Facebook đang
trở thành nơi mà nhiều người vào đấy để uy hiếp người khác. Theo thống kê năm
ngoái của Công ty an ninh mạng McAfee, việc uy hiếp người khác trên mạng internet
xuất hiện trên Facebook nhiều hơn bất kỳ một trang web nào khác. Có đến 92%
thiếu niên được hỏi, trả lời là đã từng thấy việc uy hiếp nhau trên Facebook.
Hiện nay, Facebook là một trang mạng xã hội được rất nhiều người sử dụng
Vào năm 2010,
Giám đốc kỹ thuật Facebook, ông Arturo Bejar đã quyết định tiến hành một số
việc để hạn chế sự uy hiếp nhau trên Facebook. Sau khi tham dự buổi pháp thoại
về sự tử tế tại hội thảo Trí tuệ lần thứ hai, ông Arturo Bejar nhận thấy cần
phải áp dụng tinh thần từ bi vào nguyên tắc hoạt động cốt yếu của Facebook.
Ông Bejar
thiết lập những ngày nghiên cứu về tâm từ bi và đem vấn đề này vào trong môi
trường học thuật, từ Đại học Berkeley, Yale, đến Đại học Stanford để dạy cho
sinh viên hiểu về khái niệm từ bi trong đạo Phật, một khái niệm có khả năng
khơi dậy nguồn cảm hứng lớn lao nơi mỗi người.
Những sinh
viên từ các trường đại học ấy đã đề nghị Facebook tạo ra những công cụ báo cáo
mang tính cá nhân, mang tính hội thoại và biểu hiện cảm xúc nhiều hơn. Thay vì
kéo người khác vào (bằng công cụ tag trên Facebook) như là một cách quấy rối,
người dùng có thể nói “Tag như thế là đang quấy rối”.
Các nhà điều
hành Facebook cho biết, thời gian đầu chỉ đưa ra một vài thay đổi nhỏ, nhưng
chúng đã thay đổi thói quen của người dùng ít nhất là
30%. Những thay đổi sau này sẽ bao gồm cả những thông điệp mang tính cá nhân
hóa và thậm chí là hình thành nét văn hóa “xin vui lòng - please” trong khi sử dụng Facebook.
Từ bi là một
khái niệm cốt tủy trong đạo Phật, thể hiện sự nối kết tất cả mọi người lại với
nhau và như Shactman đã nhấn mạnh, không có nơi nào khác thể hiện sự nối kết rõ
ràng hơn Facebook. Vì thế, các nhà lãnh đạo Facebook đang cố gắng vận dụng tinh
thần Phật giáo vào việc thiết lập trang, nhằm hướng người dùng Facebook sử dụng
nó một cách tích cực và văn minh hơn.
Minh Phú
(Theo Business Insider)