13/05/2012 16:09 (GMT+7)
Số lượt xem: 68319
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Có những sự so sánh, mới thoạt nhìn tưởng chừng như chí lý, tương đồng, song có khi sự so sánh ấy để chỉ ra một điều rằng, cả hai hoàn toàn khác biệt nhau.


Đó cũng chính là sự so sánh của John Schafer giữa Trịnh Công Sơn và Bod Dylan trong quyển “Trịnh Công Sơn & Bod Dylan – Như trăng và nguyệt?” do NXB Trẻ vừa phát hành.

 

Trịnh Công Sơn - Bod Dylan Như trăng và nguyệt?

John Schafer là giáo sư dạy môn văn chương đối chiếu tại Đại Học Humboldt, California, từng viết nhiều bài nghiên cứu về văn chương Việt Nam. Ông đã chọn điểm nhìn so sánh giữa Trịnh Công Sơn và Bob Dylan, một so sánh tưởng chừng có lý để rồi chỉ ra rằng, đây là hai con người hoàn toàn khác nhau, cả về cá tính âm nhạc lẫn tâm thế.

Đã có nhiều sách viết về Trịnh Công Sơn và cố gắng giải mã những huyền thoại cũng như đưa ra cách hiểu về cuộc đời âm nhạc của người nhạc sĩ này. Còn Bob Dylan là hào quang trong lịch sử âm nhạc Mỹ của những năm chiến tranh Việt Nam, người đã dẫn đầu, bằng âm nhạc, phong trào chống chiến tranh và đòi quyền bình đẳng công dân ở Mỹ. Nhưng Bob Dylan là người như thế nào và âm nhạc của ông có gì để chia sẻ với những bản tình ca và ca khúc phản chiến của Trịnh?

Nhắc đến Bob, tôi lại nhớ ngay đến chuyến lưu diễn tại Việt Nam của ông vào tháng 4 năm rồi mà tôi đã có dịp tham dự. Chuyến lưu diễn ấy đã không chỉ mang đến cho khán giả Việt những bài hát hay qua một giọng hát đỉnh cao mà còn mang đến cho giới showbiz Việt một bài học lớn về nhân cách nghệ sỹ.

Bob Dylan là một nghệ sĩ lớn, âm nhạc của ông đã được kiểm chứng qua thời gian. Dĩ nhiên, Bob Dylan ý thức được sự nổi tiếng của mình, ý thức được hình ảnh của mình cần phải được thể hiện trong cái cách mà ông sẽ xuất hiện trước công chúng. Và sự lựa chọn của Bob Dylan là một phong cách hết sức mộc mạc, giản dị trước khán gải Việt Nam. Những yêu cầu mà ông đặt ra với nhà tổ chức sự kiện tại Việt Nam là không đón tiếp ồn ào, chỉ cần ở một khách sạn bình dị và có thể giao tiếp với cuộc sống một cách bình dị, đặc biệt là sẽ không có chỗ ngồi VIP cho khán giả vì ông mong muốn nhìn thấy sự bình đẳng trong tình yêu đối với âm nhạc của ông.

Những yêu cầu giản dị của một nghệ sĩ lớn quả là điều khiến người ta phải suy nghĩ. Bởi, nó quá khác biệt với một thời đại, một xã hội mà sự hào nhoáng bề ngoài có thể tạo ra hàng loạt giá trị ảo trong đời sống nghệ thuật. Sự giản dị của Bob Dylan trái ngược hoàn toàn với cách mà những ngôi sao của chúng ta đang sử dụng để tìm kiếm sự chú ý của công chúng. Những yêu cầu giản dị của Bob Dylan trong chuyến biểu diễn tại Việt Nam năm rồi cho thấy một chân lý bất biến trong nghệ thuật. Đó là khi có tài năng thật sự thì người nghệ sĩ không cần trang điểm bằng những thứ trang sức phù phiếm để trở nên nổi tiếng. Dẫu giọng hát của Bob có thể không còn được như thời đỉnh cao của ông. Song, nhân cách của ông, được thể hiện qua những yêu cầu giản dị này đã mang lại cho người yêu nhạc Việt Nam điều tuyệt vời nhất, đó là hình ảnh của một nghệ sĩ đích thực!

Và cuốn sách “Trịnh Công Sơn & Bod Dylan – Như trăng và nguyệt?” cũng đã tạo nên một điều đặc biệt khi so sánh những bài hát, những trường liên tưởng nghệ thuật, và cặp đôi nhạc sĩ – ca sĩ ở cả hai bên để làm rõ lên rằng, dù đều là nhạc sĩ – thi sĩ nhưng Bob Dylan và Trịnh Công Sơn đã có những con đường khác nhau. Ảnh hưởng của Kitô giáo lên Dylan hay Phật giáo nơi Trịnh là những ánh sáng soi rọi cho các tác phẩm của họ, và sự trải nghiệm của mỗi người trong hoàn cảnh chiến tranh đưa đẩy họ đến vị trí tiêu biểu cho cảm thức của một thế hệ.

Cuốn sách có lời giới thiệu của một người yêu nhạc Trịnh Công Sơn bằng sự thông tuệ sâu sắc, đó là giáo sư Cao Huy Thuần.

Trúc Vân

http://www.petrotimes.vn/van-hoa-giai-tri/2012/05/bob-dylan-va-trinh-cong-son-nhu-nguyet-va-trang

 

TRỊNH CÔNG SƠN, BOB DYLAN: NHƯ TRĂNG VÀ NGUYỆT?
Tác Giả: John C.Schafer
Khổ sách: 13x20cm
Số trang: 260
Năm xuất bản: 05/2012
Giá bán: 76.000 VNĐ

Đã có nhiều sách viết về Trịnh Công Sơn và cố gắng giải mã những huyền thoại cũng như đưa ra cách hiểu về cuộc đời âm nhạc của người nhạc sĩ này. Tuy nhiên, Trịnh Công Sơn hiện diện như thế nào ở góc độ một người nước ngoài, đặc biệt là một người Mỹ đã từng trải qua thời nhạc sĩ sống, thì cuốn sách này có lẽ là một trong số ít ỏi đã nói đến, và hơn thế, phân tích một cách chi ly mà bao quát.

Tác giả quyển sách này, John Schafer, là giáo sư dạy môn văn chương đối chiếu tại Đại Học Humboldt, California, từng viết nhiều bài nghiên cứu về văn chương Việt Nam. Ông đã chọn điểm nhìn so sánh giữa Trịnh Công Sơn và Bob Dylan, một so sánh tưởng chừng có lý để rồi chỉ ra rằng, đây là hai con người hoàn toàn khác nhau, cả về cá tính âm nhạc lẫn tâm thế.

Bob Dylan là hào quang trong lịch sử âm nhạc Mỹ của những năm chiến tranh Việt Nam, người đã dẫn đầu, bằng âm nhạc, phong trào chống chiến tranh và đòi quyền bình đẳng công dân ở Mỹ, vào năm 2011 đã có một buổi biểu diễn trong dịp kỷ niệm mười năm ngày mất của Trịnh Công Sơn. Nhưng Dylan là người như thế nào và âm nhạc của ông có gì để chia sẻ với những bản tình ca và ca khúc phản chiến của Trịnh?

Cuốn sách so sánh những bài hát, những trường liên tưởng nghệ thuật, và cặp đôi nhạc sĩ – ca sĩ ở cả hai bên để làm rõ lên rằng, dù đều là nhạc sĩ – thi sĩ nhưng Bob Dylan và Trịnh Công Sơn đã có những con đường khác nhau. Ảnh hưởng của Kitô giáo lên Dylan hay Phật giáo nơi Trịnh là những ánh sáng soi rọi cho các tác phẩm của họ, và sự trải nghiệm của mỗi người trong hoàn cảnh chiến tranh đưa đẩy họ đến vị trí tiêu biểu cho cảm thức của thế hệ.

Cuốn sách đặc biệt ở chỗ là gồm tiểu luận của một giáo sư người Mỹ đã từng dạy học ở Huế những năm 1960, và được người bạn đời người Việt dịch, và có lời giới thiệu của một người yêu nhạc Trịnh Công Sơn bằng sự thông tuệ sâu sắc là giáo sư Cao Huy Thuần. Có thể nói, cuốn sách còn là cuộc gặp gỡ Trịnh Công Sơn từ ba lục địa, nơi nhạc Trịnh vẫn được hát và yêu thích như thuở nào.

http://chuyenluan.net/index.php?option=com_content&view=article&id=6946:bob-dylan-va-trinh-cong-son-nhu-nguyet-va-trang&catid=11:vanhoa&Itemid=15


Âm lịch

Ảnh đẹp