Khác hẳn với đời giữa hai thế giới hoàn toàn khác biệt. Cả lời nói, cử
chỉ, dáng đi và trang phục cho đến cách ăn, ngủ đều phải nghiêm trang
gìn giữ oai nghi từng chi tiết một.
Điều
đó có phải chăng là những gì cốt yếu mà người tu xuất gia như Tôi cần
phải có. Nhớ lại cái bước đầu khi Tôi mới chập chững bước vào đạo, với
một ít kiến thức Phật pháp còn hạn hẹp mà Tôi được tiếp thu từ cái
truyền hình vô tuyến của gia đình, chắc nhờ đó mà Tôi đã dần dần thâm
nhập những lời dạy cao thâm của đức Phật nào là: “con người ta cứ
mãi say đắm trong bể dục vọng mà không hay biết, cứ để những ngày trôi
qua là những chuỗi ngày sanh diệt, cái khổ đau của kiếp người, sanh,
già, bệnh, chết nó sẽ mãi chia phối ta, từ kiếp này đến kiếp khác mà ta
cứ mãi thờ hay quá lạnh nhạt với chúng, sống trong cái vui giã huyễn mà
tưởng là chất thật, để khi chợt mình tỉnh giấc thì chỉ là sự muộn màng
hối hận, một khi thân thể đang nằm yên bất động để dần dần đưa ta đến
cái chết, sự chấm dứt của kiếp người, mà không một ai chánh khỏi.."
Ôi!
biết bao những giáo lý cao thâm mà Tôi được nghe. Phải chăng Tôi như
một con nai con đang lạc lối vơ bơ mà tìm được bày đàn, như một người
trên sa mạc nóng cháy mà tìm được dòng suối mát. Chắc kể từ ấy trong đầu
Tôi đã ẩn hiện lên với biết bao ý nghĩ về cuộc đời, về kiếp người giã
tạm mõng manh như sợi chỉ mành trang treo lơ lững giữa không trung mà
dưới nó là cả một khối đá nặng nề, để rồi không biết sợi chỉ sẽ bao giờ
đứt. Và cuộc đời mình sẽ đi về đâu, cái hồi bảo lý tưởng xuất gia làm
người tu sĩ, sống đời bình dị đã bắt đầu xuất hiện trong tâm thức Tôi.
Nhưng
chắc không dám nói nên lời vì khi đó Tôi thừa biết Mẹ mình là một người
khó tính và đắn đó, chắc sẽ không bao giờ chấp nhận cho Tôi ra đi, chắc
sẽ la rày cho một trận với những ý tưởng khác người của Tôi. Tôi biết
nếu mở lời là Mẹ sẽ đau lòng và sẽ suy nghĩ thật nhiều, nhất là đứa con
trai út, Mẹ sẽ không bao giờ chấp nhận. Nhưng chắc Tôi còn quá nhỏ để
nói lên sự xuất gia tu hành khi biết làm đời tu sĩ là cả một vấn đề của
đời người với biết bao khó khăn và gian khổ của chốn thiền môn lãnh lẽo.
Chắc
tại Tôi muốn thế, để rồi lại phải mở lời với Mẹ. Nhân duyên quả thật là
chẳng ai ngờ nó đến với Tôi trong sự phủ phàng và nhạc nhẽo khi bên
cạnh đó là một người hàng xóm khá kì thị với những ai xuất gia tu hành.
Cô ấy nói: “Trời cô mà cho con cô đi tu thì sai lầm rồi, tu khổ lắm,
phải thức khuya dậy sớm, làm việc thì cả ngày, ăn uống thì lạc lẽo, đi
đứng thì chậm chạp, nói năng thì rụt rè, ăn mặc thì khác người, mà hình
như chắc người tu là những người do kiếp trước ăn ở ra sao, nên kiếp này
phải đi tu để trả nợ cho đời”.
Tôi nghe mà như sét đánh
ngang tai với những lời khá thô thiểng của Cô ấy, bên cạnh đó là cả một
ánh mắt lạnh nhạc và kì thị những người xuất gia tu hành, với một mớ
kiến thức hẹn hẹp riêng tư của mình mà để đánh giá những người xuất gia
như thế thì quả thật đó là một điều khá ít kỉ. Chắc tại vì Cô ấy chưa
bao giờ tìm hiểu được một ít giáo lý nào của đức Phật, mà chỉ nhìn ở bề
ngoài để nhận định khá sai lầm như thế.
Tôi nhìn Mẹ mà chẳng nói
được gì, khi trong đầu đang lo rầu và ám ảnh với những câu nói của Cô
ấy, trong tâm Tôi thì loạn xạ với những suy nghĩ, không biết Mẹ sẽ phản
ứng ra sao, chắc Mẹ sẽ la cho một trận ra trò, hay đứng lên và đánh cho
một vố nhớ đời với những ý nghĩ của Tôi.
Nhưng tại sao Mẹ lại
lặng thinh chẳng nói lời nào, nhìn Tôi với ánh mắt đầy thương xót vô
vàng, chắc Mẹ sẽ nghĩ là tại sao con mình lại có những ý nghĩ như thế,
khi nó thừa biết chuyện xuất gia là cả một đời người, không biết nếu
mình chấp nhận cho nó ra đi thì liệu nó có đủ nghị lực để đi hết con
đường hay không, hay rồi lại bỏ cuộc giữa đường, cuộc đời nó sẽ đi về
đâu khi bên cạnh đó là những ánh mắt thì thị của bà con lối xóm.
Xa
Mẹ, xa gia đình liệu nó có chiệu nỗi không khi từ lúc lọt lòng đến nay,
nó luôn được sự cưng chiều và bảo bọc của Mẹ và tình thương của mọi
người dành trọn cho nó. Nơi chốn thiền môn sống đời tự lập chắc nó sẽ
khổ khi lứa tuổi còn quá ngây dại. Để rồi những buổi chiều buồn ngồi lại
nhớ con không biết ở phương trời đó nó sống ra sao khi không có Mẹ bên
cạnh.
Ôi ! biết bao ý nghĩ mà Mẹ dành trọn cho Tôi! Vì Tôi biết
Mẹ nhìn Tôi rất lâu mà chằng nói lời nào. Nhưng để rồi với một câu trả
lời khá lạnh lùng Mẹ nói “để con lớn lên chút nữa, suy nghĩ cho chín chắn thì sẽ tính sau”
và kể từ đó cái ý định xuất gia lại cứ mãi ẩn hiện trong Tôi, luôn nuôi
dưỡng và ấp ủ nó. Nhưng Phật pháp thì thậm thâm vi diệu khi duyên lành
đã đến với Tôi là Mẹ nói lời chấp nhận.
Vì Tôi biết Mẹ tôi đã
phần nào thấm thía về nỗi khổ của cuộc đời, tất bậc hơn thua rồi cũng
bỏ, tranh giành chiếm đoạt có gì đâu, xa lìa ân nghĩa vì danh lợi, thử
gẫm cuộc đời như bể dâu, cả cuộc đời cứ mãi chạy theo cái vòng xoáy của
tiền, tài, danh, lợi nhưng khi nhắm mắt xuôi tay thì chẳng đem được gì,
phải chăng ta như công dã tràng ra công tô đắp để rồi sóng xô bờ lại vỡ
tan. Chắc Mẹ nghĩ như thế! mà đã bằng long chấp nhận hy sinh, vì Mẹ
không muốn cuộc đời của con mình lại tiếp tục giẫm lên dấu chân cũ của
mình đã từng đi qua.
Nói lời chấp nhận mà lòng Mẹ đau lắm, nhưng
đành bóp bụng, gạt dòng nước mắt nói lời từ giã trong sự cô đơn và lãnh
lẽo, vì Mẹ biết từ nay Mẹ đã thật sự mất đi một người con thân thương,
niềm an ủi của đời mình nay đã ra đi biền biệt. Để rồi Mẹ lại âm thầm
trở về trong sự cô liêu và buồn tẻ khi chẳng còn con bên cạnh, người lại
tiếp tục vươn mình sống với đời dù biết trước mặt là khổ đau và khó
nhọc của kiếp người.
Và rồi kể từ ngày ấy Tôi đã là người tu sĩ
với một lối sống hoàn toàn mới, khác biệt với đời, biết bao khó khăn và
chắc trở khi mới bước đầu nhập đạo làm người tập sự, những tập nhiễm và
thói quen ở đời nó cứ mãi đeo bám Tôi, đòi hỏi mọi điều nào là ham ăn,
mê ngủ, thích vui đùa, hồn nhiên và giỡn hớt nhưng người tu thì chẳng ai
mà chấp nhận điều đó. Tôi phải kiềm chế và cố gắng giữ gìn để sống cho
Tốt với con đường mình đi, có lúc Tôi như muốn bỏ cuộc buông xuôi mặt
cho nghiệp quả nó chuyển xoay. Nhưng nghĩ lại cái lý tưởng cao cả và
những hoài bão lớn lao của mình, hình như đó là mãnh lực thiêng liêng nó
đang ẩn chứa một sức mạnh vô hình để thức đẩy cho Tôi lại tiêp tục tiến
lên, đừng bao giờ gục ngã, để rồi Tôi mới biết một điều là cả đời người
sống chọn vẹn với đạo thì không phải chuyện dễ làm, khi sự đấu chiến
của nội tâm, những cảm bãy của cuộc đời nó như vòng xoáy cuốn hút những
ai mà thiếu nghĩ lực hàn yếu và lý tưởng lớn lao để rồi nó vùi dập. Nhờ
đó mà Tôi luôn tâm niệm rằng “Trước sự thành công rực rỡ thì đằng sau nó là cả sự nỗ lực phi thường, có khi ta phải chấp nhận sự khổ đau và đánh đổi”.
Vậy
xin hãy cho Tôi được sống mãi trọn vẹn với con đường mà Tôi đã chọn, vì
Tôi biết mình chính là người hạnh phúc nhất với những người còn đang
khổ đau trong kiếp người vô tận, dù cho hoàn cảnh có đổi thay, thế sự có
thăng trầm thì xin mãi được làm người con Phật, sống đời bình dị, luôn
nhìn đời với ánh mắt của tình thương và hiểu biết, để mãi mãi được đắm
mình trong hạnh phúc của chánh pháp Phật đà. Chắc đó là những hoài bão,
những ước mong bình dị nhất mà Tôi đang mong muốn và tìm cầu và đó cũng
chính là sự ưu đãi lớn lao nhất mà cuộc đời và Phật pháp đã dành trọn
cho Tôi.