08/07/2012 19:59 (GMT+7)
Số lượt xem: 54069
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Từ đầu thế kỷ XX, việc in kinh Phật tại Việt Nam đã được thay đổi từ in mộc bản sang in bằng máy in. Cho đến nay, cùng với sự phát triển của công nghệ in, hình thức in kinh Phật ngày càng phong phú.



 


 

Tuy nhiên, hình thức in ấn kinh Phật cơ bản vẫn là 2 loại chính.
 
-      Loại bản in sách tham khảo: Thường là bìa mỏng, cỡ chữ từ trung bình, từ cỡ 11 đến khoảng cỡ 14, nét nhỏ, mảnh.
 
-      Loại bản in Kinh tạng: Thường là bìa cứng, dày, cỡ chữ lớn, nét đậm, để dễ đọc từ khoảng nhìn ngồi xếp bằng tụng kinh.
 
Ngoài 2 hình thức chính như trên, còn có hình thức bản “Kinh nhật tụng”, “Nghi thức Cầu an – Cầu siêu”, cỡ chữ vẫn lớn, nét đậm, để đọc tụng, nhưng in trên khổ nhỏ, bỏ túi. Tuy nhiên, kiểu in này chỉ thu hẹp ở một số bản kinh cố định, thường là Kinh A Di Đà và Phẩm Phổ Môn, kinh Pháp Hoa. Phật giáo Nam tông hầu như không có bản in kinh Phật cỡ nhỏ, mà chỉ có bản in Nghi thức Lễ bái Tam Bảo, Nhựt hành của cư sĩ…
 
Để gia tăng khả năng truyền thông của kinh điển Phật giáo, chúng tôi nghĩ rằng Phật giáo chúng ta nên tìm cách làm cho đa dạng hơn nữa hình thức in ấn Kinh Phật, trước hết là chú trọng hơn nữa hình thức sách khổ nhỏ, bỏ túi, giúp người đọc có thể dễ dàng mang theo các bản kinh Phật. Như thế để đọc vào mọi lúc, ở mọi nơi.
 
Khổ sách nhỏ không chỉ giới hạn trong nội dung Kinh Nhật tụng, Nghi thức Cầu an – Cầu siêu, mà có thể mở rộng ra đối với các bản kinh trong Đại tạng, mở rộng đối với mục tiêu phục vụ dạng sách tham khảo. Bản in kinh loại này có thể dùng những loại giấy đặc biệt, mỏng, dai, mà không thấm nước, không bị xuyên chữ để sử dụng cho bối cảnh thường mang theo trong người, trong túi xách.
 
Người xưa thường quan niệm kinh Phật chỉ đọc tụng khi thân tâm trang nghiêm. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh sống hiện tại, đọc kinh nên như niệm Phật, có thể là ở mọi nơi, mọi lúc, tận dụng mọi thời gian để đọc. Như thế, chắc chắn lời dạy của Đức Phật sẽ có tác dụng sâu rộng hơn. Điều cần thiết là dù trong hoàn cảnh nào cũng đều cần bảo quản trân trọng kinh Phật, tránh để xảy ra các tình huống bất kính, như vứt bản in kinh bừa bãi, lăn lóc, làm vấy bẩn, làm nhàu sách…
 
Đa dạng hình thức in ấn vẫn là một cách làm truyền thông quen thuộc đối với kinh sách tôn giáo nói chung. Kinh Thánh, quyển sách tôn giáo được xem là có ấn bản nhiều nhất thế giới, vẫn được in ấn dưới nhiều hình thức. Các bản in bỏ túi rất chắc chắn ở khâu đóng cuốn, nhằm mục tiêu bảo quản quyển sách. Nhiều bản sách có tính kinh điển trên thế giới có thể in dưới hình thức từ cỡ vừa đặt trong lòng bàn tay (dùng để đọc mọi lúc, mọi nơi) đến cỡ giấy A4, hay thậm chí lớn hơn thế (dùng để trang trí, bảo quản mang tính chất tôn nghiêm).
 
Do vậy, thực chất của vấn đề được đặt ra ở đây cũng vẫn là ứng dụng những phương thức truyền thông hiện đại phục vụ cho mục tiêu hoằng pháp.
MT

 


Âm lịch

Ảnh đẹp