1. Cứu nguy cho con trong mọi hoàn cảnh
Lúc nào bạn cũng phải để mắt đến con để chắc chắn rằng chúng luôn
làm điều đúng đắn và xuất hiện ngay lập tức như một vị cứu tinh khi rắc
rối nảy sinh. Điều này là một sai lầm lớn.
Trẻ cần phải được trải nghiệm sự thất vọng. Chúng cần biết rằng mình
phải tự đấu tranh để giải quyết vấn đề của mình. Nếu đó là vấn đề liên
quan đến sự an toàn hay sức khỏe của trẻ thì bạn cần can thiệp ngay bằng
bất cứ giá nào. Nhưng nếu chỉ đơn giản là trẻ ngủ dậy muộn hoặc quên
bữa ăn trưa ở nhà thì bạn hãy để con nhận hậu quả do hành vi này.
2. Luôn cố gắng để con không cảm thấy buồn
Sự tức giận, buồn chán và những cảm xúc tiêu cực khác sẽ không thể
làm bé tổn thương nếu chúng không kéo dài. Đôi khi, những cảm xúc này
lại dạy cho trẻ những bài học quan trọng về cách cư xử.
Với tư cách là các bậc cha mẹ, nhiệm vụ của bạn không phải là đảm
bảo bé không bao giờ cảm thấy thất vọng mà giúp bé biết cách vượt qua sự
thất bại đó.
3. Nói "không" nhưng lại không hoàn toàn ám chỉ như thế
Bé cần biết rằng một khi bạn đã nói "không" thì có nghĩa điều đó
không được phép và không tranh cãi gì thêm. Vì nếu bạn không kiên quyết,
thì bé sẽ biết rằng mọi thứ đều có thể thương lượng, điều này sẽ vô
tình khuyến khích bé tranh cãi, chống đối nhiều hơn.
Vì thế khi bạn đã nói "không", hãy kiên định với nó. Không giải
thích dài dòng hay xin lỗi trẻ. Không thay đổi dù trẻ làm ầm lên, thậm
chí ngay cả khi bé nói "Con ghét mẹ (bố)".
4. "Hối lộ" con
Bạn tìm cách "hối lộ" để thuyết phục bé tự dọn phòng, đánh răng, tắm
rửa... Lúc đầu, cách này có thể hiệu quả nhưng vô hình nó đang làm giảm
tầm ảnh hưởng của bạn lên con. Thậm chí, nó có thể khuyến khích trẻ
mong đợi được thưởng cho mọi việc chúng làm.
5. Luôn đặt con là ưu tiên số một
Bé cần hiểu rằng đôi khi chuyện của bố mẹ cũng có thể là việc ưu
tiên hàng đầu. Không có gì sai trái khi bạn có thời gian riêng tư với vợ
(chồng) của mình, ngay cả khi đó là vấn đề con cái.
Chẳng hạn, nếu hai vợ chồng bạn thường có một buổi đi chơi riêng cho
hai người vào tối thứ 5 hàng tuần thì bạn hãy cứ làm việc mình đã định
dù bé không thích bị bỏ rơi. Không nên vì con mà hủy bỏ kế hoạch của cả
hai vợ chồng.
6. Nuông chiều con một cách thái quá
Trẻ nào cũng có hàng đống những thứ mình muốn. Nhưng điều chúng thực
sự cần là gì? Đó chính là tình yêu và thời gian của bạn. Bạn hãy cân
nhắc kỹ trước khi đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào của bé. Lý do là không phải
thứ gì trẻ muốn bạn cũng có thể đáp ứng được.
7. Dung túng cho sự vô lễ của trẻ
Không cần biết trẻ sẽ giận dữ hay buồn đến như thế nào nhưng bạn
không cho phép bé được thô lỗ hay vô lễ. Hãy dạy con biết nói "làm ơn",
"cảm ơn" và "xin lỗi" ngay khi bé có thể nói. Bạn hãy nói rõ với con
rằng bé không được phép gọi tên không với người lớn, không chửi bậy hay
xúc phạm người khác.
8. Xin lỗi hộ con
Trẻ cần phải biết chịu trách nhiệm cho những việc làm của mình. Nếu
không trẻ sẽ gặp khó khăn khi biết rằng trong thế giới bên ngoài ai cũng
phải gánh chịu hậu quả cho những cách cư xử tồi hoặc không suy xét.
Chẳng hạn, nếu trẻ quên không cảm ơn dì vì đã tặng quà thì bạn đừng
giải thích hộ con rằng "chỉ vì cháu nó có nhiều bài tập quá nên có thể
nó quên".
Phương Trang