12/10/2011 02:23 (GMT+7)
Số lượt xem: 84887
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng



Giác Ngộ - Hôm nay, và cả hôm qua, mỗi khi bạn lướt web hoặc cầm chiếc iPhone, hoặc vi vu trên xa lộ thông tin từ chiếc iPad, bạn có cảm thấy nhớ đến một người, là cha đẻ của “quả táo cắn dở” - Steve Jobs? Người đã tạo ra thương hiệu Apple và là người được cả thế giới ghi nhận là một thiên tài


Nếu chưa, hoặc đã có nhưng loáng thoáng, chưa sâu thì bạn hãy dành một vài phút, vận tâm mình để ý đến ông, tri ân và nguyện cầu cho cuộc ra đi của ông được thảnh thơi…

1. Không phải tự nhiên một con người mất đi và được cả thế giới vinh danh, ngợi ca, dành nhiều tình cảm và sự tiếc thương để tặng cho họ. Và cũng không phải một con người sinh ra là đã trở thành thiên tài cũng như có khả năng vượt trội về mọi mặt, hoặc một vài lĩnh vực chuyên môn nào đó.

steve jobsimages.jpg

Thiên tài Steve Jobs

Bởi nếu nhìn ở góc cạnh xã hội và sự đào luyện thì họ cần có một quá trình rèn giũa công phu. Như một bức tượng đẹp, muốn thành tượng và được ngợi khen thì trước đó nó đã từng mang hình hài của khối đá xù xì. Phải nhờ bàn tay người thợ, nhờ sự rắn rỏi, chịu đựng ghè đẽo thì đá mới thành tượng, thành hình.

Còn bản chất của đá là thứ đá quý, đá đẹp, đá hiếm hay không là do sự tương duyên của tạo hóa trong trùng trùng duyên khởi. Con người cũng vậy, trong trùng trùng duyên khởi và trong tương quan từ cái nhìn Phật giáo thì họ đã từng trải qua vô lượng kiếp luân hồi sanh tử, xuống lên sáu đường… Nếu là người có tâm, là chúng sanh biết tu tập, có lòng bi-trí, dành nhiều ưu tư cho người khác, cho chúng sanh trong vô cùng sanh diệt này thì họ luôn nghĩ đến số đông, đến toàn thế giới, đến triệu ức con người-chúng sanh. Nghĩ và thương, nên phát nguyện làm một cái gì đó có lợi cho quần sanh, cho muôn ức con người, chúng sanh…

Với lời nguyện lớn ấy, cùng sự bền bỉ trau dồi tâm thức trong trùng trùng duyên khởi thì một con người được công nhận là thiên tài mới xuất hiện. Vì sao họ giỏi? Không phải tự nhiên họ giỏi, mà bởi công đức tích cóp, từ những lời nguyện lớn lao, cống hiến và mong ước cống hiến cho cuộc sống tươi đẹp hơn của họ đã tạo nên một con người, một thiên tài.

Vì sao họ nổi tiếng? Vì họ giỏi và làm được nhiều việc có lợi cho số đông, đem lại sự thay đổi lớn trên phạm vi toàn thế giới. Và tất nhiên, trong đôi mắt nhìn sâu và quán chiếu nhân quả của người con Phật thì sẽ thấy đằng sau sự tài giỏi ấy là cái tâm cao đẹp, rộng chứa tình thương dành cho số đông mà con người ấy đã từng phát nguyện làm trong đời nào đó và cả đời này. Hạnh nguyện làm an lạc cuộc đời, góp phần làm cho cuộc sống đẹp hơn là điều kiện cần và được tạo thành bởi điều kiện đủ trong thời điểm (kiếp hiện tại) là sự tiếp tục đào luyện và ước nguyện cống hiến chân thành.

Tất nhiên, chúng ta không loại trừ khả năng những con người “lập dị”, những thiên tài của nhân loại có khi cũng là một bậc thánh nguyện sanh lại nơi cõi người để giúp con người thay đổi cái nhìn, cách nghĩ và được thừa hưởng những giá trị tốt đẹp. Giống như Đức Bổn Sư Thích Ca hoặc những bậc thánh trong cuộc đời này chính là những vị thầy mà trước đó đã là một vị Bồ tát trong nhiều đời, nhiều kiếp.

Tạm bỏ qua yếu tố đó, để trở về với yếu tố con người bình thường nơi kiếp này thôi thì ta sẽ thấy được Steve Jobs chính là một nhân cách lớn, một bậc thầy vĩ đại. Không ít những nguyên thủ, những người đứng đầu các tập đoàn, công ty, tổ chức trên thế giới đã không tiếc lời ngợi ca. Lại nhắc, không phải tự nhiên mà họ ngợi ca, mà bởi những đóng góp mang tầm thế kỷ, và những đổi thay từ những giá trị mà Steve Jobs đã tạo ra cho con người. Nếu không có một cái tâm lớn, trí lớn thì làm sao có thể khai phá ra những giá trị đi vượt thời đại như thế? Nếu nói đó là thiên tài cũng là lẽ đương nhiên, trong trùng trùng duyên khởi.

2. Và cũng không ca ngợi nhiều nữa, mà chỉ nói về ứng xử của chúng ta, những người ít nhiều thừa hưởng những thành quả và tư tưởng của Steve Jobs để lại. Đó không chỉ là công nghệ mà còn là nhân cách sống, nói như Trần Vũ Nguyên trên Tuổi Trẻ sáng nay, 7-10 thì: “Người ta tiếc thương ông không phải vì những giá trị vật chất mà ông đã tạo ra, mà vì những thay đổi ông đã mang đến cho cuộc sống của mỗi người. Không có gì là hoàn hảo, nhưng ông đã luôn hướng về sự hoàn hảo của một xã hội mà mỗi người đều góp sức làm cho nó tốt hơn. Người ta buồn vì sự ra đi của ông, xem lại những bài phát biểu, nhìn lại những bài học được trả giá bằng cuộc đời ông, viết những dòng thư cảm ơn như lời chia tay lần cuối... Bởi trên hết mọi thứ, ông nhận được sự cảm phục của mọi người. Người ta đã không xem ông như là một doanh nhân nữa, mà xem ông là một nhà hiền triết, một nhà hoạt động xã hội và là một biểu tượng của trào lưu “kinh doanh để thế giới tốt đẹp hơn”.

Chúng ta sẽ nhớ ơn, và tri ơn ông bằng cách sống tốt hơn với công nghệ mà ông tạo ra chứ không phải mải mê với công nghệ đó mà quên thực tại, hoặc sử dụng nó vào những việc chẳng lành.

Con người với dã tâm của mình đôi khi đã sử dụng mặt trái của những phát minh mà ý tưởng ban đầu, nhà khoa học luôn nghĩ là tạo ra tiện ích và giúp con người có cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó là cách ứng dụng của những người vong ơn bội nghĩa, của những người chưa bao giờ học và hành hạnh biết ơn, báo ơn. Giống như đứa con sinh ra trong gia đình giàu có, được cho ăn học nhưng sau đó sử dụng tiền và kiến thức học được vào những mưu đồ phá hoại, đó chính là cách sống vong bội.

Trở lại với Steve Jobs, những phát ngôn của ông không bao giờ là đi trên đôi chân người khác, hoặc sống dựa dẫm, sống mòn… Nhất là khi chúng ta biết ông là một Phật tử, là một người vừa làm việc vừa chiến đấu với bệnh tật. Những câu nói “sấm sét” của ông đã trở thành thứ triết lý tuyệt vời để mỗi người phải ghi lại như một cẩm nang cho cuộc sống của mình.

Đó có thể là “Không ai muốn chết. Thậm chí cả những người muốn lên thiên đường cũng không muốn chết để được lên đó. Và cái chết là điểm đến của tất cả chúng ta, không ai có thể thoát khỏi nó. Và cái chết có khả năng như là phát minh duy nhất của cuộc sống. Nó là tác nhân thay đổi của cuộc sống. Nó xóa cái cũ để làm đường cho cái mới. Ngay bây giờ là bạn, nhưng một ngày không xa hôm nay, bạn dần dần sẽ trở nên già và bị xóa đi. Đó hoàn toàn là sự thật”.

Và đó cũng có thể là: “Trở thành người giàu nhất thế giới trong nghĩa trang không có gì là quan trọng đối với tôi. Đi ngủ vào ban đêm và nghĩ rằng mình đã làm được một cái gì đó thật tuyệt vời… điều đó mới quan trọng đối với tôi”…

Về Steve Jobs:

Lưu Đình Long

Nguon: http://giacngo.vn/bandoc/2011/10/07/5AF40A/


Âm lịch

Ảnh đẹp