22/11/2012 21:37 (GMT+7)
Số lượt xem: 43708
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

So với vĩnh cửu thì cuộc đời mỗi người chỉ là một khoảnh khắc. Vì thế, hãy tìm cách tỏa sáng trong khoảnh khắc này.

Mà cuộc đời là khoảnh khắc thì những lúc giận hờn, oán trách, thù hận chỉ là một phần rất nhỏ của khoảnh khắc. Hãy bỏ qua những giây phúc thù hận ấy.

Nếu bạn luôn cúi đầu trước sự vĩ đại của người khác thì bạn mãi mãi chỉ là một ngưòi cúi đầu. Hãy đi tìm sự vĩ đại của riêng mình để thể hiện và phát huy nó.

Hãy cẩn thận trong lời ăn tiếng nói. Gạo đổ thì hốt lại được, chứ lời nói nói ra rồi đâu có rút lại được, có những lời nói còn đau hơn mũi tên đâm.

Bởi thế: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, và “phải uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.

Tất cả mọi thứ trên đời đều có sự liên thông với nhau. Khi không thích nghi được với hoàn cảnh thì anh sẽ bị đào thải, đó là quy luật.

Có những sự thật mà con người ta phải cắn răng chịu đựng một mình trong dằn vặt khôn nguôi. Nhưng biết làm sao được, sự thật vẫn luôn là sự thật.

Có người vì những vết thương lòng của quá khứ mà khiến cuộc đời họ lại chìm trong đau khổ. Nụ cười của họ không thể nào to và dõng dạc được.

Con người tự nhốt mình trong những chiếc lồng mang tên “ích kỷ” của bản thân. Nếu không ích kỷ thì ta sẽ làm được rất nhiều thứ cho đời.

Hai chữ “quyền lợi” thì nhạy cảm vô cùng. Chỉ vì hai chữ đó mà người ta có thể thay đổi mọi thứ vào bất kỳ lúc nào.

Loài người dễ thương và đáng yêu lắm, chỉ sống theo bản năng thôi. Bạn phải tự biết điều gì là tốt, điều gì là không tốt cho mình. Vì chỉ có mình mới biết những gì thật sự tốt cho bản thân.

Tiền có thể mua được rất nhiều thứ nhưng không mua được sự an toàn. Ngày nay, khi có càng nhiều tiền, người ta lại càng cảm thấy không an toàn mà còn sợ bị giết nữa.

Cuộc sống là một cuộc chơi đầy thú vị, mình phải làm chủ cuộc chơi và hiểu rõ luật chơi của nó.

Nguyên nhân gốc rễ, sâu xa nhất của khủng hoảng kinh tế là do ngưòi ta lừa dối nhau quá nhiều. Hãy ngẫm nghĩ thật sâu, bạn sẽ thấy tôi nói đúng.

Đầu tiên là lừa lọc trong làm ăn kinh tế. Người ta thù hận nhau và đầu tư tiền để chế tạo vũ khí chiến tranh nên tiền đầu tư vào phát triển kinh tế bị hao hụt.

Vì thế, khi sống thật thà với lương tâm thì bạn chẳng sợ gì hết.

Cái gì rồi cũng sẽ qua. Có lỡ vào tù vì phạm pháp, ngồi bóc lịch rồi cũng sẽ đến ngày được ra.

Một khi cái tính xấu nó lặn vào máu thì người ta trở nên kinh khủng lắm. Đừng rên rỉ, than vãn, đổ lỗi cho hoàn cảnh.

Có những người mà chỉ cần tiếp xúc trong một thời gian ngắn nhưng lại để cho ta rất nhiều ấn tượng, ta tin tưởng và quý mến họ.

Có những sai trái mà người thân sẽ cho qua nhưng người đời và lương tâm sẽ không bao giờ tha thứ cho ta. Vì thế phải luôn cẩn thận.

Bạn có quyền năng điều khiển được suy nghĩ của mình. Và chỉ chính bạn mới có quyền năng đó. Đừng yếu đuối, phải mạnh mẽ. Cố lên! Rồi đâu cũng sẽ vào đó.

Tốt nhất là đừng ghét bất cứ cái gì, vì “ghét của nào trời cho của nấy”.

Cuộc đời còn là một chuỗi những xung đột. Giải quyết hết xung đột này rồi sẽ đến xung đột khác. Tất nhiên, đời không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Căn bênh của thời hiện đại là “cảm thấy cô đơn ngay cả khi sống giữa những người thân thiết nhất”. Khi đó người ta ra ngoài kể lể: “Tôi là kẻ cô đơn”. Hoặc lên yahoo, gmail, facebook than thở: “Lẻ loi vẫn là mình”.

Chắc hẳn ai cũng có cảm giác bị mắc nghẹn ở bên trong mình khi cái tôi ích kỷ chưa được thỏa mãn.

Khi nào có kiến thức, bạn sẽ hết bị mắc nghẹn vì đã nhận ra những lỗi lầm của mình. Một khi đã thông suốt kiến thức rồi thì chẳng có lý do gì để bạn lo sợ người khác hết.

Có những cuộc cãi vã mà không thể thuyết phục được bằng lý lẽ, chỉ có thể thuyết phục được bằng tình thương.

Có những oan ức câm lặng không thể giải thích được với ai. Nhưng hãy nghĩ xem ngược lại với yêu là gì?

Có một câu chuyện thế này: “Vị giáo sư hỏi cả lớp: “Ngược lại với yêu là gì?”. Cả lớp đồng thanh trả lời là ghét. Giáo sư tiếp tục: “Nghe nhé. Có một cặp tình nhân yêu nhau lúc hai mươi tuổi, sau đó chia tay và không gặp nhau nữa.

Năm mươi năm sau, vô tình họ thấy nhau trong công viên. Nếu như quên thì họ sẽ không còn nhận ra nhau nữa. Nhưng vì vẫn nhớ nhau nên họ nhìn nhau và ngờ ngợ, ông lão hỏi bà lão: “Tôi thấy bà quen quen”.

Như vậy có nghĩa là còn yêu là vẫn còn nhớ nhau, nếu không yêu thì đã không nhận ra nhau rồi. Đáp án cuối cùng: “Ngược lại với yêu là lãng quên.”

Hóa ra yêu và ghét chẳng ghét nhau là mấy, vì khi yêu thì người ta nhớ, còn khi ghét người ta cũng nhớ.

Tôi thích câu hát: “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ” (Trịnh Công Sơn).

Hãy tiếp xúc với những người giỏi giang để ta học hỏi được cái hay của họ.

So với vĩnh cửu thì cuộc đời mỗi người chỉ là một khoảnh khắc.

Nguyễn Hữu Hiếu (SV Đại học Kiến trúc TP.HCM)

Âm lịch

Ảnh đẹp