trình độ sửa sai. Nên trong xã hội luôn luôn có những cuộc sống khác
nhau: hạnh phúc - khổ đau, giàu có- nghèo khổ, thành công- thất bại…
Gia đình hạnh phúc - Ảnh minh họa
“Con nhà tông không giống lông
cũng giống cánh.” Điều mà ông bà ta nói. Giống về mặt hình thể và giống cách
suy nghĩ, hành xử. Con là bản sao của cha mẹ. Cha nhậu con bắt đầu nhậu khi cha
nhờ đi mua chai rượu, cha đối xử bạo lực với mọi người và con cũng thế. Mẹ là
người biếng nhác, bày hày con gái cũng y khuôn. Có mấy bậc cha mẹ tự tu sửa
mình để con cái có cách sống khác hơn hay cứ mong con thay đổi mà cha mẹ thì
không.
Đa số người Việt Nam ảnh hưởng
đạo lý Phật từ đời này sang đời khác. Những hành vi đạo đức căn bản bản thân và
gia đình là đạo lý Phật dạy người Phật tử: Không uống rượu, không nói dối,
không tà dâm, không trộm cắp, không sát sinh, không say rượu và lòng hiếu đễ
với cha mẹ…Điều Phật dạy rất thiết thực với từng thành viên trong xã hội. Và đa
số mọi người áp dụng điều này như là đạo đức căn bản của xã hội. Những bài học
đạo đức đầu tiên khi bắt đầu đi học là những điều này.
Nhưng khi lớn lên, cuộc sống phức
tạp và người ta nhiều lần vi phạm nền tảng đạo đức ấy. Chẳng hạn một lần nói
dối ba mẹ hình như ta đỏ mặt, bối rối trước cái nhìn của cha mẹ, thầy cô. Nhưng
vào xã hội ta nói dối đến ghê rợn và điều ấy trở thành lừa lọc: hành vi thủ quỹ
lấy cắp tiền có phải là dối không? Hành vi khai man vật tư để rút ruột là lừa
dối. Nhưng mấy ai nhận thấy điều ấy khi mình còn nhỏ.
Những điều dối gian ta thấy khắp
mọi nơi: chi tiết thắng của xe ô tô để bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã
không tốt, ăn cắp mẫu mã của các công ty lớn gọi là hàng hiệu, ăn cắp sản phẩm
trí tuệ từ đĩa hát đến sách vở… Bắt đầu từ điều không nói dối, không trộm cắp.
Vâng cha mẹ là người cho ta có
mặt trên đời này và nuôi dưỡng dạy dỗ ta nên người. Nhưng con vẫn hại cha. Như
cậu bé tên Nghiêm Viết Thành ở Hải Dương chỉ mới học lớp 12 là con nghiện game.
Cậu đã giết chết cha mình vì cha lên tiếng cằn nhằn con. Hành vi vi phạm đạo
đức gia đình nghiêm trọng và vi phạm về mặt pháp luật. Nhưng đi sâu vào có ai
biết rằng cậu đã cô đơn vắng bóng cha mẹ bao nhiêu năm khi cha mẹ lưu lạc bên
trời Tây trong cảnh xuất khẩu lao động để mang tiền về cho cậu sống sung túc
bên ông bà.
Mầm mống hưởng thụ, đua đòi vật
chất lấn lướt đạo đức hiếu kính. Cậu và cha luôn có những cậu chuyện buồn khi
đối diện nhau. Đến khi sự bất lợi cứ dồn về phía con và không có lối thoát cho
sự việc và cuối cùng bùng lên một tội lỗi không lường được. Đấy là hậu quả của
sự giáo dục của gia đình và hành xử trong cuộc sống cha mẹ. Kết quả cha không
còn và con mất tương lai. Lỗi từ ai?
Cách đây không lâu toà án xử tử
hình một thanh niên còn đi học vì hành vi con giết cha. Phan Minh Mẫn giết cha
vì cha hành hung mẹ khi uống rượu say và sự say xỉn đã diễn ra từ năm này sang
năm khác, sự đánh đập không ngưng ngày nào. Đến lúc không kiềm chế được cậu đã
thành tội phạm. Vì hiếu kính mẹ mà hành xử không đúng với cha. Có phải mầm mống
đau khổ này từ cha diễn ra bao nhiêu năm rồi và con phải chịu tội?
Không nổi cộm như hai cậu bé trên
nhưng bao nhiêu trẻ mất tương lai hay có cuộc sống nghèo khó thất học vì cha mẹ
đi lệch hướng và con trẻ sa ngã trên nhiều nẻo đường âm u, không lối thoát,
nghèo khó thất học. Khi cha mẹ nhìn ra được thì con không còn con đường nào
quay lại. Chuyện người lớn không ai nhận thấy mình có khuyết điểm, lỗi lầm dừng
lại để sửa chữa. Người lớn hãy đau đớn sửa mình để là ngọn đuốc sáng cho con.
Những chuyện bình thường hơn: một
gia đình nghèo cha mẹ ít học muốn con lớn lên có học như bao nhiêu trẻ khác và
trở thành cán bộ công nhân viên hay nói khác đi con có bằng cấp cao để cuộc sống
đỡ cưc hơn. Nhưng có bao nhiêu người cha mẹ thành công trong cuộc chiến này.
Hạnh phúc cần nâng niu - Ảnh minh họa
Ngay từ ngày cắp sách đến trường
bước vào lớp một cha mẹ không dạy con đến một chữ. Và con cứ bơi trong trong bể
học mênh mông.Lúc nổi lúc chìm và đến lớp 4, lớp 5 hoặc lớp 7 con buông. Cha mẹ
nhìn con ứa lệ. Mộng không thành. Chấp nhận cuộc sống nghèo như cũ. Thoát nghèo
là điều khó khăn cho xã hội hiện nay.
Nhiều gia đình cha mẹ cố hy sinh
cho con để con được học nhưng con không vượt qua được vì những căn bản đầu
tiên. Một hiệu trưởng vùng nghèo sát thành phố cả cuộc đời dạy học bộc bạch: “Không
bỏ những em học kém nhưng các em mất căn bản từ các năm cấp một nên bây giờ phụ
đạo cho các em rất nhiều nhưng các em không nắm bắt được. Lỗ hổng về kiến thức
của các em quá lớn. Nhưng nói chung về mặt bằng văn học các em khá hơn những
năm 1979- 1980 ngày tôi mới ra trường rất nhiều. Một số em thành công trong
trong sự nghiệp nhưng đa số các em có hiểu biết hơn”.
Vâng, gia đình là nền tảng, là
tương lai của đất nước mọi người có ý thức cuộc sống từ bản thân chúng ta tu
học để gia đình tốt đẹp hơn, con cháu hạnh phúc hơn và mọi nguời đều an vui.
Diệu Hoà