Chùa Đại Bi ở Hải Thành, Liêu Ninh là một trong những chùa Phật giáo có mặt từ khi Phật giáo Đại thừa truyền đến Đại Lục Trung Hoa vào thời nhà Hán (2), vì số lượng không nhiều nên không có thiết lập “thùng công đức”. Lúc đầu chùa chỉ là một căn lều cỏ với hai vị sa môn thọ trì giới Tỳ kheo, giới Bồ tát; những vị Tăng nầy hành hạnh đầu đà, suốt đời không đụng đến tiền, mặc y bá nạp, ngày ăn một bữa, quá ngọ không ăn, trì bát khất thực. Trong khoãng mười năm, thế độ người xuất gia làm Tỳ kheo lên đến mấy trăm, người quy y Tam Bảo có đến mấy vạn. Mỗi lần chư Tăng vân du, đi suốt mấy chục vạn cây số, khiến vô số người được thân cận Tam Bảo, nghe được Phật Pháp.
Trụ trì chùa Đại Bi, đại sư Diệu Tường, người thành lập ra Tăng đoàn Diệu Tường.
Toàn thể chư Tăng và cư sĩ hộ pháp chùa Đại Bi đều tuân hành nghiêm chỉnh giới luật Phật chế, ngày ăn một bữa, quá ngọ không ăn. Toàn thể chư Tăng trên đường hành cước đều phải trì bát khất thực, gieo trồng vô lượng vô biên phước điền cho chúng sanh.
Nhiệm vụ của người đệ tử Phật là cúng dường Tam bảo, công đức ấy thật không thể nghĩ bàn.
Chùa Đại Bi có những quy định cho việc hành cước, khất thực như sau: một là tuân thủ giới luật Phật chế, duy trì Chánh Pháp. Hai là tiếp cận chúng sanh, tuyên giảng Phật Pháp, tạo cơ hội cho mọi người biết hành thiện, hướng thiện, gieo trồng phước điền.
Quy định Phật chế, khất thực không được thì chuyển qua nhà khác, không được nói lời oán trách và có vẻ không vui, chỉ khất thực 7 nhà, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, sau khi khất thực xong liền quay trở về.
Chư Tăng chùa Đại Bi trên đường hành cước không được ngủ nhờ trong nhà người dân, chỉ có thể qua đêm dưới gốc cây, dưới gầm cầu hoặc ở ngoài trời.
Chùa Đại Bi quy định chư Tăng trên đường hành cước không được ngồi nghỉ trên những công cụ giao thông.
Chư Tăng chùa Đại Bi tự thân thực hành thể nghiệm thực tiễn Phật Pháp, chủ động bắt tay vào việc xây chùa, sửa lộ. (Khi lao động gặp phải các chúng sanh như côn trùng v.v.. bèn nhặt lên đặt ở nơi an toàn để tránh ngộ sát)
Chư Tăng chùa Đại Bi trên đường hành cước tuyên dương Phật Pháp, giáo hóa chúng sanh, khiến cho ngàn vạn người quy y Tam Bảo, xác lập niềm tin chân chánh.
Ánh hoàng hôn phản chiếu hình bóng chư Tăng chùa Đại Bi
Ảnh chụp chung của chư Tăng chùa Đại Bi và các tín đồ Phật tử.
Các phụ nữ mang thai tham gia lễ quy y trước chùa Đại Bi.
Tín chúng bái sám suốt đêm trước chùa Đại Bi.
Chùa Đại Bi y giáo phụng hành, xiển dương Phật Pháp.
Chùa Đại Bi nhang thanh một nén, không lấy một xu.
Chư Tăng chùa Đại Bi trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không thọ nhận tiền bạc của tín thí cúng dường.
Chư Tăng chùa Đại Bi ngồi thiền bên cạnh những bông hoa tươi.
Chư Tăng chùa Đại Bi dưới ánh bình minh.
Trong “Kinh Kim Cang” ghi: “Khi ấy, đến giờ khất thực, Thế Tôn đắp y mang bát vào thành Xá Vệ, theo thứ tự khất thực xong, trở về bổn xứ”. Hôm nay, sau 2.500 năm, những đệ tử quy y Tam Bảo chúng ta có thể thấy lại được hình ảnh nếp sống ngày xưa, giống như thấy Phật vậy!
Đức Phật bỏ ngôi thái tử, rời khỏi hoàng cung, mặc vải sô, ăn đồ khất thực, nằm giường cỏ, xây dựng Tăng đoàn Tỳ kheo, chế định giới luật thanh tịnh cho bốn chúng đệ tử. Trong luật quy định người tu ăn đồ khất thực, ngày ăn một bữa, mặc y bá nạp bằng vải thô hoại sắc vá víu lại, không được cầm giữ vàng bạc, không được nghe xem ca vũ, không được trang sức vàng bạc châu báu, không được đeo hoa thoa hương, không được ngồi giường cao rộng lớn, không được ở phòng lớn quá một trượng vuông v.v.. Đó là những cách thức sinh hoạt của đức Phật và yêu cầu đối với người xuất gia, đã thể hiện đầy đủ một nguyên tắc đạo đức cao thượng ly tham ly dục.
Nói đến đây, bất giác tôi nhớ ra điều được ghi trong kinh điển, đức Thế Tôn đã từng biện luận khiến ngoại đạo khuất phục, một Bà-la-môn ngoại đạo bảo đức Phật rằng:“Bây giờ tôi không làm gì được Ngài, nhưng sau 1.000 năm chúng đệ tử ma tôn của tôi sẽ mặc y phục, cầm kinh điển, mang y bát của Ngài, xâm nhập vào hàng ngũ của Ngài, triệt tiêu toàn bộ Phật giáo.” Thế Tôn nghe rồi, im lặng không nói, buồn bã rơi lệ. (3)
Tiểu Tăng chùa Đại Bi ngồi thiền bên vệ đường.
Chư Tăng chùa Đại Bi giao lưu với mọi người, mọi người đều chấp tay thủ lễ.
Tam học: Giới- Định- Tuệ của Phật giáo, Giới học đứng đầu. Tăng đoàn Diệu Tường chùa Đại Bi lấy giới làm thầy, ngược dòng về nguồn.
Là một mẫu mực của Phật giáo Đại thừa tại Đại Lục Trung Quốc, cũng là khiến cho những người đệ tử Phật đầy đủ niềm tin chân chánh nhìn thấy hy vọng.
Chư Tăng chùa Đại Bi uy nghi.
Chư Tăng chùa Đại Bi đều có trình độ văn hóa rất cao, đa số là sinh viên. Trước khi xuất gia, có vị là bác sĩ, có vị là ký giả, có vị là kỹ sư. Cư sĩ Đại Điểu lập ra trang webGiải Thoát, trong số 8 người làm chủ trang web thì đã có 5 người xuất gia, 2 người đang ở trong chùa thực tập và học hỏi trước khi chính thức xuất gia. Những người nầy xuất gia có thể không phải vì chán nản cuộc đời, trắc trở tình duyên, mà là vì niềm tin thực tiễn của họ.
Chư Tăng trẻ ở trong chùa Đại Bi không ngừng trưởng thành, phát huy hết tài năng.
Tất cả tín chúng trong chùa Đại Bi cung kính nhường đường chư Tăng.
Giới luật hằng còn, chánh pháp mãi hưng thạnh. Hùng tráng thay! Cảnh đại chúng tùy hỷ, tán thán 8 vị Sa-di mới xuất gia ở chùa Đại Bi.
Trước khi tuyên thệ, các vị Sa-di hướng về cha mẹ lạy tạ ân đức lần cuối, trong buổi lễ chỉ có một người cha đến. Việc nầy đối với người dân bình thường ở Đại Lục Trung Quốc có chút bi tráng, thực ra nên xem đây là một việc vinh quang nhất trong đời người.
Chư Tăng chùa Đại Bi nhìn thẳng vào cuộc đời, lạc quan bao dung, trụ trì và tăng chúng tình như cha con, cùng tu cùng tiến.
Tất cả công việc trong chùa Đại Bi đều do Trụ trì, Tăng chúng và những cư sĩ hộ pháp phát tâm ở chùa làm. Tất cả công việc đều tự nhiên, trôi chảy và ngăn nắp gọn gàng như thế.
Những cư sĩ phát tâm tham gia công tác chuẩn bị Pháp hội đang thỉnh cầu hòa thượng trụ trì chỉ bảo.
Lấp mặt lộ bằng phẳng trước khi bước vào Pháp hội.
Những người làm việc xếp hàng truyền phẩm vật cúng dường vào.
Thời kinh tối, các cư sĩ phục vụ đều ngưng tay làm việc để đọc tụng kinh điển.
Tăng đoàn chùa Đại Bi dưới sự hướng dẫn của Pháp sư Diệu Tường lại tiếp tục lên đường.
Chư Tăng chùa Đại Bi trên đường hành cước tọa thiền nghỉ ngơi.
Pháp sư Diệu Tường giảng kinh cho tín chúng đến chùa lễ Phật.
Chư Tăng chùa Đại Bi trên đường hành cước giảng giải ý nghĩa của giáo pháp cho tín đồ Phật tử đến nghe.
Trong Chùa Đại Bi đầy bầu không khí học tập, ở đây Tam tạng mười hai bộ của Phật giáo chiếm uy quyền độc nhất. Lại có một nhóm tín đồ muốn thế phát xuất gia ở đây, thật cảm thấy vui mừng thay cho họ có thể trở thành Tỳ kheo trong Phật giáo, thật vô cùng hân hoan cho họ được xuất gia trong chùa Đại Bi.
Trong nhóm người thế phát nầy chưa ai có tên, vì họ còn phải ở trong chùa học tập và chịu sự khảo nghiệm nghiêm khắc. Tôi nghĩ vào ngày đức Thế Tôn thành đạo, họ nhất định sẽ được đắp y cà sa, trở thành một vị Tỳ kheo chân chánh.
Những lời muốn nói có liên quan đến chùa Đại Bi thì rất nhiều, một đệ tử Phật ở Đại Lục Trung Hoa có thể có duyên được nhìn thấy chùa Phật và tăng đoàn sống đúng pháp, tinh tấn, oai nghi như thế, thật là một cơ duyên thù thắng phi thường.
Đồng thời tôi cũng hy vọng các đệ tử quy y Tam Bảo có đầy đủ lòng tin chân chánh hãy quảng bá chùa Đại Bi và tăng đoàn Diệu Tường sống đúng như pháp. Hãy lấy hành động thực tiễn để chứng thực trách nhiệm của chúng ta. Càng hy vọng mọi người đều có thể đến chùa Đại Bi học tập và cúng dường Tăng đoàn Diệu Tường.
Tăng đoàn Diệu Tường chùa Đại Bi, rường cột của Phật giáo Trung Hoa, như Trường Thành quanh co không đổ, khiến chúng ta nhìn thấy được hy vọng.
Những hình ảnh khác của chùa Đại Bi trong Photo Album trên blog của tôi có phần hình ảnh về chùa Đại Bi, cũng có thể vào trang web Nghịch Nguyên và trang web Giải Thoát để tìm hiểu tường tận hơn tình hình chùa Đại Bi. Trong blog có kết nối vào hai trang web nói trên.
Trong bài viết nầy nếu có gì không thỏa đáng, xin phê bình chỉ thẳng, để sửa chữa lại được hoàn thiện hơn.
Ghi Chú: