Cuộc đối thoại trên của nhóm học trò còn khoác đồng
phục diễn ra trước cổng chùa Vĩnh Nghiêm trưa ngày 6/2 tuy ngắn gọn
nhưng với khả năng ăn to nói lời cùng… lời lẽ rất phản cảm nơi linh
thiêng đông đúc nên lọt tai nhiều người đứng gần đó.
Mặc cho những ánh mắt khó chịu, những cái lắc đầu
xung quanh, nhóm bạn 5 – 6 người cả nam lẫn nữ cùng cười hô hố, cùng kéo
tay nhau rồng rắn đi vào chùa để thắp hương làm lễ.
|
Nhiều bạn trẻ đốt quá nhiều nhang khi lên chùa
|
Trước đó mấy ngày, khi lên chùa Châu Núi Sơn Tự ở
Bình Dương – ngôi chùa thu hút rất nhiều bạn trẻ đến cầu duyên – tôi
không khỏi giật mình khi thấy hình ảnh một bạn gái tầm tuổi 20 chưng
chiếc áo quây ngực màu đỏ hở nửa phần trên thân đi kèm chiếc quần sooc
jean, miệng tóp tép nhai kẹo cao su đi vào chùa cùng vái. Hầu hết mọi
người không thể không đổ mắt về hướng cô gái.
Da trắng, dáng người cao nhỏ, không thể phủ nhận cô
gái ăn mặc “bắt mắt” nhưng lúc này chắc chắn mọi người nhìn không phải
để khen cô xinh mà lắc đầu ngán ngẩm không hiểu nổi nhận thức của cô để ở
đâu. Đã đến chùa để cầu may, cầu an, cô gái phải biết đây không phải là
quán bar hay điểm vui chơi nhảy nhót với bạn bè.
Những năm gần đây, rất nhiều bạn trẻ đi chùa để tìm
sự bình an hay những giây phút thư thái. Nhất là dịp đầu năm, đi chùa
trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt cũng thu hút rất
nhiều bạn trẻ.
Thế nhưng, không ít bạn đi theo phong trào, chưa
hiểu hết nét văn hóa chốn linh thiêng này cũng như chính phông văn hóa
của bản thân có vấn đề. Thế nên khi đi chùa họ “dắt” theo hình ảnh, lời
nói, hành động vô cùng phản cảm như làm trái các quy định ở chùa, ăn mặc
hở hang, không phù hợp, nói bậy, chửi tục…
|
Họ làm ngơ với quy định mỗi người chỉ thắp 1 đến 3 nén nhang
|
Không ít bạn gái khi đi chùa nhưng mặc quần sooc,
mặc đầm…. Đã vậy, không ý tứ nhìn trước nhìn sau mà có bạn còn thoải mái
quỳ lạy cúng vái làm nhiều người khác phải tím tái mặt mày. Hay có bạn
đốt từng bó nhang lớn ung dung đi vào chùa làm ngơ với quy định mỗi
người chỉ đốt 1 đến 3 nén nhang.
Bác Nguyễn Thị Dần, một phật tử nhà ở P.Bình Thọ, Q.
Thủ Đức cho hay, nhiều hôm đi chùa bà mà phải quay mặt khi thấy nhiều
bạn trẻ… mặc váy cúi đầu thắp hương vái lạy mà không ngó ngàng gì phía
sau hay có những hành động tình tứ rất vô duyên.
“Hình ảnh nam nữ yêu nhau dắt tay nhau đi chùa rất
đẹp, đằng này có nhiều cô cậu ngồi ở ghế đã nhà chùa mà không ngại gác
tay, gác chân âu yếm. Tôi già rồi nhìn thấy xấu hổ lắm”, bà Dần nói.
Nói về văn hóa đi chùa của nhiều người, nhất là các
bạn trẻ, chuyên gia tâm lý Lý Thị Mai chia sẻ, một số ngôi chùa nước
ngoài khách muốn vào phải ăn mặc nghiêm túc, mặc đẹp nếu không sẽ bị cấm
từ cửa.
Còn ở mình đi chùa nhưng thích mặc thế nào thế nào
cũng được, thích làm gì cũng được, nói gì cũng xong… chẳng sợ bị cấm.
Thế nhưng, điều đó cho thấy văn hóa ứng xử của họ chưa tốt, hình ảnh của
họ sẽ xấu đi trong mắt người khác. Bởi cách ăn mặc phù hợp trong từng
hoàn cảnh cũng như cử chỉ, lời nói phản ánh văn hóa, nhận thức của mỗi
người và giáo dục của gia đình.
Theo Dân trí