Stress
là trạng thái tâm lý phát sinh phổ biến từ khi nền kinh tế bước sang
thời kỳ công nghiệp hoá, với những sôi động, bận rộn, trong đó, áp lực
thời gian công việc trở nên căng thẳng, con người mệt mõi với công ăn
việc làm đến nỗi không còn thì giờ sống cho nhau, như những năm tháng xa
xưa của xã hội nông nghiệp. Đã có một thời, danh từ “alienation” – tha
hoá, trở nên phổ biến trong xã hội học, văn học, và cả trên những phương
tiện giải trí như phim ảnh trong thập niên 50-60 của thế kỷ 20 .
Sau
này, stress chính thức được dùng để chỉ trạng thái tâm lý đặc biệt ,
sinh khởi trong bối cảnh văn minh công nghiệp hiện đại từ hậu bán thế kỷ
20 đến nay . Stress khá phổ biến tại Tây phương, nhất là sau cơn chấn
thương tinh thần của làn sóng mất việc làm, thu nhập xuống thấp, thuế má
tăng cao trong thời kỳ suy thoái kinh tế tài chính, làm rất nhiều người
dân phải rơi vào trong lo âu, phiền muộn .
Ai
trong cuộc đời, cũng đã từng trãi nghiệm qua những stress lớn nhỏ khác
nhau, trong đó, thuở ấu thơ, là những giận dỗi, khóc lóc đến cãi nhau
với cha mẹ anh em ; lớn lên với những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong gia đình,
nơi làm việc.
Tại
Việt nam, ở các thành phố lớn, tuy ít có biểu hiện tâm thần stress bởi
suy thoái kinh tế, nhưng lại có những stress do những nguyên nhân khác
như là hệ luỵ của suy thoái kinh tế . Với nhịp sống cao, 24/24 giờ, dân
thị thành ít có thời gian gần gũi nhau, đến nỗi láng giềng sát vách mà
vẫn không quen biết nhau ! Thông thường, những stress hay xảy ra trong
những bối cảnh mà phần lớn thời gian, con người thường xuyên hoạt động
và sống trong đó : gia đình và nơi làm việc .
Trong
hai bối cảnh ấy, có rất nhiều điều bất như ý nho nhỏ luôn xảy ra, những
mâu thuẫn vụn vặt gây trắc trở trong ý muốn hay trong việc chung , việc
riêng ; hoặc những điều phiền toái gây sự rối trí cho bản thân hay
những cách đối xử lẫn nhau không hợp lý, những bất công .… nhất là do
những công việc sắp xếp không hợp lý, không khoa học, hoặc là sự sắp xếp
rất chủ quan bởi sự dính mắc, ôm đồm, bao cấp trong những việc mà lẽ ra
phải được phân công hợp lý …... mà những ôm đồm ấy lại can thiệp sâu
vào cuộc sống riêng tư, ước muốn riêng tư của người khác .
Cũng
có khi trong quá khứ, những thất bại cay đắng bị dồn nén, hoặc khi mới
vừa về hưu, sự hụt hẫng trong khoảng không-thời-gian mới mẽ xa lạ, mà
chẳng có việc làm nào để lấp đầy khoảng không-thời-gian trống vắng, hoặc
tìm lại khoảng thu nhập như xưa …
Thông
thường, nữ giới có nhiều uất ức vụn vặt hơn nam giới, vì họ cũng có
những stress tự thân do sự thay đổi tâm sinh lý như trong chu kỳ hành
kinh hay mang thai . Mặt khác, người phụ nữ nhạy cảm nên cảm thấy rằng
mình bị tổn thương hay bị xúc phạm, trong gia đình cũng như tại nơi làm
việc, bởi vì người nữ dính mắc rất sâu vào cái “tôi” và cái “của tôi”.
Tại nơi làm việc, thì những áp lực thời gian trong công việc, những trắc
trở trong thăng tiến…, ở gia đình là sự quan tâm quá mức cần thiết đối
với người thân thiết như chồng, con, cha, mẹ, con, cháu, dâu rễ… .để dẫn
đến bao cấp, lu bu, không còn thời gian nghĩ ngơi, không còn thời gian
rãnh rỗi để hưởng thụ không khí đầm ấm của gia đình, lúc ấy, cái “tôi”
cảm thấy không được ve vuốt, không được mang ơn, không được chú ý quan
tâm…. rồi stress xảy ra . Người phụ nữ thành thị khi có vấn đề về
stress, thì thiếu vắng đi sự an ủi của cộng đồng, xã hội, vì con người
thành thị dù gần nhau, nhưng thật là xa nhau . Do đó, họ chỉ còn duy
nhất một chỗ dựa, là gia đình . Những gia đình không êm ấm đã làm phụ nữ
đau khổ biết bao nhiêu !
Đối
với nam giới, sự kiện vụn vặt nếu có xảy ra, lại thuộc về nơi làm việc
nhiều hơn, nơi mà nam giới đang mong cầu thăng tiến …. Những trắc trở
ấy, những áp lực nhức đầu ấy, nam giới thường tìm nguồn xoa dịu, an ủi
nơi gia đình . Một gia đình thiếu êm ấm, là nơi nam giới dễ bùng phát
những cơn stress .
Ngoài
ra, nam giới cũng dễ bùng phát stress sau khi đã dùng qua rượu, mà
những cơn bùng phát ấy, là một phần của vấn nạn “bạo lực gia đình” và cả
bạo lực xã hội. Thế nhưng, rượu lại đổ ra xã hội Việt Nam ngày càng
nhiều hơn nữa !
Tại
nông thôn, đời sống có vẻ bề ngoài an nhàn, con người gần gũi nhau, nên
stress ít xảy ra hơn . Tuy nhiên vẫn có stress do áp lực cuộc sống kinh
tế nghèo túng, lại ít học, nhận thức kém, kèm theo tệ nạn rượu bia, cờ
bạc, nên vẫn xãy ra những vụ “bạo hành gia đình” .
Như
vậy, stress ở thành thị, nhất là những thành thị tập trung đông dân,
phát triển nhanh, với nhịp sống 24/24 giờ, rất dễ có cơ hội xảy ra hơn
là nông thôn, và khi xảy ra thì trầm trọng hơn ở nông thôn rất nhiều .
Những
điều trắc trở ấy phát sinh do kết sử xa xưa tiềm miên trong người,
những kết sử ấy, khi hội đủ điều kiện như những mâu thuẫn nho nhỏ xảy ra
, hoặc do áp lực về thời gian công việc, chúng biến thái trở thành
những uất ức vụn vặt để trong lòng, thành những kết sử mới . Tình trạng
tiếp tục tích lũy thêm những bức rứt nho nhỏ ấy trong lòng lâu ngày,
giống như dây đàn được căng cứng dần dần, đã dẫn đến những sự căng thẳng
trong nội tâm một cách âm thầm mà bản thân không biết, chỉ cảm nhận
được sự mệt mõi, ăn không ngon, ngủ không yên giấc hay ngủ mê mệt …, về
tinh thần thì kém sáng suốt, thường hay nỗi cáu hoặc buồn tủi, bất mãn .
Đến khi dây đàn căng cứng đến cực độ, thì đứt phăng đi, đưa đến những
cơn stress tuôn trào như bộc lưu, như ngọn lửa tàn phá, cuốn trôi hành
vi con người trong sự vô minh của stress .
Những
bất như ý ấy luôn luôn xuất phát từ các trạng thái tinh thần tâm lý rất
căn bản của con người, các căn Tham, Sân và Si thầm lặng trong mỗi
người, đã chi phối các hành vi đáp ứng và ứng xử âm tầm trong ý thức như
thế, chúng là hệ thống Cảm Thọ (Thọ uẩn), hệ thống tưởng tượng (Tưởng
Uẩn) và hệ thống đáp ứng và hứng xử (Hành Uẩn) . Và bối cảnh tâm lý như
thế, trở thành những “nút thắt” tâm lý, Phật giáo gọi là những “kết sử”
là những nội kết, nó sai sử con người mà con người không ý thức được (Thức Uẩn).
Từ
khi còn trẻ con cho đến suốt cuộc sống hiện tiền, do bởi sự hành hoạt
của căn bản tham, sân, si, luôn luôn xuất hiện nhiều trạng thái bị dồn
nén ấy, tuỳ theo cường độ của cảm thọ, mà làm thành những “nút thắt”
khác nhau trong tâm lý, đó là áp suất của những cảm thọ bất như ý, những
điều đó, những cảm xúc sợ hãi hay giận dữ chìm trong vô thức, biến
thành những chủng tử chìm trong Alaya thức, chúng sinh sôi và biến thái
một cách âm thầm, để khi có đủ những nguyên nhân phát sinh và điều kiện
phát triển, chúng bùng phát các cơn chấn động tinh thần tâm lý, đó là
nguyên nhân dẫn đến những đợt hưng cảm, trầm cảm, stress… Do vậy, stress
sinh khởi và kết tủa từ trong bối cảnh mà con người tuỳ thuộc . Trong
cuộc đời, có quá nhiều bối cảnh, nhất là trong thế giới hiện đại, và
những stress đã thành một hội chứng tâm lý xã hội học mà các nhà khoa
học đang tìm cách trị liệu, nhưng đâu đã xong .
Kết
sử được gieo trồng và nuôi lớn bằng nếp sống không chánh niệm hàng ngày
(do thói quen tập nhiễm) . Những Kết sử này đã được hình thành trong
quá khứ , có khi dưới dạng “tập tính” do tập khí của Ông Bà Cha Mẹ trao
truyền lại trong gia sản di truyền, và nhiều khi lại là những “in vết”
những stress trào dâng của cha mẹ trong đời sống trẻ thơ quá khứ .
Nội
kết còn gọi là Triền sử hay kiết sử, triền là trói buộc, sử là sai
khiến . Những nội kết này nó trói chặt ta, sai sử ta phải làm hay không
làm một việc gì . Những nội kết êm ái là những hạt giống của ái nhiễm ,
nó buộc ta phải đi theo con đường mà nó chọn lựa và gây ra những chấn
thương tâm lý hay những lúc khủng hoảng tinh thần.
Điều
gì cũng có nguyên nhân và động lực hay điều kiện hội đủ cho nó sinh ra,
stress cũng thế, những dồn nén lâu dài có thể bùng nổ bất cứ lúc nào,
bằng những cảm thọ xưa cũ hiện về - lửa quá khứ không đốt cháy được hiện tại, nhưng hơi nóng tàn dư của quá khứ sẽ làm bùng cháy hiện tại
. Chỉ cần một bửa ăn không vừa ý, chỉ cần một lời nói không cẩn thận,
chỉ cần một ánh mắt, một hành động không hợp ý, là cơn bùng phát stress
sẽ “cháy” ngay lập tức và lỗi được đổ cho những “nguyên cớ” trên .
Ngoài
ra, stress còn xảy ra khi gặp phải những sự kiện xảy ra không kiểm soát
được, không thể đoán trước được, như thiên tai ; hoặc bắt gặp tận mắt
người hôn phối của mình ngoại tình ; hay mất con, mất người thân thiết
một cách đột ngột, thì stress xảy ra nặng nề hơn và dài lâu hơn qua rất
nhiểu năm tháng , nhiều khi không thể khắc phục . Có một kinh về người
đàn bà điên cuồng ôm đứa con đã chết, tìm Đức Phật để cầu Ngài làm sống
lại là một ví dụ .
Stress
là những hậu quả do ảnh hưởng của những thay đổi hoặc những sự kiện
quan trong xảy ra trong đời sống . Khi một điều gì mà sự ham muốn trong
người trở nên cuồng nhiệt, nhưng không thực hiện được, hay bị dập tắt ;
những kiêu hãnh bị bỏ qua, những nỗi uất ức phải chịu đựng trong cuộc
sống, những tình huống khẩn cấp phải hành động mau lẹ hay thay đổi gây choáng váng …. đều có khả năng đưa đến stress .
Những
stress mang nhiều hậu quả, mà hậu quả trước mắt và tức thời, là sự tối
tăm của tâm trí, con người không còn đủ sáng suốt để nhận thức thực tại
nữa . Trong tình huống bình thường, nhận thức thực tại của mỗi người đã
mang theo cảm tính chủ quan, làm cản trở sự truyền thông lẫn nhau rồi,
trong trạng thái stress, sự sai lầm của tâm trí chủ quan ấy còn sai lầm
đến đâu nữa ? Và hành vi đáp ứng và ứng xử sai lầm ấy, sẽ mang lại hậu
quả càng nghiêm trọng hơn. Những việc ly hôn, ly thân phần nhiều là hậu
quả của stress . Thực sự, stress mang lại nhiều nỗi khổ niềm đau hơn bất
kỳ điều gì trong nhân thế .
Mặc
dù các kinh điển Phật giáo không có từ ngữ tương tự stress, nhưng
stress là một trạng thái của tâm, nên nó sẵn có trong alaya thức, nó
không ở đâu sinh ra và cũng không mất đi đâu cả, chờ lúc được tưới tẩm
bởi những bứt rứt nho nhỏ hội đủ cho đến khi nó nẩy mầm và phát triển.
Để
tránh sự tưới tẩm những hạt giống ấy, Phật giáo dạy rằng, cuộc sống là
một chuỗi đổi thay liên tục (vô thường), phần lớn những đổi thay ấy có
thể tạo ra những cảm thọ hụt hẫng hay va chạm và đưa đến stress với
nhiều mức độ và chiều kích khác nhau (khổ). Mà nguyên nhân là sự tập
khởi của Khổ Uẩn . Thấu hiểu được những điều này để xả bỏ những cảm thọ
bất như ý, thì stress không có đủ nguyên nhân và điều kiện để hình thành
. Muốn vượt qua khổ đau, con người phải thực sự thấu hiểu bốn phạm trù
cơ bản :
Khổ,
vì bên dưới sự hấp dẫn của hạnh phúc thế gian, là nỗi khổ . Bớt đi sự
dính mắc vào gia đình để phân công cho hợp lý, bớt đi sự dính mắc vào
quyền lợi hay địa vị cá nhân để nâng cao tay nghề, mở rộng kiến thức và
đạo đức tâm linh thì những gì phải thuộc về mình, sẽ phải về mình .
Vô thường, vì thế gian biến đổi không ngừng nghỉ, không có điều gì sinh ra mà
không
thay đổi để biến thành cái khác . Vì thế, hãy bình tâm trước những đổi
thay, thay vào đó, khai mở trí tuệ và đạo đức, thì ta sẽ có những gì
phải có .
Vô
ngã vì cuộc đời là sự tập hợp vĩ đại của những gì không-phải-là-nó . Và
cái tôi chỉ là sự tự cảm nhận mà thôi . Vì thế, hãy yêu thương bản
thân, hãy trau dồi đạo đức và trí tuệ bản thân và yêu thương tất cả mọi
người. Để làm gì ? Để gió cuốn trôi đi . (TCS)
Duyên
sinh, nghĩa là mọi hiện tượng chỉ hiện hữu vì hội đủ nguyên nhân phát
sinh và động lực hay điều kiện phát triển mà thôi . Vì thế hãy tạo
nguyên nhân và điều kiện tốt bằng chính trí tuệ và đạo đức bản thân, ta
sẽ nhận lại những gì đáng nhận.
Hãy
chỉ thực hành 5 giới điều thôi, thì stress đã khó có điều kiện để hình
thành rồi, nếu thêm 10 điều thiện nữa, thì stress còn ít cơ hội hơn nữa
để tồn tại . Những phương pháp thực hành như Tứ Nhiếp, Lục Độ, nhất là
hạnh lắng nghe và thông cảm là những gì cần thiết để hoá giải stress
ngay từ trong trứng nước . Hạnh từ tâm và bi mẫn, tuỳ hỷ và buông xả,
làm những bứt rứt nho nhỏ ấy trôi đi như những hạt bùn trên lá sen . Sự
trầm tĩnh qua thiền chỉ-quán khai mở tâm trí để soi sáng mọi sự kiện của
đời sống một cách có trí tuệ cao nhất . Càng học và thực hành sâu giáo
lý chừng nào, thì stress ngày càng đi đến chỗ diệt tận chừng ấy . Vì
thế, những ai chưa trở về nương tựa Tam bảo, xin hãy quay về, để xây
dựng gia đình ngày càng an lạc hạnh phúc hơn, là một Tịnh độ tại cõi
nhân gian đầy bứt rứt lớn nhỏ này.
---o0o---
Phụ lục : Trích sách Cơ sở Tâm Lý Học ứng dụng – GS. Đặng Phương Kiệt Chủ biên, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội .
Theo Tâm lý học, có khoảng 30 sự thay đổi có thể gây ra stress với các chiều kích khác nhau (Holmes & Rahe – 1967) :
- Cái chết của người thân trong gia đình
- Cái chết của người bạn thân
- Cha mẹ ly hôn
- Bị ngồi tù
- Bản thân bị bệnh hay chấn thương
- Kết hôn
- Mất việc làm
- Thất bại trong một tiến trình quan trọng đối với cá nhân
- Thay đổi sức khoẽ của người thân trong gia đình
- Mang thai
- Những trục trặc trong quan hệ tình dục
- Tranh cãi gay gắt với bạn thân
- Sa sút về tài chính
- Thay đổi lớp trưởng (hay ban giám hiệu hay thủ trưởng)
- Xung đột với Cha Mẹ
- Có bạn trai gái mới (có bồ hay người yêu mới)
- Gia tăng nhiệm vụ học tập (chương trình nặng hơn)
- Thành tích cá nhân trong nhà trường (cộng đồng)
- Thành tích học tập
- Thay đổi điều kiện sinh hoạt
- Tranh cãi gay gắt với Thầy hay thủ trưởng
- Thay đổi nếp ăn, ngủ
- Thay đổi các hoạt động xã hội
- Phương tiện đi lại, di chuyển
- Thay đổi thành viên chung sống trong gia đình
- Bỏ học nhều lần
- Thay đổi trường
- Lưu ban
- Các vi phạm hành chính ngoài nhà trường
- …..
|
|
Các mức độ nghiêm trọng của stress :
Có 6 kiểu phiền não mang tính nghiêm trọng khác nhau, đối với các nhóm
tuổi , đối với các nhóm nghề nghiệp, đối với các nhóm cộng đồng, đối với
giới tính và đối với từng cá nhân, cũng khác nhau :
- Sức ép thời gian
- An toàn trong tương lai
- Các vấn đề về tài chính
- Công việc nội trợ
- Sự quan hệ hàng xóm
- Sức khoẽ cá nhân (tinh thần lẫn thể xác)
|
|
|
Trong cơn stress nặng nề như thế, thường có 5 giai đoạn tinh thần trãi nghiệm :
1. Tê liệt tâm thần : đây là giai đoạn chock tâm thần, trong lúc ấy, con người lú lẫn, không thể hiểu được điều gì đã xảy ra . Sự bùng nổ của chock làm tâm thần tê liệt hoàn toàn, không còn sáng suốt nữa .
Hành động tự động
, giai đoạn này con người hành động và phản ứng do bản năng sinh tồn
chi phối, một cách tự phát, tự động , không có kiểm soát bởi lý trí hay ý
thức (bùng nổ) , với một nhận thức nghèo nàn và ít nhớ lại những điều
đã trãi nghiệm . Thường là hành động mù quáng , một kiểu của phản ứng tự vệ của sinh vật .
Giai đoạn nỗ lực :
giai đoạn này, con người cảm thấy có thể giải quyết được nên có một ý
thức tích cực nỗ lực mang tính cộng đồng (dựa vào một tập thể) . Trong
giai đoạn này, con người cảm thấy rã rời và có ý thức đang tận dụng tất
cả những gì của sinh mệnh mình (nếu không thành công, chỉ còn là cái
chết )
Giai đoạn chán ngán (letdown)
, một tâm trạng kiệt sức, suy kiệt, và cuối cùng thấy được sự tác động
của tấn bi kịch và cảm thấy cực kỳ xúc động , không muốn làm gì nữa ,
muốn thả trôi hay thậm chí không còn muốn tồn tại . Có thể dẫn đến chứng trầm nhược hay tự tử .
Giai đoạn hồi phục ,
một giai đoạn kéo dài qua rất nhiều thời gian , bởi vì con người phải
thích nghi dần với hoàn cảnh đề tồn sinh (Cohen & Ahearn – 1980) .
Theo Tâm lý học, muốn vượt qua mọi thử thách cuộc đời, cũng như vượt qua được stress, thì con người phải có Nhận thức cá nhân và bản lãnh cá nhân, là việc diễn giải sự kiện cuộc sống (ý nghĩa của các sự kiện xảy ra).
Tâm Nhẫn - nguồn Đạo Phật Ngày Nay