Những người đặt chân lên hành tinh Đỏ sẽ ở lại đây vĩnh viễn và sinh
sống trên đó như quê hương thứ hai của họ.Giới chức NASA xác nhận rằng
họ đã triển khai dự án Hundred Years Starship hợp tác cùng Cơ quan Quản
lý các dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA). Có khởi điểm chỉ
1,1 triệu USD nhưng dự án này sẽ đưa người Trái đất lên định cư ở hành
tinh khác.Vĩnh viễn không trở lại Trái đất “Các bạn đã nghe thấy cả rồi
đấy” - Simon Worden, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ames nói trong buổi
lễ công bố dự án tổ chức ở San Francisco - “Chúng tôi hy vọng dự án sẽ
nhận được sự quan tâm từ các tỷ phú để thành lập quỹ Hundred Year
Starship và đưa người lên hành tinh khác”. Dự án này đang được Trung tâm
Nghiên cứu Ames, một trong những trung tâm nghiên cứu chính của NASA
quản lý. Các ước tính ban đầu đặt chi phí của dự án vào khoảng 10 tỷ USD
và có thể đạt thành công bước đầu vào năm 2030.
Mô phỏng hoạt động của con người trên hành tinh Đỏ.Tùy thuộc vào vị
trí của sao Hỏa khi bay vòng quanh Mặt trời mà khoảng khách từ hành tinh
này tới Trái đất sẽ dao động từ 54 triệu km tới 400 triệu km. Chuyến đi
gần đây nhất của một tàu vũ trụ Trái đất tới sao Hỏa thuộc về thiết bị
thăm dò Phoenix của NASA. Con tàu phóng đi vào tháng 8/2007 và hạ cánh ở
cực Bắc của sao Hỏa vào tháng 5 năm sau. Các chuyên gia đánh giá một
động cơ tên lửa sử dụng năng lượng hạt nhân có thể rút ngắn hành trình
xuống còn 4 tháng. Nhưng trước khi loại động cơ lý tưởng này ra đời, con
người phải sử dụng các động cơ thông thường với mỗi chuyến đi có thể
mất tới 9 tháng. Các tình nguyện viên tham gia chuyến đi hiểu rõ rằng họ
sẽ không bao giờ trở lại Trái đất. Nguyên nhân do chi phí để đưa họ trở
lại Trái đất sẽ khiến dự án trở nên siêu đắt đỏ, không thể thực hiện
nổi. Hàng viện trợ cũng sẽ được gửi tới thường xuyên để khiến họ có đủ
thức ăn, nước uống và không khí để thở trong thời gian định cư. Trong
các hành tinh thuộc hệ Mặt trời, sao Hỏa dường như có lượng nước khá
lớn, khiến nó là nơi lý tưởng để duy trì sự sống. Song Worden cảnh báo
việc tồn tại trên sao Hỏa không hề dễ dàng bởi nhiều vùng đất ở đây có
khí hậu khắc nghiệt, với nhiệt độ lạnh dưới 0 độ C và bầu không khí
loãng, lại chứa nhiều khí CO2 không thích hợp với lá phổi con người.
Những ý tưởng vô cùng táo bạo Trong buổi họp báo, Worden đã đề cập tới
hàng loạt ý tưởng cực kỳ mới lạ liên quan tới việc chinh phục hành tinh
đỏ. Ông cho rằng ngoài động cơ tên lửa thông thường và động cơ hạt nhân,
NASA đang xem xét một số ý tưởng di chuyển liên hành tinh có thể ứng
dụng trong tương lai gần. Đó có thể là động cơ ion hoặc động cơ nhận
năng lượng từ vi sóng phát đi từ Trái đất. “Ý tưởng của chúng tôi là nếu
bạn có thể truyền năng lượng tới một con tàu vũ trụ, bạn sẽ không cần
phải mang theo toàn bộ nhiên liệu cần thiết cho chuyến đi. Nếu hướng
nghiên cứu này thành công nó sẽ giúp nhân loại cải thiện đáng kể hoạt
động đi lại trong vũ trụ” - Worden nói.
Những người đầu tiên đặt chân lên sao Hỏa có thểsẽ sống trong những ngôi nhà như thế này
Ông cũng đề xuất việc sử dụng công nghệ sinh học tiên tiến và kỹ
thuật biến đổi bộ gene để con người có thể thích nghi với môi trường
mới. “Tôi cho rằng thay vì khiến môi trường sao Hỏa giống như Trái đất,
sau chúng ta không dựa vào công nghệ và tự biến đổi có thể thích nghi
với cuộc sống trên sao Hỏa” - ông tuyên bố. Ông cho rằng con người hoàn
toàn có thể đặt chân lên các vệ tinh của sao Hỏa trong năm 2030 và dùng
những nơi này làm địa điểm tiền trạm phục vụ cho hoạt động đổ bộ xuống
hành tinh Đỏ trong tương lai. Hoàn toàn trong tầm tay Tin tức về dự án
xuất hiện trong bối cảnh các nhà nghiên cứu thấy rằng hành trình một
chiều tới sao Hỏa có thể thực hiện được về mặt kỹ thuật và rẻ hơn so với
việc tới rồi đưa các phi hành gia trở lại Trái đất. Trong một nghiên
cứu đăng trên Tuần báo Vũ trụ học, Dirk Schulze-Makuch, một nhà phân
tích ở Đại học bang Washington và Paul Davies, một nhà nghiên cứu khác ở
Đại học bang Arizona, cho rằng 4 tình nguyện viên có thể tham gia sứ
mạng đầu tiên lên định cư lâu dài ở sao Hỏa. “Con đường một chiều lên
sao Hỏa sẽ không phải là dự án cố định như trong chương trình Apollo và
đây sẽ là bước đi đầu tiên trong việc thiết lập một sự hiện diện lâu dài
của con người trên hành tinh Đỏ” - họ nói. Tuy nhiên họ cảnh báo rằng
để đạt mục tiêu, nhân loại không chỉ phải hợp tác chặt chẽ với nhau mà
họ còn phải khôi phục trở lại tinh thần khám phá và chấp nhận rủi ro đã
từng có dưới thời của các nhà thám hiểm vĩ đại như Columbus và Amundsen.
Theo họ, tinh thần này tới nay đã thui chột nhiều và bị thay thế bởi
một văn hóa trọng sự an toàn, đồng thời chịu chi phối của chính trị.
Gia Bảo