậy, dịch ngữ của ông Dũng trúng trong trường hợp “dịch giả” qua một bản tiếng Anh nào đó, nhưng không lột tả được ý nghĩa thâm thúy của kệ ngữ trên và nhất là thiếu mất tính ngữ pháp. Câu trên có thể Việt dịch:

Buddha śaraa gacchāmi = Tôi tiếp cận Phật, vì Ngài thể hiện là một trú xứ an toàn.

Thế nhưng, tại sao śaraṇaṃ là từ phẩm định cho Buddhaṃ mà nó lại có thể chi phối cho “cái tôi tìm đến”. Đơn giản, vì nó chấm dứt một quá trình đi tới và, “động thái” này nhằm hoàn thành một compound theo quy ước của Phạn văn. Thật là may mắn, khi ta được các dịch sư tiền bối của ta dịch là “ngã quy y Phật”; trên phương diện phát ngôn, ở đây chẳng phải xin quy y gì cả, như ông Dũng dịch – Tôi xin quy y. Người xưa với lối lối trực dịch của mình là lối trực dịch bằng cảm nghiệm tâm linh, chẳng cần thông qua bất cứ con đường khoa bảng nào. Và nhờ sự cảm nghiệm ấy mà ta chỉ cần xướng tụng kệ ngữ ấy lên, thì thân tâm đã “thoáng nghe” an lạc. Thêm nữa, chổ thiên tài của cổ nhân là dịch śaraa gam là QUY Y. Tại sao không là khứ y hay lai y. Có phải QUY Y có nghĩa là hồi đầu thị ngạn (quay đầu là bờ)? Hay có nghĩa là trở lại với Phật tính của mình trong nội dung triết học ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm (nên trú trong duyên sinh mà quan sát chư pháp) của kinh Kim Cang? Đến giờ hai chữ “QUY Y” chưa ai thay thế được – nó tồn tại và thách thức vĩnh cữu (với thời gian) và thách thức với mọi loại dịch giả khoa bảng nào.

Theo cách này, chỉ một kệ ngữ ấy thôi, đã nói lên rất nhiều vấn đề triết học Phật giáo y trên văn phạm của ngữ hệ ấy. Đối với một Phật tử, thì người ta không cần “biết” nhiều, mà chỉ cần “biết” đúng như thật về một pháp nào đó được Phật dạy, là đủ rồi, còn những nghiên cứu hay học với ai, thì được cho là yếu tố phụ, không cần phải đánh bóng tên tuổi của ta bằng người thầy của mình, kể cả trường hợp đó là bậc thầy của trời người.

Chẳng hạn, khi một người vừa thực hiện vừa nghiên cứu pháp môn Niệm Phật, thì cho dù có những “hoang tưởng” của một ai đó về niệm Phật là nên niệm “A-Mi Đà Phật”, thì họ cũng đãnh lễ và xin không thừa nhận về việc niệm hồng danh “nửa ta nửa Ấn” ấy. Ngay cả hiện tượng ngày hôm nay, có một số chủ trương cho rằng, vào thời mạt pháp niệm “lục tự A-Di-Đà Phật” là quá dài, chỉ nên niệm A-Di-Đà Phật thôi để được vãng sinh, thì họ cũng xin đãnh lễ và cáo thối, vì, nếu niệm “tứ tự A-Di-Đà Phật”, thì ta sẽ đánh mất đi cái học về âm vị, vốn là truyền thống tạo nên sức mạnh niệm Phật của ta. Cụ thể được chứng minh trong bài chú Đại Bi này – đãnh lễ Tam bảo – NAM MÔ (Quy Y) TAM BẢO -  đã thành là chú ngữ và hơn thế, đãnh lễ một đấng giác ngộ nào đó – ĐÃNH LỄ (Quy Y) QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT -  cũng là “tụng chú” rồi vậy -  nghĩa là nếu không niệm đủ lục tự, thì ta đã loại đi hành nghi “QUY Y PHẬT” và cuối cùng là đoạn ngôn Phật và Tăng bảo – không còn biết đến chùa tháp, điện thờ, lễ Phật, sám hối có chứng minh của Phật và Tăng là gì; và, đây là thực trạng đáng buồn đang diễn ra trong pháp môn niệm Phật của riêng khu vực miền Nam ta. Thậm chí pháp môn “cách tân” về việc niệm Phật như thế đã quyến rũ rất nhiều người - “QUY Y PHẬT A-DI-ĐÀ” và không cần biết bổn sư của ta là ai – người mà dạy ta về hành tướng của tất cả cảnh giới trang nghiêm – đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nói trên mặt thế pháp cho dễ hiểu, khi ta tôn kính một vị chân tu nào đó, hòa thượng Thích Đỗng Minh, chẳng hạn, có bao giờ ta gọi một cộc lốc là Thích Đỗng Minh không? Mạt pháp hay chánh pháp cũng đều là “pháp”, ta chỉ sợ những “quái thai” sinh ra từ chủ nghĩa hư vô, cái gọi là pháp đoạn ngôn ấy, mà thôi. Trên mặt triết học ngôn ngữ học, “NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT”, là cái học về ngôn ngữ hành vi (behaviorism), “ngôn ngữ một nghệ thuật xã hội. Để đạt đến nó, ta phải hoàn toàn phụ thuộc vào những mật hiệu có giá trị hỗ tương với việc nói cái gì và khi nào nói,”[3] tức là hành vi nói và thời điểm phát ngôn – trạng thái của tâm thức phát sinh vào lúc nào. Vậy thì, đoạn ngôn “NAM MÔ”, là đưa A-DI-ĐÀ PHẬT vào tư duy trần tục trong thời điểm mà ta bị hoang tưởng hóa hoàn toàn.

Trong giai đoạn mà việc cách tân niệm Phật đang nở rộ, và giá đở của nó là “lý thuyết tận thế”, được rất nhiều vị sư “chân tu” tiếp sức “hoằng dương”. Dù dưới bất cứ động cơ nào, thì thuyết tận thế là một quan điểm xa rời thực tế và bên dười là động cơ lôi kéo đồ chúng. Hơn hết, đó là học thuyết của Thiên Chúa giáo. Một số tu sĩ của Phật giáo, vì kém hiểu biết (hiểu biết về Thiên Chúa giáo và khoa học) đã lạm dụng nó để rêu rao “chủ nghĩa niệm Phật” một cách cực đoan và tà kiến. Không may, cái tà kiến ấy, đã được một số đông Phật tử thuần thành tin nhận và thậm chí đã in thành tờ rơi với những răn đe tận thế.

Hãy nhớ rằng, Phật giáo nói đến “thành, trụ, hoại, không,” là nói đến chu kỳ vô thường của vạn loài và vũ trụ và không bao giờ nói đến tận thế và ngày phán xét cuối cùng, để rồi ta được lên Thiên đàng hay sa vào địa ngục. Thiên đàng hay địa ngục tùy thuộc vào nghiệp lực do chính chúng ta tác tạo. Tận thế hay không cũng là do nghiệp của chúng ta. Thay vì tuyên thuyết về nghiệp và những tinh hoa của nó, đằng này các “thầy” của ta lại mượn thuyết tận thế của Thiên Chúa để dẫn vào “pháp niệm Phật” cực đoan, đánh mất trạng thái phát bồ đề tâm, chỉ thuần hành thiện trên vai trò tục hóa, loại trừ tính tinh hoa sâu thẳm của pháp môn niệm Phật được chư tổ sư dầy công xây dựng.

Hãy tưởng tượng, nếu ta chỉ xướng lên “Quan Thế Âm bồ tát” hay “A-Di-Đà Phật” một cách đơn độc như thế, thì ta có cảm giác là mình đang “vô lễ” với các vị ấy. Bởi vì đó là sự “trân tráo”, khi gọi đích danh một bậc mà bậc ấy đưa ta đến giác ngộ; nghĩa là ta không cần biết đến “quy y” là gì, không cần biết đến lòng tôn kính của ta đối với vị ấy như thế nào. Và, cuối cùng cái gì xảy ra? Ma chướng trên con đường niệm Phật.

Tất nhiên, anh có quyền học và học mãi, nhưng nên nhớ rằng, sự học chỉ có đôi phần ảnh hưởng đến việc cảm nghiệm tâm linh theo quan điểm tôn giáo mà thôi. Vai trò toàn diện chính là “QUY Y Phật.” Và “quy y Phật”, chính là quy y nhất thiết Phật, nhưng trước tiên, phải là “”QUY Y”  đức bổn sư của mình là Thích Ca Mâu Ni Phật vậy.

 QUY Y, là mủi tên định hướng, là la bàn chỉ ta đi đến bờ giác một cách chính xác. Thế nên, người Á Rập gọi đạo tràng tụng niệm của mình là mihrab, thuật ngữ này vừa có nghĩa là la bàn vừa có nghĩa là đạo tràng tụng niệm.

Thiển nghĩ, nếu học Phạn văn – cách dịch Mỹ hóa như thế của ông D.N.Dũng, thì cũng nên lặn lội tới Mỹ để học. Thế nhưng, nói một cách thơ ngây, cá nhân tôi vẫn có thể dạy được[4] một nguyên tắc sơ học như thế, cần chi đi xa. Thêm nữa, giáo sư trưởng khoa Phạn văn của Harvard đã không dạy ông Dũng “bàn phím gõ tiếng Phạn”, cho nên, các biểu tượng chỉ cho cách phát âm của những từ trong kệ ngữ ấy – Buddham saranam gacchàmi - đã bị xuyên tạc.

Một vài ý kiến nhỏ vừa nêu, không phải mở ra một cuộc tranh luận (tuy nhiên, nếu cần thiết) về một thể tài quá lớn [kể cả pháp môn niệm Phật “cách tân” như ta được biết] – công trình phiên dịch Phạn-Hán của tiền nhân Trung Hoa – những người như Nghiêm Phục, Lương Khải Siêu hay Lỗ Tấn (như ông Dũng trích dẫn)…gì gì đó - Phật điển có nguồn gốc Phạn bản của tiền nhân - ta không biết chắc là họ có giỏi Phạn văn, liệu có như trường hợp của ông D.N.Dũng hay không (vì tôi không phải là một nhà nghiên cứu như ông Dũng, không được đi Mỹ học tiếng Phạn và cũng chưa cần thiết để biết Nghiêm Phục, Lương Khải Siêu hay Lỗ Tấn là ai) mà một ít ý kiến như thế để nhằm dẫn vào vấn đề nhỏ của tôi về chú Đại Bi bản Hán - đã được ký tự trên cơ sở ngôn âm của tự thân nó - thành Phạn văn, như tiêu đề của bài viết này.

Theo chổ tôi biết, thì bài chú Đại Bi đã được hai người dịch ra tiếng Việt: Tỳ kheo Minh Đức Triều Tâm Ảnh với hình thái thi ca và cư sỹ Huyền Thanh trong Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Âm Đà-La-ni Kinh. Tỳ kheo Minh Đức đã giới thiệu bài chú ấy trong trang mạng (chú Đại Bi Phạn ngữ) và, Hán dịch thì được tìm thấy trong Phật Giáo Đích Chân Ngôn Chú Ngữ. Còn xét từ Đại Tạng, thì ta có tới hai bản “ký âm”: 1/ Kim cang trí. 2/ Bất không. Ở đây bản của Bất không là bản mà ta đọc tụng hằng ngày. Tuy nhiên, nếu đối chiếu hai bản, thì ta thấy có những sai biệt. Chẳng hạn, nếu đánh số câu, thì bản của Kim cang trí có cả thảy 112 câu, còn bản của Bất không chỉ có 79 câu – sai biệt đến 38 câu, [nếu tham khảo bản Hán của từ trong PHẬT GIÁO TIỂU BÁCH KHOA, thì bản chú Đại Bi trong đó có 105 câu] ta có:

 

Kim cang trí (N. 1061 [trong các N.1056, 1060, 1062-1064]). ĐT20, p.112.

Thiên thủ thiên nhãn Quán tự tại bồ tát quãng đại viên mãn vô ngại Đại bi tâm đà la ni.

Nẵng mồ rà đát ra dạ da (nammo rānatrayāya – đãnh lễ Tam bảo). 2. Nẵng mồ a rị da (namaḥ ārya – đãnh lễ bậc thánh). 3. Phạ lô chi đế thấp phạt ra da (avalokiteśvarāya – Quán tự tại, người làm chủ cái thấy của mình). 4. Mạo địa tát đa phạ (boddhisattvāya – bồ đề tát đõa, chúng sinh có trí tuệ) 5. Mang hạ tát đa phạ da (mahāsattvāya – đại chúng sinh, vị hữu tình vĩ đại) 6. Mang hạ ca rỗ nị ca ya (mahākaruṇikarāya – lòng từ mẫn vĩ đại, đại bi) 7. Tát ma mãn đà (sarvabandhāna – mọi trói buộc) 8. Nẵng thứ na nẵng ca ra da (chedanakarāya – được chặt dứt, bị trừ diệt) 9. Tát ma bà phạ (sarvabhava – mọi hữu thể, tất cả khởi nguyên) 10. Sa mẫu nại lao tạc sái noa ca ra da (samudraṃsukṣaṇakarāya – Làm cho biển khổ khô cạn) 11. Ta ma di dạ địa (sarvavyadhi – mọi phiền não bức bách) 12. Bạt ra xã mang nẵng ca ra da (prasamanakarāya – sở tác thanh tịnh, được tịnh hóa toàn diện) 13. Tát ma đễ đa dữu bạt nại ra phạ (sarvetityubhandrava – tất cả tai ương) 14. Vĩ na xã nẵng ca ra da (vināśanakaraya - ) 15. Tát ma bà duệ số (sarvabhayeṣyo – tất cả sự sợ hải) 16. Đát ra noa ca ra da (tārānakārāya – thực hiện sự cứu độ) 17. Đã tư mẫu nẵng tư kiết rị đa phạ y na ma ha rị dạ (tasmai namakṛtvā inamarāya – tôi đãnh lễ bậc thánh như thế của tôi) 18. Phạ rô chi đế thấp phạ ra bà sử đơn nhi la kiến xá bế (avalokiteśvaralaṃtābha – sở y quán tự tại) 19. Nẵng ma hiệt rị na da (nāma hṛdāya - gọi là tính cốt lõi) 20. Ma vật thích đã dĩ sử dạ dị (avrataicchayāmi – hôm nay tôi tuyên bố) 21. Tát mạt tha ta đà kiến (sarvāthasadhanaṃ suddhanaṃ - mọi lợi lạc thành tựu) 22. Tuất (mậu) bạn a nhi diên (ajiyaṃ - siêu việt ; mọi hữu thể không thể so bì) 23. Tát mạ bộ đa nam (sarvabhutanaṃ - mọi hữu thể) 24. Bà phạ mạt ngoa vĩ tuất đà kiếm (bhavamargaviśuddhakaṃ - có lộ trình dẫn đến thanh tịnh) 25. Đát nhĩ dã tha (tadhytha – như thế) 26.  Án a lộ kế a lộ ka mang đế (oṃ āloke ālokāmati) 26. Án a lo kế a lộ ka mang để (oṃ āloke ālomati) 27. Lộ ca để ngật lan để hệ hạ lệ a rị da (lokātikramtehehare ārya) 28. Phạ lô chi đế thấp phạ la (āvalokieśvara) 29. Mang hạ mạo địa đát đa phạ (he mahābodhisattva – mừng thay đấng đại bồ đề) 30. Hệ mạo địa tát đa phạ (he bodhisattva) 31. Hệ ma hạ mọa địa tát đa phạ (he mahābodhisattva – vui thay! Đại bồ tát) 32. Hệ ti rị dã mạo địa tát đa phạ (he viryabodhisattva – tinh tấn bồ tát) 33. Hệ mang hạ ca lô nị ca (he mahākāruṇika – vui thay! Đấng đại bi) 34. Đỗ mang ra hiệt rị na diên (smīrahṛdayam – trì niệm tính cốt lõi; trì niệm tâm đại bi) 35. Tứ tứ hạ lệ a rị da (hihi hare ārya – mừng thay! bậc thánh) 36. Phạ lô chi đế thấp phạt ra (āvalokieśvara) 37. Mang hệ thấp phạ ra (maheśvara – đại tự tại) 38. Bạt ra mang đa chất đa (pramatracitta – thắng tâm, tâm hoàn chỉnh) 39. Mang hạ ca lô nánh ca (mahākāruṇika – đại bi) 40. Cu lỗ cu lỗ yết mãn ta đại da ta đại da (kuru kuru karmaṃ sadhaya sadhaya – trong sự nghiệp lại làm nên nghiệp lớn) 41. Vĩ nhi diên (vidhyām) 42. Nảnh hê ni hệ đa phạ lan (nihe nihe tavaraṃ - dẫn vào thệ nguyện) 43.  Ca mãn ngoa mang (kamaṃgama – siêu ma chướng, diệt ái nghiệp). 44. Vĩ can ngoa mang tất đà dụ nghĩ thấp phược ra (vigamasiddhayugeśvara) 45. Đổ rô đổ rô vĩ diễn đề (dhuru dhuru viyanti – trong đôi ách [tư duy] thành bậc hành không) 46. Ma hạ vĩ diễn đề (mahāviyaṃdhi) 47. Đà ra đà ra đạt lệ ấn niết lệ thấp phược la (dhara dhara dhare indreśvara – đôi ách, đôi ách, từ đôi ách thành bậc tự tại) 48. Tả lã tả lã vi mang lã mang la (cala cala vimala amala – sự ly cấu, sự vô cấu phát sinh) 49. À ri ya (ārya) 50. Phạ rô chi đế thấp phược la (āvalokiteśvara) 51. Nhi (?) ngật rị sử noa (jinakṛṣṇi – diệu tướng của bậc thắng tử) 52. Nhạ tra mang cù tra (jatāmakuṭa – nhục kế như mão pha lê) 53. Phạ lãm ma bạt la lãm ma vĩ lãm ma (varaṃma praṃmaviraṃma – buông thành tràng hoa) 54. Mang hạ ti đà vĩ nhi dạ đà ra (mahāsiddhavidyādhara – trì giữ đại minh chú) 55. Bà ra bà ra mang hạ mà ra (vara vara mahāvara – thệ nguyện, thệ nguyện, đại thệ nguyện) 56. Ma lã ma lã mang hạ mang lã (vala vala mahāvala – chinh phục chinh phục, đại chinh phục ác ma) 57. Tả ra tả ra mang hạ tả ra (cara cara mahācara – hành giả, hành giả , đại hành giả) 58. Ngật rị sử noa vật lật  noa nhi lật già (kṛṣṇivṛṇadīrgha) 59. Ngật rị sử noa phả khất sái ni cà đá nẳng (kṛṣṇṇipakṣadīrghatana – bậc trưởng thượng với tinh hoa huyền nhiệm) 60. Hệ pha na mang hạ ti da (he pasmahasti – vui thay! Bậc liên hoa thủ; bậc có bàn tay bằng bông sen) 61. Tả la tả la nãnh xá tả ra thấp phược ra (cārya  cāryeśvara – sự tự tại của bậc thánh) 62. Ngật rị sử noa tát ra bạt ngật rị đà dã nhi dụ bạt vĩ đa (kṛṣṇisarpakṛtayajyopavita – sự liên hệ nhuần nhuyển như dược tính chắc lọc từ loài hổ mang) 63. Ế hệ mang hạ phạ ra hạ mẫu khư (ehyehemahāvarahamukha – vui thay! Tướng của đại binh đoàn [trư diện tướng; tướng của loài heo rừng độc chiếc = heo rừng có một nanh]) 64. Đát rị bổ ra na hạ ninh thấp phược ra (tripuradahaneśvara – tự tại siêu tam độc) 65. Nẵng ra dã noa phạ lộ pha (narayaṇavarūpa – sắc thân chắc khỏe như thần Na-la-diên; na-la-diên thân) 66. Phạ la mạt ngoa a rị hệ hề nãnh la kiến xá hê (varamarga he nīlakaṇha – Vui thay! Đấng thanh cảnh, con đường chuyển tải thệ nguyện) 67. Ma hạ ca la (mahācala – đại tác dụng, hiệu ứng vĩ đại) 68. Hạ la hạ la (hara hara – chinh phục) 69. Vĩ sa ni nhi đá lộ ca tả (viṣanijitalokasya – sự phát sinh của độc tố của thế gian) 70. Ra ngoa vĩ sa vĩ nẵng xa nẵng (rāgavisavināśana – đó là độc chất tham ái ) 71. Na vị sa vĩ sa vĩ nẵng xa nẵng (dviṣaviṣavināśana – trừ diệt tham sân si) 72. Mộ hạ vĩ sa vĩ nẵng xã nẵng (muhaviṣavināśana – diệt độc ngu si) 73. Hộ rô hộ rô mãng la hộ rô hạ ra (hulu hulu mara hulu hale – tốc thắng, đại tốc thắng trong tám bộ quỷ thần) 74. Mãng hạ phả na mãng nẵng bà (mahāpadmanābha – tên của thần Viṣṇu; người tạo tương lai trong bông sen ) 75. Tát ra tát ra (sara sara – kiên cố, vô hoại diệt) 76. Ti rị ti rị (siri siri – cát tường, cát tường) 77. Tô rô tô rô (suru suru – tuôn chảy cam lộ) 78. Mẫu rô mẫu rô (muru muru) 79. Mẫu địa dã mẫu địa dã (buddhya buddhya – đắc tuệ giác, sở giác) 80. Mẫu đĩa dã mạo đại dã (buddhya buddhya) 81. Nhị đế (maite) 82. Nhĩ ra kiến xá ra hê hề ma mãng tư thể đa ti ưng hạ mẫu khư (nīlakaṇha ehy ehe vama sthitasimha mukha – đấng thanh cảnh, mừng thay tướng sư tử trụ) 83. Hạ sa hạ sa (hasa hasa – nụ cười) 84. Muộn tả muộn tả (muṃca muṃca – buông xả, buông xả) 85. Mãng hạ tra tra hạ san (mahāātahasaṃ - đại tiếu, nụ cười nổi tiếng, tiếu âm phổ động) 86. Y hê hề bảo mang hạ tất đà dũ nghệ thấp phược la (ehy ehe pammahāsiddhayavidhyaṃ - vui thay, đấng thành tựu vô nhiễm) 87. Sa noa sa noa phạ tế (saṇa saṇa vace – trong ngôn âm này) 88. Ta đại da ta đại da vĩ nhĩ diên (sādhaya sādhayaviddhyaṃ - thành tựu minh tuệ) 89. Ti mang ra ti mang la (smira smira – nhớ lấy, ký niệm) 90. Rô bà ngoa mãn đơn lộ chi đa vĩ rô chi đơn (saṃbhavaṃtaṃ lokitavilokitaṃ - triệt quán viên đức) 91. Lộ kế thấp phược ra đát tha nga đơn (lokeśvaram tathāgataṃ - Thế tự tại vương như lai) 92. Na na hê danh na rị xã nẵng  (dadāhi me darśana – khai thị cho tôi, ban cho tôi thị lực) 93. Ca mang tả na rị xã nan (kāmasya darśanaṃ - thị lực hoan hỷ, cái nhìn ngưỡng mộ) 94. Bạt ra ngật lã na da mang nẵng sa phạ (Prakradāyamana svāhā – thành tựu tâm hoan hỷ) 95. Tất đà dã sa hạ (siddhāya svāhā – thành tựu viên mãn) 96. Mang hạ tất đà dã sa hạ (mahāsiddhāya svāhā – viên mãn đại thành tựu) 97. Mang hạ tất đà dã sa hạ (mahāsiddhāya svāhā – viên mãn đại thành tựu) 98. Tất đà dũ nghệ thấp phược lã da sa hạ (siddhayogeśvarāya svāhā – viên mãn việc thành tựu pháp du già tự tại [pháp tu thiền tuệ]) 99. Nhĩ la kiến xá da sa hạ hạ na lã ti ưng hạ mẫu khư da sa hạ (nīlakaṇha svāhā – viên mãn thay! Tướng thanh cảnh [vị bồ tát có cái cổ xanh từ bi – pháp âm từ bi]; bi nguyện giải khổ ban vui) 100. Phạ ra hạ mẫu khư da sa hạ (mahāvarāha svāhā – viên mãn thay! Sự hóa thân thành hình thế đoàn quân dũng mãnh; ) 101. Mang hạ na lã tỉ ưng hạ mẫu khư da sa hạ (mahādarasiṃha mukhāya svāhā – viên mãn thay! Tướng đại mãnh sư; thành tựu tướng sư tử dũng mãnh) 102. Tất đà vĩ nhĩ dạ đạt lã da sa hạ (siddhaviddhya dharāya svāhā – dứt khoát cho sự chứng đắc minh chú) 103. Phả na mang hạ tát đá da sa hạ (Padmahastāya svāhā – thành tựu liên hoa thủ; thành tựu bàn tay hoa sen) 104. Ngật rị sử noa tát bà ngật rị dạ dã nhi dụ phả vĩ đá da sa hạ (ha kṇsarpaktvajyopavitāya  svāhā – vui thay thành tựu sự liên hệ khéo léo [như dược tính chiết xuất từ] loài rắn đen; vui thay thành tựu mối liên hệ khéo [như dược học chế xuất từ nộc độc của] loài rắn đen) 105. Mang hạ lã củ tra đà lã da sa hạ (mahāmuktā dhārāya svāhā – viên mãn thay! Sự trì thủ ngọc như ý [sự thấu đạt tinh hoa Phật pháp]) 106. Nghiên yết ra dữu đà da sa hạ (Cakrayudhāya svāhā – viên mãn thay! Quyền trượng thúc đẩy xa luân) 107. Thắng khư nhiếp na nhi mạo đà nẵng da sa hạ (saṅkhaśabdanibuddhanāya svāhā – viên mãn thay ! Sự thổi loa pháp [cổ vũ] khai đại giác) 108. Ma mang tư kiến đà vị sa tư thế đa ngật rị sử noa nhi nẵng da sa hạ (vamaskandhaviṣasthitakṣṇajināya svāhā – thành tựu bậc chiến thắng bóng tối do uẩn xứ gây nên) 109. Nhi dạ khư ra triết mang nhi phạ sa nẵng da sa hạ lộ kế thấp phược ra da sa hạ (vyāghracarmānivasanāya svāhālokiteśvarāya svāhā – thành tựu đại lực như dũng sĩ khoác áo da beo, thành tựu quán pháp) 110. Tát ma tất đệ thấp phược la da sa hạ (sarvasiddheśvarāya svāhā – viên mãn thay! Nhất thiết thành tựu tự tại quán) 111. Nẵng mộ bà nga phạ đế a rị dạ phạ lô chi đế thấp phược ra da mạo địa tát đát phạ da mang hạ ca lô nãnh ca da (namo bhagavate āryāvalokiteśvarāya mahāsattvāya mahākaruṇikāya – đãnh lễ thánh quán tự tại thế tôn, vị chúng sinh vĩ đại với lòng từ bi bao la) 112. Tất điện đô danh mãn đa la bạt na da sa hạ (siddhyantu siddhiyantumantrapadāya svāhā – viên mãn thay! Sự thành tựu mệnh cú mật ngôn).

 

Tạm dịch:

Đãnh lễ Tam bảo, đãnh lễ bậc thánh quán tự tại [người làm chủ cái thấy của mình], vị đại hữu tình có trí tuệ và lòng từ mẫn bao la. Vị mà mọi trói buộc đã bị chặt dứt và làm cho biển khổ khô cạn. Vị mà mọi phiền não bức bách, mọi sự sợ hãi được cứu độ và đã được tịnh hóa toàn diện.

Tôi đãnh lễ như vậy, bậc thánh quán tự tại mà đó là nơi tôi an trú. Đây gọi là tính tinh hoa hiền thiện thuận giáo tâm.

Do đó tôi tuyên bố. Mọi lợi lạc đắc thành, siêu việt tất cả hữu thể, vì đó là đạo trình đưa đến thanh tịnh. O! Trong thế gian mà đi ra ngoài thế gian. O! Trong thế gian mà siêu xuất thế gian. Vui thay! Đại bồ đề. Vui thay! Đại bồ tát. Vui thay tinh tấn bồ tát. Vui thay! Bậc thánh siêu thế gian. Vui thay! Đấng đại bi, luôn trì niệm tâm lành. Trong sự nghiệp lại làm nên nghiệp lớn. Nương vào sự thành tựu minh chú mà tôi được đưa vào thệ nguyện, siêu ma chướng thành tựu du-già. Trong phép du già thành bậc hành không, bậc đại hành không. Chinh phục, chinh phục, đại chinh phục ác ma. Thánh quán tự tại có diệu tướng của bậc thắng tử, với tướng nhục kế như mão lưu ly buông thành tràng hoa; [đó là] bậc trì giữ đại minh chú, thệ nguyện, thệ nguyên, đại thệ nguyện; hàng phục, hàng phục, đại hàng phục ác ma; hành giả, hành giả, đại hành giả. Vui thay! Bậc có bàn tay sen mà tính tự tại của ngài [tạo nên] sự liên hệ nhuần nhuyển [như dược tính trích từ loài rắn hổ mang.] Viên mãn thay! Tướng của đại binh đoàn [trư diện - tướng của loài heo rừng độc chiếc = loài heo rừng có một nanh] vượt tam độc một cách tự tại. Vui thay! Đấng thanh cảnh, con đường chuyển tải thệ nguyện, tạo nên hiệu ứng vĩ đại. Tiêu diệt, tiêu diệt độc tố thế gian phát sinh: tam độc tham, sân và si. Tốc thắng, đại tốc thắng chúng ma, người tạo ra tương lai trong bông sen vĩ đại. Kiên cố, vô hoại diệt. Kiết tường đại kiết tường. Tuôn chảy, tuôn chảy cam lộ. [Hởi] thần chinh phục Muru, muru, kẻ được giác ngộ, giác ngộ. Giác ngộ, giác ngộ. Trong sự bao dung, đấng thanh cảnh [hải đảo hương sơn]. Vui thay! Tướng sư tử trụ. Nụ cười, nụ cười đại khai giải thoát. Ồ! Vui thay đấng thành tựu vô nhiễm. Trong ngôn âm thành tựu minh tuệ, từ ức niệm chân thật quán chiếu chủng tử viên đức mà Thế Tự Tại Vương như lai khai thị cho tôi, cái nhìn từ ái, thành tựu tâm hoan duyệt. Viên mãn thành tựu, viên mãn đại thành tựu. Viên mãn pháp du-già tự tại. Viên mãn pháp âm từ bi [thanh cảnh tướng]. Viên mãn trư diện [ loài heo rừng độc chiếc]. Viên mãn tướng đại mãnh sư. Thành tựu trì minh chú. Thấu đạt viên mãn tinh hoa pháp Phật [như viên ngọc quý được sở hữu]. Thành tựu quán sát, thành tựu đại lực như dũng sĩ khoác áo da beo. Viên mãn thay! Phương tiện quyền trượng và xa luân. Viên mãn thay! Loa pháp cổ vũ đại giác. Viên mãn thay! Bậc chiến thắng bóng tối do uẩn xứ tạo nên. Viên mãn thay! Nhất thiết thành tựu tự tại quán. Đãnh lễ thánh quán tự tại thế tôn, vị đại hữu tình có lòng bi vô hạn lượng. Viên mãn thay! sự thành tựu mệnh cú mật ngôn.

 

Bản Đại Bi chú của Bất không (Q.9, Phật Giáo Tiểu Bách Khoa )

 

Nam mô hạt la đát na đá la dạ gia (namo ratna trayāya – đãnh lễ Tam bảo) 2. Nam mô a lị gia (namaḥ ārya – đãnh lễ bậc thánh) 3. Bà lô yết đế thước bát la gia (āvalokiteśvarāya – quán tự tại) 4. Bồ đề tát đỏa bà gia (boddhisattvāya – bồ tát; chúng sinh có trí tuệ hay giác tính) 5. Ma ha tát đỏa bà gia (mahāsattvāya – chúng sinh vĩ đại) 6. Ma ha ca rô ni ca gia (mahā kāruṇikāya – đại bi; lòng từ mẫn vĩ đại) 7. Án (oṃ - quy mệnh) 8. Tát bà la phạt duệ (sarvabhayeṣu – với tất cả sự tôn kính; sarva rabhaye – dũng mãnh bất giải đãi) 9. Số đát na đát tỏa (trāṇakarāya – cứu độ và giáo dục theo con đường chân chính; śuddhānādasya – chánh giáo) 10. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a lị gia (tasmai namas ktvā imaṃārya – kính lễ bậc thánh như thế của tôi) 11. Bà lô cát đế thất phật ra lăng đà bà (āvalokiteśvarāya  [laṃtabha] – hải đảo hương sơn quán tự tại) 12. Nam mô na la cẩn trì (namo nilakaṇha – đãnh lễ đấng thanh cảnh) 13. Hê lị ma ha bàn đa sa mế (hṛ dayaṃ āvartajisy āmi – phóng đại quang minh) 14. Tát bà a tha đậu du bằng (sarvātha s ādhanaṃ śubhaṃ - hoàn toàn vô tham nghiêm tịnh) 15. A thệ dựng (ajeyaṃ - vô tỷ; không thể so sánh) 16. Tát bà tát đa na ma bà già (sarva bhūtānaṃ - thực tướng tuyệt đối) 17. Ma phạt đạt đậu (bhavamārgaviśuddhakaṃ - mở ra con đường dẫn đến thanh tịnh) 18. Tát điệt tha (tadhyathā – do vậy, đó được gọi là) Oṃ à bà lô hê (āloke ālokemati – quy mệnh quán tự tại) 19. Lô ca đế ca la đế (lokati krānte – không hành quán) 20. (hehe) hare (tâm sinh hoa sen) 21. Mahā boddhisattva (đại bồ tát) 22. Tát bà tát bà (sarva sarva – tất cả tất cả) 23. Ma la mala (smara smara – ly cấu) 24. ma hê ma hê lị đà dựng (masī hdayaṃ - khảo sát tâm tính) 25. Câu lô câu lô yết mông (kuru kuru karmaṃ- thực hiện đại nghiệp). 26. Độ lô độ lô phạt xà gia đế ([sādhaya sādhaya]   dhuru dhuru vijayante – bậc thánh cứu độ ta) 27. Ma ha phạt xà gia đế (mah āvijayante – bậc đại thánh tôn) 28. Đà la đà la (dhāra dhāra – gia trì gia trì; năng trì) 29. Địa lị ni (dharendra [dhiriṇi] – phóng áng sáng [bất luận nữ nam]) 30. Thất phật la gia (Iśvara – tự tại) 31. Giá la giá la (cala cala – hành động; hoạt động) 32. Ma ma phạt ma la (mana vimala – ly cấu là pháp tôi thọ trì). 33. Mục đế lệ (mukte – giải thoát) 34. Y hê di hê (ehy ehi – giáo ngữ; thuận giáo tâm) 35. Thất na thất na (sina sina – người chiến sĩ) 36. A la sâm phạt la xá lợi (araṣim bhala śari – Quán không đối với bản năng) 37. Phạt sa phạt sâm (dveṣa viṣaṃ - hoan hỷ) 38. Phạt la xá gia (vināśaya – Phật kim cang xử) 39. Hô lô hô lô ma la (hulu hulu mala [mohacalaviṣaṃ vināśaya] – tác pháp vô cấu ) 40. Hô lô hô lô hê rị (hulu hulu mala [hulu hulu hare] – tác pháp tùy tâm) 41. Sala sala (sara sara – người kiên định) 42. Tất lị tất lị (siri siri – dũng mãnh) 43. Tô rô tô rô (sru sru – cam lộ) 44. Bồ đề dạ bồ đề dạ (buddhiya buddhiya – khiến tỉnh thức, giác đạo) 45. Bồ đà dạ bồ đà dạ (bodhya bodhya – người tỉnh thức, giác giả) 46. Di đế lị dạ (maitriya - đại bi tâm) 47. Na la cẩn trì (nilakaṇha – thanh cảnh; căn âm thanh tịnh – đấng Hiền Thiện) 48. Tha lị sắt ni na ([kamasya] dhaṣaṇāṃ - cứng rắn và sắc bén; kiên lợi) 49. Ba dạ ma na (prahrādaya mānaḥ - danh văn; [abhaya maṇa – tâm vô úy]) 50. Sa bà ha (svāhā – thành tựu) 51. Tất đà dạ (siddhāya – thành tựu; nhận thực được cái như thị) 52. Sa bà ha (svāhā – thành tựu) 53. Ma ha tất đà dạ (mahā siddhāya – đại thành tựu) 54. Sa bà ha (svāhā – thành tựu) 55. Tất đà du nghệ (siddhayoga – thành tựu pháp du-già) 56. Thất bàn ra dạ (iśvara – tự tại) 57. Sa bà ha (svāhā – thành tựu) 58. Na la cẩn trì (nilakaṇha – thanh cảnh; căn âm thanh tịnh – đấng Hiền Thiện) 59. Sa bà ha (svāhā – thành tựu) 60. Pravarāha mukhāya (tướng heo rừng độc chiếc) 61. Sa bà ha (svāhā – thành tựu) 62. Tất la tăng a mục khư da (siṃhamukhāya – sư tử tướng) 63. Sa bà ha (svāhā – thành tựu) 64. Sa bà ma ha a tất đà dạ (sarva mahāmuktāya – mọi châu báu vĩ đại) 65. Sa bà ha (svāhā – thành tựu) 66. Giả cát la a tất đà dạ (cakrā yudhāya – chinh phục ma oán bằng quyền trượng và xa luân) 67. Sa bà ha (svāhā – thành tựu) 68. Ba đà ma yết tất đà dạ (padmahastāya – tay sen; hồng liên hoa) 69. Sa bà ha (svāhā – thành tựu) 70. Na la cẩn trì bàn già la da (nilakaṇha śaṇkha rāja – loa pháp vương cổ vũ giác ngộ bằng thanh cảnh [cần cổ màu xanh: ngôn căn thanh tịnh]) 71. Sa bà ha (svāhā – thành tựu) 72.  Nam mô hạt la đát na đá la dạ gia (namo ratna trayāya – đãnh lễ Tam bảo) 73. Nam mô a lị gia (namaḥ ārya – đãnh lễ bậc thánh) 74. Bà lô yết đế thước bàn la gia (āvalokiteśvarāya – quán tự tại) 75. Sa bà ha (svāhā – thành tựu) 76. Án tất điện đô (oṃ sidhyantu – khiến ta thành tựu) 77. Mạn đa la (mantra – mật chú) 78. Bạt đà dạ (cú; mệnh cú) 79. Sa bà ha (svāhā – thành tựu).

 

Bản Đại Bi chú âm dịch của Bất không, về mặt văn nghĩa không khác bao nhiêu với bản âm dịch của Kim cang trí. Cho dù là chênh lệch tới 33 câu. (Ở đây, xin tham khảo bản Việt dịch của cư sĩ Huyền thanh trong Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Âm Đà La Kinh) và, theo tôi đây là bản dịch tuyệt vời nhất, hay hơn cả bản Hán dịch của nhóm “Phật Giáo Tiểu Bách Khoa “. Tuy nhiên, trên thực tế, thì mọi dịch bản đều y trên cách ký tự của Trung Hoa. Xét về mặt văn bản, thì ta chưa có một Phạn bản đích thực nào. Vì dựa trên “ký âm” của ngôn ngữ tất-đàn, cho nên mọi hình thái liên quan đến ngữ pháp đều có vẻ bất toàn. Người dịch, khi dịch bản chú Đại Bi này, đều đựa trên kiến thức văn phạm Phạn ngữ và Phật học ít oi của mình để dịch, nên độ chính xác, là tính chính xác trên tư kiến tích lũy, chớ không phải trên ngữ nguồn. Tính chính xác duy nhất của bài chú này, là ở Hán bản, chớ không là Phạn bản mà ta vừa nêu. Do vậy, công việc trình dịch của bản văn ấy, nếu như có thể là một môi trường đề từ đó ta vươn đến một ngữ nguồn đích thực của bài Mật chú ấy, thì công đức khó thể nghĩ bàn. Tuy nhiên, có một sự thật mà ta phải thừa nhận, mật chú là dùng “âm thanh” để giáo hóa và, nhất là thuộc về thể văn nói, cho nên nó không thể dùng hệ thống ngôn ngữ học rọi soi, y như người Huế của ta khi cuối một phát ngôn, thì họ thường đệm vào một vài từ nào đó, chẳng hạn “mà ná” để viên thành âm tiết. Mật chú cũng thế, vì là một thể loại của văn nói, cho nên có những hình thái chữ vốn vô nghĩa, thiển nghĩ, chỉ làm tròn “âm ba” mà thôi. Do vậy, các dịch giả, khi dịch chúng, thường là cưỡng dịch. Như siṇa, muṃca, dhuru, turu….

Vì thế, học thuyết “ngủ bất phiên” của Huyền Tráng vẫn luôn đúng và luôn đúng trong mật ngôn. Khi giảng pháp cho người Tây Phương, đức Dalai Lama, thường hay giảng dịch những bài chú phổ thông và ngắn, như Lục tự đại minh chân ngôn, hay bài chú Bát Nhã … và, chỉ giới hạn ở chừng ấy. Bởi vì, người Tây Phương, “thụ lý’ trước, rồi mới “tín thọ phụng hành’ sau. Theo tôi, dịch Mật chú, trong một chừng mực nào đó, cũng chỉ là phương tiện, cái chính vẫn là tâm thành trì tụng. Còn những công trình như công trình biên dịch của cư sỹ  Huyền thanh, phải nói là những công trình mà ta nên tán thán và “vị tằng hữu”. Tất nhiên, ở đây không luận bàn chuyện đúng hay sai, bởi vì Mật Âm có con đường đi riêng của nó.

Và, con đường riêng ấy, chỉ dành cho người trì tụng nó trước Tam Bảo mà thôi.

 



[1] Trong tiếng Đức, có sự phân biệt rõ ràng giữa denken vondenkennghĩ về..thể nhập.

[2] Theo Sir M. Moniere Williams, p.347. (A Sanskrit-English Dictionary).

[3] Quine’s Behaviorism cum Empiricism – “Language is a social art. In acquiring it we have to depend entirely on inetrsubjectively available cues as to what to say and when. (p. 185 – The cambridge Companion to Quine)

[4] Xem LỊCH SỬ VĂN MINH VÀ CÁC TRIỀU ĐẠI TRUNG QUỐC, T.s. Dương Ngọc Dũng và Lê Anh Minh. p. 236-239.

http://hoangphap.info/Page.aspx?ArticleID=5034&SubID=5&ID=2

Âm lịch

Ảnh đẹp