, nhằm để tổng hợp các hành vi, quy tắc, tiêu chuẩn và ý chí đạo đức,
quan niệm luân lý của các mối quan hệ quần chúng xã hội, quốc gia với giáo đoàn
Phật giáo. Đạo đức Phật giáo tuy thể hiện rộng rãi trong giáo nghĩa và lý luận
Phật giáo, nhưng có thể nói sự thể hiện đạo đức Phật giáo tương đối tập trung
trong giới luật Phật giáo.
I – GIỚI
LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO
Giới, tiếng
Phạn là Sila, phiên âm là Thi La, nghĩa là quán hạnh, sau đó trong Phật giáo
nghĩa này được chuyển thành hành vi, tập quán. Tuy giới thông thiện ác, nhưng
đứng từ góc độ thiện của “giới” mà nhìn thì đôi lúc giới cũng được hiểu như là
đạo đức, tính thiện, cung kính v.v….Trong Đại Trí Độ Luận quyển thứ 13 có ghi:
“hiếu hành thiện đạo, bất tự phóng dật, thị danh thi la.
Hoặc thọ giới
hành thiện, hoặc bất thọ giới hành thiện, giai danh thi la” (nghĩa là thích
hành nghiệp thiện, tự mình không phóng dật, gọi là thi la, hoặc thọ trì giới
luật, hành pháp thiện lành, hoặc không thọ trì giới luật, không thực hành pháp
thiện, đều gọi là thi la).
Đức Phật Thích
Ca Mâu Ni sau khi sáng lập Phật giáo, số lượng tín đồ và Phật tử không ngừng
tăng lên, để mối quan hệ giữa Tăng chúng và nội bộ giáo đoàn, giữa Tăng nhân và
tín đồ, giữa dân chúng xã hội và giáo đoàn nhịp nhàng cân đối, và để thích ứng
với nhu cầu truyền giáo, trên mặt giáo nghĩa, ngoài mục tiêu nâng cao những
quan niệm tư tưởng, lý luận và dẫn dắt sự tu hành cho đồ chúng, Ngài còn căn cứ
vào những vấn đề phát sinh trong nội bộ giáo đoàn để lần lượt đưa ra rất nhiều
những qui tắc, qui củ, giáo điều, giới cấm…để ước thúc hành vi phóng túng của
đệ tử, Phật giáo gọi đó là giới cấm, giới điều hoặc học xứ, tất cả những điều
đó đều dùng để phòng phi chỉ ác.
Sau khi Đức
Phật tịch diệt, trong quá trình phát triển và truyền bá Phật giáo, giới luật
Phật giáo cũng theo đó mà phát triển, nhưng trên căn bản vẫn trung thành với
những giới điều do Đức Phật chế định. Dựa vào tình hình khác nhau của tín đồ Tăng
(Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni), tục (nam cư sĩ, nữ cư sĩ) mà chế định 5
giới, 8 giới, 10 giới, cụ túc giới…Quy điều của những giới này nằm rải rác trong
kinh A Hàm, ngoài ra ở thời kỳ Phật giáo bộ phái những giới luật trong hệ tư
tưởng Nam truyền Phật giáo cũng đã biên tập thành sách như Ma Ha Tăng Kỳ Luật,
Tứ Phần Luật, Thập Tụng Luật, Ngũ Phần Luật v.v…
Từ giai đọan
Phật Giáo Nguyên Thủy họ đã biên chép một cách có hệ thống và không ngừng bổ
khuyết để hình thành tạng luật, tuy nhiên giới luật đến từ sự truyền thừa không
giống nhau của các bộ phái nên số lượng giới điều cũng không giống nhau, song
thống nhất trên nội dung căn bản. Thời kỳ trước và sau công nguyên, thời kỳ
xuất hiện tư tưởng Đại thừa Phật giáo, giới luật Đại thừa đã hình thành. Những
kinh điển tương quan nhau như những bộ kinh nổi tiếng Phạm Võng Kinh, Du Già Sư
Địa Luận . Bồ Tát Giới Phẩm..v.v… của hệ tư tưởng đại thừa đã cùng tồn tại,
phát triển song song và phụ trợ lẫn nhau với những giới luật thuộc tư tưởng Nam
truyền lượt thuật trước đó.
Từ nội dung
giới luật Phật giáo có thể thấy được, Phật giáo chế định giới luật chủ yếu có
hai tình huống:
Giới điều của
Phật giáo xuất phát từ những điều lệ phép tắc của luật pháp và đạo đức thông
hành trong xã hội đương thời. Chúng ta có thể lấy ví dụ từ giới “không sát
sanh”, một giới điều chung cho Tăng nhân và tín đồ tục thế đã bao hàm nội dung
“không giết người”. Nói về giới “không trộm cắp”, thực tế là bất kỳ trong luật
pháp quốc gia nào cũng đều có điều khoản này. Giới “không vọng ngữ” (tức không
nói láo, không nói lời thô ác…) cho đến giới “không tà dâm” (tức không nảy sinh
quan hệ bất chính) trong gia đình tín đồ, trên thực tế đều có trong những quy
phạm hành vi đạo đức xã hội. Phật giáo xem những điều quy phạm phép tắc đó là
“giới tính” cũng gọi là “tính trọng giới” tức những người phạm những giới điều
đó sẽ bị trọng tội.
Ngoài ra một
tình huống khác nữa là trong bát giới, thập giới, đều có giới không tô son điểm
phấn, uớp hương hoa, không nằm giường cao, chiếu rộng, chỗ tốt đẹp, không xem
hát múa đờn kèn, yến nhạc vui chơi, trong thập giới không ăn quá thời, không
nên tiếp xúc tiền bạc, vàng, ngọc, đồ quý báu, và một phần lớn trong giới Đại
thừa của cụ túc giới Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni đa phần nói lên sự hạn chế việc tiêu
dùng thái quá về y phục vật dụng, ngăn dừng những ngôn ngữ, hành vi không kiểm
soát, không giữ gìn v.v… tất cả đều xuất phát từ sự quán triệt giáo nghĩa tu hành
“thiểu dục tri túc” (ít muốn biết đủ), đoạn trừ tham ái v.v…hướng dẫn tín đồ
đạt đến mục đích thoát khỏi phiền não tử sinh.
Những giới cấm
và “tính giới” tương đối đã nói ở trên đều được gọi là “giá giới” cũng được
xưng là tức thế cơ hiềm giới (gọi tắt là cơ hiềm giới,
cũng gọi là giá giới. Như sát đạo dâm vọng v.v… không đợi Đức Phật chế định mà
tự thân nó đã đầy đủ tội gọi là tính giới, ngoài tính giới ra, giới pháp của Tỳ
Kheo phần nhiều là giữ gìn tư cách Tỳ Kheo, đồng thời dừng lại ở chỗ tránh sự
chê cười, hiềm khích của thế nhân mà chế giới, ví dụ như cấm buôn bán, làm mai,
uống rượu v.v…. nói chung giới này chỉ là những khinh giới, mục đích ngăn phòng
sự phê bình, chế giễu của thế gian.
Trong Tứ Phần
Luật Hành Sự Sao Tư Trì Ký quyển thượng có nói:
Tính giới vốn
có, bất luận là Đức Phật chế ra hay không chế ra, người phạm phải giới này đều
kết tạo thành nghiệp, đọa trong ba đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh; giá giới thì
không như vậy.
Ở đây muốn nói,
tính giới của Phật giáo tức trọng giới, trong xã hội vốn đã có điều cấm của
luật pháp giống như vậy, nhưng dựa theo cách nói của Phật giáo, vi phạm những điều
cấm này sẽ phạm nghiệp tội nặng, sau khi chết sẽ gặp phải những quả báo xấu ác,
luân hồi trong ba cõi; nhưng khinh giới trong Phật giáo thì sau khi Đức Phật ra
đời mới lần lượt chế định. Trong Kinh 《Đại Bát Niết Bàn》quyển thứ 11 lấy bất sát, bất đạo, bất dâm, bất vọng ngữ gọi là
“tứ tính trọng giới”. Còn những việc buôn gian bán lận để gạt người, kinh doanh
ruộng đất, kinh thương lớn lao, nuôi súc vật, mướn tôi tớ v.v…gọi là “tức thế
cơ hiềm giới”.
Đương nhiên
cũng có tình trạng như vầy: có những điều khoản thuộc quy phạm đạo đức, một số
quy củ, phép tắc nào đó của xã hội đã được Phật giáo sửa đổi và khuếch đại giá
trị hàm ẩn của nó, ví dụ giới “bất vọng ngữ” trong cụ túc giới Tỳ Kheo, đã cấm
tự mình thổi phòng cho rằng mình đã đắc đạo, đã chứng thành bậc A La Hán, được
thần thông v.v…Giới “bất tà dâm” mở rộng thành “bất dâm” cấm tất cả những mối
quan hệ với bất kỳ người khác phái nào, dùng giới “bất sát sanh” mở rộng thành
không giết tất cả những loài vật có mạng sống, hàm ý của nó còn bao gồm sự ước
thúc những hành vi giết bên trong nội tại như hoặc tự giết, hoặc bảo người khác
giết, hoặc điều khiển sai bảo người ta giết v.v
Song cũng nên
chỉ ra, giới luật Phật giáo tuy có mối quan hệ mật thiết với đạo đức xã hội,
một số giới điều quan trọng đã được kiến lập cơ sở các chuẩn tắc đạo đức. Nhưng
ngoài những đạo đức phổ thông trong xã hội ra giới luật Phật giáo còn hàm tàng
những luân lý đạo đức khác.
Như chúng ta đã
biết, đạo đức xã hội được hình thành trong quá trình hun đúc, tích tập, lắng
đọng và bảo hộ các truyền thống tập quán, văn hóa, phong tục xã hội, dư luận, ý
chí đạo đức cá nhân, tình cảm đạo đức cộng đồng…đạo đức xã hội dùng để đánh giá
khái niệm hành vi và quan niệm đạo đức xã hội, trong đó có các quan niệm về
thiện - ác, công chánh - thiên vị, thành thật - hư dối, trung thực - gian trá,
hiếu thảo - bất hiếu v.v….
Nếu người có
tình cảm đạo đức cao, làm xuất sắc những việc phù hợp đạo đức, khi nhận được sự
tán dương của xã hội, cá nhân người đó cũng cảm thấy vui vẻ, an lòng và mãn
nguyện về đạo đức của mình. Ngược lại, người nào bị dư luận xã hội khiển trách,
cá nhân họ sẽ cảm thấy áy náy bất an, tự mình luôn trách cứ mình. Giới luật Phật
giáo đã thể hiện tương đối tập trung về đạo đức luân lý của Phật giáo, đương
nhiên, trên một trình độ nhất định nào đó cũng có thể vận dụng khái niệm đạo đức
đặc sắc của Phật giáo tiến hành đánh giá các hành vi đạo đức, điều này cũng là
một cách thể hiện sự bảo vệ tôn nghiêm đối với những giới quy, thúc đẩy tín đồ
Phật giáo chủ động tuân giữ quy phạm đạo đức và những giới điều; những khái
niệm này gồm có: ác và thiện, tịnh và nhiễm, đạo đức và phi đạo đức, chánh và
tà, trì giới và phá giới. Nhưng giới luật Phật giáo hoàn toàn không giống với
đạo đức xã hội, sự khác biệt ở chỗ:
1 – Giới điều
Phật giáo không phải toàn bộ là các quan niệm về qui tắc đạo đức, ví dụ trong
cụ túc giới của Tăng Ni đa phần đều là những qui định cụ thể về hành vi sinh hoạt
thường ngày, như trong tội “Tăng tàn” không cho phép kiến lập phòng ốc nhà cửa
ở những nơi không thích đáng. Trong tội xả đọa, có quy định cụ thể cá nhân chỉ
được giữ những một số y vật nào đó. Trong “chúng học pháp” có quy định những lễ
nghĩa và những quy tắc sinh hoạt thường ngày, tuy trên phương diện nào đó đã
thể hiện tinh thần đạo đức, nhưng bản thân giới luật không hoàn toàn thuộc về
phạm trù đạo đức.
2 – Giới luật
Phật giáo không những chỉ dựa vào sự khiển trách nội tâm, tự giác đạo đức cá
nhân, dư luận Tăng chúng và xã hội để tiến hành bảo vệ sự tôn nghiêm của tăng
đoàn, mà trong quá trình bảo vệ nó còn mang tính cường chế đặc thù, ví dụ vi
phạm bốn trọng giới: dâm, đạo, sát, vọng sẽ bị đuổi ra khỏi Tăng đoàn; vi phạm
tội “Tăng tàn” sẽ dựa theo trình tự qui định mà sám hối, khi sám hối đạt yêu
cầu mới có thể tiếp tục được lưu giữ trong Tăng đoàn; điều này không giống với
đạo đức xã hội khi họ thông qua quy củ gia đình, kỷ luật đoàn thể để tiến hành
phê bình, gợi nhắc tinh thần sám hối cá nhân v.v…
3 – Trên mặt
chỉnh thể, giới luật Phật giáo thuộc về hệ thống giáo nghĩa Phật giáo. Giới
luật đã kết hợp mật thiết cùng với giáo thuyết nhân quả thiện ác báo ứng đặc thù
của Phật giáo để tiến hành lý luận giải thoát.
II – Ngũ
giới, thập thiện: trong giới luật Phật giáo, năm giới mang ý nghĩa sắc thái đạo
đức hiện đại nhất, và thập thiện được xem là mười điều thiện của đạo đức.
Thập thiện
không những chỉ bao hàm khái quát nội dung năm giới mà nó còn là cơ sở của năm
giới, nó mang ý nghĩa sâu sắc rộng rãi hơn năm giới. TrongKinh A Hàm và rất
nhiều kinh Phật khác đều nói rõ về mười điều thiện, đặc biệt vào đời Tùy, Ngài
Cù Đàm Pháp Trí dịch Nghiệp Báo Sai Biệt Kinh, vào đời Đường, Ngài Thật Xoa Nan
Đà dịchhập Thiện Nghiệp Đạo Kinh những Kinh này đã được nhiều vị luận sư nghiên
cứu, giảng nói. Nói về mối quan hệ giữa năm giới và thập thiện, xin xem dưới
đây:
Thập thiện:
- không sát
sanh
- không tà dâm
- không trộm cắp
- không vọng ngữ
(bất vọng ngữ, bất lưỡng thiệt tức không khiêu khích đề bạt thị phi), bất ác
khẩu (không nói xấu người, mắng người), bất ỷ ngữ (không nói lời điêu ngoa, xảo
trá).
- Không tham dục,
sân nhuế, si mê (không trái với giáo lý của Phật giáo)
Ngũ giới:
- không sát
sanh
- không trộm cắp
- không tà dâm
- không vọng
ngữ
- không uống rượu
Ba nghiệp thiện
của ý trong mười giới, không tham dục, không sân nhuế, không tà kiến là lý
thuyết của Phật giáo dùng để đối trị những phiền não căn bản như tham, sân, si,
ngăn chặn nguyên nhân tạo ra sự luân hồi sanh tử cho nhân sanh. Phải nói đó vừa
là mục tiêu tinh thần mà Phật giáo truy tìm, cũng là quan niệm tổng quát của
đạo đức Phật giáo, là điểm xuất phát chung để chế định tất cả giới luật Phật
giáo. Ba điểm này đã thể hiện tự nhiên trong năm giới và tất cả giới luật. Ba
nghiệp thiện của thân cùng ba giới trước trong năm giới đều giống nhau.
Bốn nghiệp
thiện của khẩu trong thập thiện: không vọng ngữ, khônng lưỡng thiệt, không ác
khẩu. Không ỷ ngữ là sự ngăn cấm từ gốc độ khác nhau, tức ngăn cấm dùng lời nói
để lừa gạt người, tổn hại ngươi, quấy rầy gây rối hoàn cảnh môi trường xã hội
và quan hệ giao tế giữa người với người. Trong ngũ giới tuy có giới “bất vọng ngữ”,
nhưng nội dung của nó có thể bao gồm ba khẩu nghiệp khác. Còn như không uống
rượu trong năm giới, nói nghiêm túc nó thuộc về qui tắc đạo đức, là qui định
của Phật giáo. Uống rượu có thể làm cho tinh thần người ta tê liệt, làm mất đi
sự ước chế đối với chính mình, làm cho mình dễ dàng phạm giới luật, vi phạm
hành vi đạo đức, vì thế phải nghiêm cấm.
Ngũ giới tuy
chế định cho tín đồ tại gia của Phật giáo, nhưng thực tế cũng bao hàm trong cụ
túc giới của Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, cũng có trong “thập trọng giới” của Đại thừa giới.
Vì vậy có thể nói năm giới là giới điều của tất cả tín đồ Phật giáo, cũng là
dùng để chỉ đạo những quy tắc hành vi đạo đức của chính mình. Trong quá trình Trung
Quốc hóa Phật giáo, học giả Phật giáo gần với ngũ giới hơn là ngũ thường của
Nho giáo (nhân nghĩa, lễ trí tín) vì họ thấy được trong ngũ giới đã hàm ẩn ý
nghĩa đạo đức, họ đã đem ngũ giới, thập thiện của Phật giáo và luân lý của Nho
giáo dung hợp lại với nhau, do vậy mở rộng ý nghĩa hàm ẩn của thập thiện và năm
giới truyền thống, điều này có lợi đối với việc truyền bá Phật giáo đến với các
giai tầng xã hội, đồng thời Phật giáo cũng ảnh hưởng rộng lớn đối với quần
chúng.
Ở thế giới ngày
nay, trong sự phát triển cao độ, đồng thời về công nông nghiệp và khoa học kỹ
thuật, xã hội nhân loại đang đối diện với vô số vấn đề, và con người càng ngày
càng đạt được ý thức chung về việc nâng cao tinh thần đạo đức và sự tu dưỡng
văn hóa cho chính bản thân mình. Ơû đây người viết muốn nói, nên phát huy Tôn giáo
trong việc nâng cao tác dụng tình cảm đạo đức và tu dưỡng đạo đức của con
người. Phật giáo sở dĩ có chiều dày lịch sử là vì Phật giáo luôn vì tín đồ
thuyết giáo đạo đức, làm cho con người thuần thục đạo đức, những tinh thần đạo
đức mà hoàn toàn có thể thích ứng với đặc điểm của thời đại, có thể đưa ra
những giải thích hợp lý và mới mẻ, có tính khoa học, để nhân loại trong thời
đại ngày nay có thể tiếp nhận, đồng thời đẩy mạnh sự phát triển một nền văn
minh lành mạnh cho nhân loại.
Đạo đức Phật
giáo làm thế nào để thích ứng với xã hội hiện đại, đã cống hiến được những gì
mới mẻ cho xã hội hiện đại? Người viết cho rằng có thể bắt đầu từ sự giải thích
năm giới, thập thiện, sau đó hướng đến tín đồ, quảng đại quần chúng trong xã
hội tuyên dương và phổ cập những ý nghĩa và tác dụng sâu rộng của nó.
Ví dụ không sát
sanh trong ngũ giới, không chỉ bao bàm ý nghĩa không giết người mà còn phải
biết yêu quý động vật, đồng thời đề xướng lòng nhân từ, có sự tôn trọng sinh mạng,
yêu thương quần chúng dân tộc và các quốc gia trên thế giới, phản đối tinh thần
phân chia và bức hại chủng tộc giữa các dân tộc với nhau, chặn đứng chiến tranh
và bảo vệ hòa bình; không trộm cắp không chỉ có ý nghĩa không trộm cắp đồ vật
của người khác mà còn phải không nên dùng những thủ đoạn xảo trá, dối gạt người
để lấy dùng tài sản vật dụng của người khác, đồng thời phản đối các cường quốc
dùng những thủ đoạn buôn bán mậu dịch không chánh đáng cho đến cưỡng chế, cướp
đoạt những tài vật của người dân cho đến các quốc gia nghèo yếu; không tà dâm,
không chỉ ngăn dừng cá nhân phát sinh những quan hệ lưỡng tính bất chính, mà
còn phải ngăn dứt các hiện tượng hành vi xấu ác về buôn bán sắc tình đưa đến sự
nguy hại cho phụ nữ, trẻ em, thanh niên; không vọng ngữ, không chỉ bao hàm
không nói lời dối trá giữa cá nhân với nhau, không nghĩ đến việc lường gạt
người, đề xướng đưa ra những quan hệ giao tế thành tín giữa người với người, mà
còn phản đối những lời nói hoang đường không chân thật khi các quốc gia giao tế
với nhau, phản đối việc dùng những thủ đoạn đê tiện xảo trá lường gạt nhân dân
và đe dọa sự sống của họ để tự mình đạt được những lợi ích không chính đáng về
chính trị; không uống rượu, đối với người thường giới này khuyên nếu có uống
rượu thì uống với số lượng vừa phải, đồng thời đề xướng việc hạn chế hút thuốc,
ngăn ngừa sự ô nhiễm gây nguy hại đến vệ sinh công chúng, tránh được hiện tượng
nguy hại đến công chúng về việc buôn bán ma túy, chích ma túy v.v….
Nói về không
tham, không sân, không tà kiến trong thập thiện, bao hàm các phương diện rộng
rãi, có thể đề xướng tinh thần “công chính vô tư ”, “liêm khiết và hòa hợp” ,“khoan
dung” ,“vì cộng đồng mà phục vụ”, “truy cầu và kiên trì với chân lý” v.v…trong
xã hội hiện đại để tiến đến sự dung hợp và trong những trường hợp khác nhau nên
mở rộng sự tuyên xướng. Đối với việc kiến tạo nền văn minh đạo đức cho xã hội
hiện đại, tinh thần thập thiện rất cần thiết đối với mọi người và quốc gia.
Nói về vấn đề
Phật giáo thích nghi với xã hội hiện đại, có rất nhiều vấn đề đáng được chúng
ta nghiên cứu thâm sâu. Ở trên người viết đã nói đến vấn đề nhận thức và sự
thích ứng của đạo đức Phật giáo đối với hoàn cảnh xã hội và thế giới mới, mục
đích muốn giải thích đây là một trong những vấn đề quan trọng.
TN Nguyên
Liên (dịch)