05/02/2014 22:19 (GMT+7)
Số lượt xem: 1645
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Nếu ngay từ những năm đầu đời và cho đến suốt cả tuổi thanh thiếu niên mà trẻ em được thấm nhuần những giá trị cao đẹp của đạo Phật thì thật may mắn cho các em biết bao. May mắn và hạnh phúc cho các em cũng chính là may mắn và hạnh phúc cho gia đình và xã hội


cho một năm mới thì tuổi trẻ là khởi đầu cho một đời người, và cứ cho là con người sống được 80 hay 100 năm đi thì cái mùa xuân đời người ấy cũng dài lắm, nhưng 20 hoặc 25 năm cho việc học hành giáo dục để thành người trưởng thành. 

Song việc học tập của con người lại “bắt đầu từ rất sớm  ngay từ khi sinh ra. Những kinh nghiệm của trẻ nhỏ trong những năm đầu đời còn lâu trước khi chúng bắt đầu đi học đã tạo ra một nền tảng cho việc học tập sau này” (chương 1 cuốn nền tảng vững chắc Giáo dục và chăm sóc mầm non UNESCO). 

Vì vậy, không lấy gì làm ngạc nhiên rằng nhiều nước đưa chương trình giáo dục Phật giáo vào ngay từ giai đoạn mẫu giáo (như Singapore cho các trường thuộc Phật giáo, Thái Lan…)

Thông điệp của UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc) “3 năm đầu đời cơ hội cho cả đời người” cho chúng ta thấy việc giáo dục sớm có tầm quan trọng như thế nào. Nếu ngay từ những năm đầu đời và cho đến suốt cả tuổi thanh thiếu niên mà trẻ em được thấm nhuần những giá trị cao đẹp của đạo Phật thì thật may mắn cho các em biết bao. May mắn và hạnh phúc cho các em cũng chính là may mắn và hạnh phúc cho gia đình và xã hội. 

Một xã hội mà có toàn những công dân hiểu và hành theo luật nhân quả, biết giữ gìn năm giới, không tham sân si, biết từ bi hỷ xả, biết tu tập thiền quán để giữ được chánh niệm trong mọi công việc thì làm gì có nhiều tội ác phát sinh và kẻ phạm tội.
 
Luật pháp chỉ để trừng trị khi tội ác hiện hình còn luân lý, đạo đức và lối sống đạo là để ngăn ngừa từ mầm mống. Đạo Phật không phải là một tôn giáo theo lối nghĩ thần quyền, mà đúng hơn đạo Phật là một triết lý sống để đem lại hạnh phúc cả về thân và tâm cho con người.

Vẫn biết có câu rằng: “Thân người khó được, Phật pháp khó gặp” (nhân thân nam đắc, Phật pháp nan phùng), song mong các bậc cao tăng, các Chư tăng, ni và các phật tử hãy vì sự anh lành cho mọi người, gia đình và xã hội mà tạo duyênPhật pháp cho thế hệ trẻ.

Các nhà giáo dục và các bậc lãnh đạo tôn giáo hãy cùng hợp tác, thảo luận để có thể đưa những giá trị cao đẹp của Phật giáo vào chương trình giảng dạy chính khóa hoặc các chương trình ngoại khóa. Có biết bao nhiêu câu chuyện và tấm gương về những con người đã được chuyển hóa nhờ đạo Phật, những khóa tuPhật thất ở chùa Hoằng Pháp hay các thiền viện khác trên cả nước đã đem lại những đứa con ngoan cho bao gia đình, vì vậy hãy cho em được hưởng những lời Pháp nhũ này ngay ở nhà trường, chứ không đợi đến các khóa tu mùa hè, mà chưa phải đã tổ chức được trên cả nước.

Những lời tán than Phật pháp sau đây (do tác giả bài này dịch từ nguyên văn tiếng Anh trong cuốn Buddhism - key stage II < Đạo Phật-Sách giáo khoa giai đoạn II> Tổ chức giáo dục Phật giáo Vương quốc Anh xuất bản năm 2002, được sử dụng cho học sinh lứa tuổi từ 7 đến 11 tuổi) cho chúng ta thấy những lợi ích không thể nghĩ bàn mà đạo Phật mang đến cho con người và đất nước:

“Bất cứ ở nơi nào mà những lời dạy của đức Phật được phát triển và thực hiện. Dù ở các đô thị hay ở những vùng nông thôn thì người dân sẽ được hưởng những lợi ích không thể tưởng tượng nổi. Đất nước và con người sẽ được bao bọc bởi hòa bình. Gió, mưa luôn thuận hòa và chẳng có thiên tai nào xảy đến. Các dân tộc sẽ luôn thịnh vượng và chẳng còn cần đến những người lính hay vũ khí làm gì (There would be no use for soldiers or weapons)

Mọi người sẽ sống theo luân lý, đạo đức và tuân thủ luật pháp. Họ sẽ cư xử đúng mực, tử tế và khiêm tốn và mọi người đều hài lòng vì không có những bất công. Sẽ chẳng có một kẻ trộm nào mà cũng không có bạo lực và ai nấy đều có phần công bằng của mình”

Diệu Thanh Đỗ Thị Bình/Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 1 năm 2014 


Âm lịch

Ảnh đẹp