(1)
Lời mở đầu[1] Ta nghe
như vầy: Một thuở nọ Đức Phật ở nơi vườn Kỳ Thọ, cấp Cô Độc nước Xá-Vệ,
cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị đại Tỳ kheo câu hội: đều là bậc
A La Hán mọi người đều quen biết, như là: Trưởng lão Xá-Lợi-Phất, Đại
Mục-Kiền-Liên, Đại Ca-Diếp, Ma-Ha Ca-Chiên-Diên, Ma-Ha Câu-Hy-La,
Ly-Bà-Đa, Châu-Lợi-Bàn-Đà-Già, Nan-Đà, A-Nan-Đà, La-Hầu-La,
Kiều-Phạm-Ba-Đề, Tân Đầu-Lư-Phả-La-Đọa, Ca-Lưu-Đà-Di, Ma-Ha Kiếp Tân Na,
Bạc-Câu-La, A-Nâu-Lầu-Đà, những vị đại đệ tử như thế. Và hàng Đại Bồ
Tát, Văn-Thù-Sư-Lợi: Pháp-Vương-Tử, A-Dật-Đa Bồ Tát, Càn-Đà-Ha-Đề Bồ
Tát, Thường-Tinh-Tấn Bồ tát... cùng với các vị Đại Bồ tát như thế và với
vô lượng chư Thiên như ông Thích-Đề-Hoàn-Nhơn..v..v.. đại chúng cùng
đến dự hội.
Đức PHẬT Thích-Ca Mâu-Ni đang thuyết pháp đến các đại Tỳ kheo, các Đại Bồ Tát, vô lượng chư Thiên và Phật tử.
Đức PHẬT bảo ngài Trưởng lão Xá-Lợi-Phất Đức PHẬT A-Di-Đà và thế-giới Cực-Lạc[2]
Bấy giờ đức Phật bảo ngài Trưởng lão Xá-Lợi-Phất rằng: "Từ đây qua
phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trong
thế giới đó có đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đương nói pháp.
Thế giới Cực Lạc do Đức PHẬT A-Di-Đà làm chủ
Đức PHẬT A-Di-Đà
Cõi đó vì sao tên là Cực-Lạc?[3]
Xá Lợi Phất! Cõi đó vì sao tên là Cực lạc? Vì chúng sanh trong cõi đó
không có bị những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên nước đó tên là
Cực Lạc.
Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có bảy từng bao lơn, bảy từng
mành lưới, bảy từng hàng cây, đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng,
vì thế nên nước đó tên là Cực Lạc. Xá Lợi Phất! Lại trong cõi
Cực Lạc có ao bằng bảy chất báu, trong ao đầy dẫy nước đủ tám công đức,
đáy ao thuần dùng cát vàng trải làm đất. Vàng bạc, lưu ly, pha lê hiệp
thành những thềm, đường ở bốn bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũng
đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não.
Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe: hoa sắc xanh thời ánh sáng
xanh, sắc vàng thời ánh sáng vàng, sắc đỏ thời ánh sáng đỏ, sắc trắng
thời ánh sánh trắng, mầu nhiệm thơm tho trong sạch. Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
Bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới, bảy từng hàng cây, đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng
Ao bằng bảy chất báu với hoa sen nhiều màu
Xá Lợi Phất! Lại trong cõi nước của đức Phật đó, thường trổi
nhạc trời, đất bằng vàng ròng, ngày đêm sáu thời rưới hoa trời mạn đà
la. Chúng sanh trong cõi đó thường vào lúc sáng sớm, đều lấy đãy hoa
đựng những hoa tốt đem cúng dường mười muôn ức đức Phật ở phương khác,
đến giờ ăn liền trở về bổn quốc ăn cơm xong đi kinh hành.
Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
Hoa và nhạc cõi TrờiLại
nữa, Xá-Lợi-Phất! Cõi đó thường có những giống chim mầu sắc xinh đẹp lạ
thường, nào chim Bạch hạc, Khổng-tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già,
Cọng-mạng; những giống chim đó ngày đêm sáu thời kêu tiếng hòa nhã.
Tiếng chim đó diễn nói những pháp như ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề
phần, bát thánh đạo phần..v..v.. Chúng sanh trong cõi đó nghe tiếng chim
xong thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng! Xá-Lợi-Phất! Ông
chớ cho rằng những giống chim đó thiệt là do tội báo sanh ra. Vì sao?
Vì cõi của đức Phật đó không có ba đường dữ.
Xá-Lợi-Phất! Cõi của đức Phật đó tên đường dữ còn không có huống gì
lại có sự thật. Những giống chim đó là do đức Phật A Di Đà muốn làm cho
tiếng pháp được tuyên lưu mà biến hóa làm ra đấy thôi. Xá-Lợi-Phất!
Trong cõi nước của đức Phật đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và
động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, thí như trăm nghìn thứ
nhạc đồng một lúc hòa chung. Người nào nghe tiếng đó tự nhiên đều sanh
lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
Những giống chim đẹp và hiếm Đức PHẬT đó vì sao hiệu là A-Di-Đà?[4] Xá-Lợi-Phất! Nơi ý ông nghĩ sao? Đức Phật đó vì sao hiệu là A Di Đà?
Xá-Lợi-Phất! Đức Phật đó, hào quang sáng chói vô lượng, soi suốt các
cõi nước trong mười phương không bị chướng ngại vì thế nên hiệu là A Di
Đà. Xá-Lợi-Phất! Đức Phật đó và nhân dân của Ngài sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nên hiệu là A Di Đà.
Xá-Lợi-Phất! Đức Phật A Di Đà thành Phật nhẫn nại đến nay, đã được mười kiếp. Xá-Lợi-Phất!
Lại đức Phật đó có vô lượng vô biên Thanh Văn đệ tử đều là bực A La
Hán, chẳng phải tính đếm mà có thể biết được, hàng Bồ tát chúng cũng
đông như thế.
Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
Đức PHẬT A-Di-Đà và nhân-dân của Ngài sống lâu vô-lượng vô-biên a-tăng-kỳ kiếp
Những ai được sanh về cõi Cực-Lạc sẽ gặp chư Thánh và chư Bồ-TátTại sao chúng sanh nên phải phát nguyện cầu sanh về nước đó ?
[5] Xá-Lợi-Phất! Lại trong cõi cực lạc, những chúng sanh vãng sanh vào đó đều là bực bất thối chuyển. Trong
đó có rất nhiều vị bực nhất sanh bổ xứ, số đó rất đông, chẳng phải tính
đếm mà biết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên a-tăng-kỳ để nói
thôi!
Xá-Lợi-Phất! Chúng sanh nào nghe những điều trên đây, nên phải phát
nguyện cầu sanh về nước đó. Vì sao? Vì đặng cùng với các bậc Thượng
thiện nhơn như thế câu hội một chỗ. Xá-Lợi-Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó.
Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức
Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một
ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc
sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không tạp loạn. Thời người đó đến lúc
lâm chung đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người
đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về
cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.
Xá-Lợi-Phất! Ta thấy có sự lợi ích ấy nên nói những lời như thế. Nếu có chúng sinh nào, nghe những lời trên đó, nên phải phát nguyện sanh về cõi nước Cực Lạc.
Đức PHẬT A-Di-Đà, chư Bồ-Tát và chư Thánh đón chào hành-giả niệm PHẬTCác Đức PHẬT ở phương Đông ngợi khen công đức của Đức PHẬT A-Di-Đà
[6]
Xá-Lợi-Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức lợi ích chẳng thể nghĩ
bàn của đức Phật A Di Đà, phương Đông cũng có đức A-Súc-Bệ-Phật,
Tu-Di-Tướng Phật, Đại-Tu-Di Phật, Tu-Di-Quang Phật, Diệu-Âm Phật; Hằng
hà sa số những đức Phật như thế đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi
rộng dài trùm khắp cõi Tam thiên Đại thiên mà nói lời thành thật rằng:
"Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công
Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".
Chư PHẬT ở phương Đông
Các Đức PHẬT ở phương Nam ngợi khen công đức của Đức PHẬT A-Di-Đà[7]
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Nam, có đức Nhật- Nguyệt-Đăng Phật,
Danh-Văn-Quang Phật, Đại-Diệm-Kiên Phật, Tu Di-Đăng Phật,
Vô-Lượng-Tinh-Tấn Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại
nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên
mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh:
Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".
Chư PHẬT ở phương Nam
Các Đức PHẬT ở phương Tây ngợi khen công đức của Đức PHẬT A-Di-Đà[8]
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Tây, có đức Vô Lượng-Thọ Phật,
Vô-Lượng-Tướng Phật, Vô-Lượng-Tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại-Minh Phật,
Bửu-Tướng Phật, Tịnh-Quang Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như
thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam
thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải
nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở
Hộ Niệm Này".
Chư PHẬT ở phương TâyCác Đức PHẬT ở phương Bắc ngợi khen công đức của Đức PHẬT A-Di-Đà[9]
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Bắc, có đức Diệm-Kiên-Phật, Tối-Thắng-Âm
Phật, Nan-Trở Phật, Nhựt-Sanh Phật, Võng-Minh Phật... Hằng hà sa số
những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài
trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng
sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất
Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".
Chư PHẬT ở phương Bắc
Các Đức PHẬT ở phương dưới ngợi khen công đức của Đức PHẬT A-Di-Đà[10]
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương dưới, có đức Sư-Tử Phật, Danh-Văn Phật,
Danh-Quang Phật, Đạt-Mạ Phật, Pháp-Tràng Phật, Trì-Pháp Phật... Hằng hà
sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng
dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng:
"Chúng sanh các ngươi phải nên tin Kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công
Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".
Chư PHẬT ở phương dưới
Các Đức PHẬT ở phương trên ngợi khen công đức của Đức PHẬT A-Di-Đà[11]
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương trên, có đức Phạm-Âm Phật, Tú-Vương Phật,
Hương-Thượng Phật, Hương-Quang Phật, Đại-Diệm-Kiên Phật, Tạp-Sắc
Bửu-Hoa-Nghiêm-Thân Phật, Ta La-Thọ-Vương Phật, Bửu-Hoa Đức Phật,
Kiến-Nhất-Thiết-Nghĩa Phật, Như-Tu-Di-Sơn Phật... Hằng hà sa số những
đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm
khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các
ngươi phải nên tin Kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết
Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".
Chư PHẬT ở phương trên
Vì sao Kinh này có tên là Kinh Nhứt-Thiết Chư PHẬT Sở Hộ-Niệm?[12] Xá-Lợi-Phất! Nơi ý của ông nghĩ thế nào, vì sao tên là Kinh: Nhứt-Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm?
Xá-Lợi-Phất! Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này
mà thọ trì đó, và nghe danh hiệu của đức Phật, thời những thiện nam tử
cùng thiện nữ nhân ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được
không thối chuyển nơi đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Xá-Lợi-Phất! Cho nên các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói. Xá-Lợi-Phất!
Nếu có người đã phát nguyện, hiện nay phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn
sanh về cõi nước của đức Phật A Di Đà, thời những người ấy đều đặng
không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác; nơi cõi nước
kia, hoặc đã sanh về rồi, hoặc hiện nay sanh về, hoặc sẽ sanh về.
Xá-Lợi-Phất! Cho nên các thiện nam tử thiện nữ nhân nếu người nào có lòng tin thời phải nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.
Những việc làm công-đức và phước-đức được khuyến-khích để được sanh về Thế-giới Tây-Phương Cực-Lạc.
(Nói chung là Tịnh-Nghiệp, cụ thể là tu-hành Thập Thiện (10 điều (nghiệp) lành) và tu-hành theo 10 hạnh lớn của Bồ-Tát Phổ-Hiền (Phổ-Hiền Hạnh-Nguyện), v.v… Tuy nhiên niệm-PHẬT vẫn là chính).
Chư PHẬT ngợi khen công-đức của Đức-PHẬT Thích-Ca Mâu-Ni [13]
Xá-Lợi-Phất! Như ta hôm nay ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của
các đức Phật, các đức Phật đó cũng ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn
của Ta mà nói lời nầy: "Đức Thích Ca Mâu Ni Phật hay làm được việc rất
khó khăn hi hữu, có thể ở trong cõi Ta Bà đời ác năm món trược: kiếp
trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược trung,
mà Ngài chứng được ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài vì các
chúng sanh nói kinh pháp mà tất cả thế gian khó tin này". Xá-Lợi-Phất!
Phải biết rằng Ta ở trong đời ác ngũ trược thật hành việc khó này: đặng
thành bậc Vô Thượng Chánh Giác và vì tất cả thế gian nói kinh pháp khó
tin này, đó là rất khó!
Đoạn-kết[14]
Đức Phật nói kinh này rồi, ngài Xá-Lợi-Phất cùng các vị Tỳ kheo, tất cả
trong đời: Trời, Người, A-Tu-La, v..v.. nghe lời của đức Phật dạy, đều
vui mừng tin nhận đảnh lễ mà lui ra. Phật nói kinh A Di Đà.
---o0o---Khi thuyết Pháp xong, Đức PHẬT Thích-Ca Mâu-Ni trở về cùng với Bồ-Tát Văn-Thù, Bồ-Tát Phổ-Hiền và các Ngài khác
Chấm-dứt bài Kinh A-Di-Đà được thuyết bởi Đức-PHẬT Thích-Ca Mâu-Ni.Trình bày: Tâm Tịnh.