Trong thời đức Phật
còn tại thế
Hôm nay, 15.5.2012, qua mạng, người bạn gởi cho tôi bài “Thiền là sản phẩm của Chúa tạo ra?” Đọc mới biết lúc Sư cô Hương Nhũ được mời thuyết trình tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận TP. Hồ Chí Minh (19.3.2011), với đề tài “Hơi thở nhiệm mầu” và sau đó Linh mục (?) Tạ Ân Phúc trong bài tường thuật có đoạn viết như sau:
“Từ
thuở tạo dựng, "Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người,
thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật" (x St
2,7), sự sống con người có được là do ân ban của Thiên Chúa. Hơi thở con
người là một điều hiển nhiên không thể chối cãi, thế nên đôi khi người
ta không còn chú ý đến nữa và quan tâm đến nhiều điều được cho là đáng
lo toan hơn trong cuộc sống. Nhưng điều chỉnh hơi thở và rèn luyện đúng
cách sẽ làm cho người ta khỏe mạnh hơn và tâm hồn thư thả, thoải mái hơn
qua việc tập thể dục, tập yoga, thiền”.
Qua email, người bạn cũng kèm theo một số ý kiến phản biện của độc giả
về đoạn văn nêu trên: [tôi để trong ngoặc kép và chữ nghiêng cho dễ phân
biết]:
“Người
ta cố ý “giựt” thiền ra khỏi Phật giáo để làm gì? Câu trả lời rất đơn
giản, vì thiền là một giá trị của Phật giáo, một bảo vật của Phật giáo.
Muốn
Phật giáo không còn giá trị nữa thì phải lấy đi bảo vật đó, biến nó
thành một thứ vật lý trị liệu “vào đầu thế kỷ XX”, hay do Thanh Hải Vô
thượng sự khai ngộ…”
Minh Thạnh
Muốn đọc các ý kiến phản hồi của các độc giả khác, vui lòng gõ vào đường link: http://www.phattuvietnam.net/3/13875.html
-- o o 0 o o --
Phản
biện của anh Minh Thạnh và các vị khác rất chính xác, khách quan và
khiêm tốn vềlối lý luận mập mờ thiếu cơ sở của Lm Tạ Ân Phúc, nhưng cũng
có vài phần nhỏ tôi không hoàn toàn đồng ý lắm. Sau đây là một số ý
kiến của tôi về Thiền và về đoạn văn của Linh mục nêu trên.
Thiền là một bộ môn khá bao quát, đa dạng tùy theo các trường phái. Tuy nhiên một định nghĩa có thể chấp nhận được: THIỀN là tập trung chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ đến cái gì khác.
Tùy theo mục đích của người thực hành, nên tôi chia Thiền thành hai loại: Thiền Giác ngộ (Meditation for enlightenment) và Thiền Sức khỏe (Meditation for health).
Lúc nói đến Thiền là người ta liên tưởng đến Phật Giáo vì chính Thái tử
tất Đạt Đa cũng nhờ thiền định liên tục 49 ngày mà Giác ngộ. Trong thời
đức Phật còn tại thế, Ngài luôn luôn ngồi thiền và dạy các đệ tử tu
thiền để thân tâm an lạc và cứu cánh là giải thoát giác ngộ. Hầu hết các
tượng Phật Thích Ca đều trong thế ngồi Thiền Định.
Ngoài đạo Phật cũng có Thiền, được gọi là Thiền ngoại đạo. Nhưng ít
người chú ý vì tác dụng của các loại Thiền nầy không thể so sánh với
thiền Phật Giáo vì, Thiền Phật Giáo được giảng dạy do một vị Giác ngộ đó
là Phật Thích Ca. Thiền Ấn giáo cũng góp phần vào việc trị liệu, nhưng
các “Thiền ngoại đạo” khác thì nên cẩn thận tối đa để tránh hậu quả xấu
có thể xẩy ra cho người thực hành.
Trên đường phát triển qua các quốc gia, tùy theo cách thực hành và tùy
theo trường phái nên, có các ngành thiền với tên khác nhau như Thiền Tào
Động, Thiền Tào Khê, Thiền phái Trúc Lâm, Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi …
Về phương pháp thì có Như lai thiền, Tham tổ sư thiền, Thiền Tứ niệm
xứ…
Hình mô tả chất xám gia tăng
nhờ ngồi thiền
Điểm
nóng và hào hứng cho giới Phật tử nhưng gây “chới với” cho nhiều người
của vài tôn giáo khác, đặc biệt tại Việt Nam, là hơn 50 năm qua khoa học
gia và y giới đã chứng minh rằng Thiền có khả năng làm cho con người mạnh khỏe hơn, đẹp hơn, thông minh hơn, sống lâu hơn, chống bệnh tật và lão hóa*.
Vì ngoài giá trị về phương diện giác ngộ và giải thoát, Thiền còn có
công hiệu rất thiết thực và bổ ích cho con người như thế, nên nhiều
người muốn “giành” Thiền cho tôn giáo của mình, mà Lm Tạ Ân Phúc là một.
Một tôn giáo, một học thuyết muốn đứng vững thì tôn giáo đó (hay học
thuyết đó) phải có ba tiêu chí căn bản: Nhân bản, Ứng dụng và Khoa học.
- Nhân bản, trải qua hơn hai ngàn năm truyền giáo, tôn giáo ấy quả thật không gây thiệt hại nhân mạng cho một ai?
- Ứng dụng, giáo
lý của tôn giáo ấy có đem lại lợi ích cho con người hay không, hay mang
đến chiến tranh và đỗ máu cho nhân loại bằng những cuộc Thánh chiến,
tòa án xử tử người khác tôn giáo (Tòa án Dị giáo: Inquisition), toa rập
với thực dân tạo chiến tranh và chiếm thuộc địa…?
- Khoa học, giáo thuyết củatôn giáo ấy có mang tính khoa học không? Hay mê tín dị đoan, thiếu lý trí?
Do thế, lúc viết “Từ
thuở tạo dựng, "Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người,
thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật" (x St
2,7), là Linh mục đã tự chà đạp giá trị tôn giáo mình, vì khoa
học chứng minh thủy tổ của loài người không phải do từ đất sét. Truyện
ông A Dong và bà Eva cũng là huyền thoại chứ hai ông bà tuyệt nhiên
không phải là thủy tổ của loài người! Và việc Chúa hà hơi vào đất sét,
nếu có, thì tuyệt nhiên không liên hệ gì đến việc “Theo dỏi hơi thở”
hay “Hơi thở nhiệm mầu” là một trong những pháp tu thiền của Phật Giáo
có từ hơn hai ngàn năm qua mà thuật ngữ Phật Giáo gọi là “Quán sổ tức”.
Thay vì trình bày lối tu thiền bằng cách quán hơi thở, tiếng Anh gọi là
Breathing Meditation, thì Sư cô Hương Nhủ đã tế nhị khéo léo của một
người chân tu và một nhà giáo dục trước một cử tọa đa phần là người khác
tín ngưỡng, nên Sư cô dùng cụm từ tuyệt đẹp “Hơi thở nhiệm mầu”. Linh
mục Tạ Ân Phúc đã không hiểu như thế, lại còn khập khiểng muốn ám chỉ
“hơi mà Chúa hà vào đất sét” cũng là một lối Tu thiền do Chúa đã thực
hiện từ thuở khai thiên lập địa, mà ngày hôm nay Sư cô Hương Nhủ trong
buổi thuyết trình “Hơi thở nhiệm mầu” chẳng qua là lặp lại phương pháp
của Chúa đã có từ lâu mà thôi! Thật là hết chỗ chê nhỉ?
Lm
Tạ Ân Phúc dĩ nhiên là không biết trong Phật giáo có một cuốn kinh gọi
là “Kinh Quán niệm hơi thở”. Phật chỉ bày phương pháp thở như thế nào
trong lối tu “Quán sổ tức” mà một Sư cô đã tài tình khéo léo dùng cụm từ
Hơi thở nhiệm mầu, nên cũng đã tạo cho Lm Tạ Ân Phúc dễ xào nấu thành một “món Thiền có từ lâu trong đạo Chúa” mà thực tế chưa bao giờ có!
Cũng không riêng gì Lm Tạ Ân Phúc, trên hệ thống internet, thỉnh thoảng
chúng ta cũng thấy, nhằm lưu giữ tín đồ khỏi tự ý chạy qua Phật Giáo,
họ đẻ ra danh xưng mới “Christian Meditation (Thiền Cơ đốc giáo). Thực
ra, trong kinh Cựu Ước và Tân Ước không thấy có chỗ nào nói đến Thiền.
Có chăng là Tĩnh tâm, nhưng Tĩnh tâm không phải là Thiền. Các chuyên gia
và y giới cũng không hề nói đến Thiền Cơ đốc giáo bao giờ? Và chưa bao
giờ thấy có ai gọi nhà Thờ là “Thiền đường, Thiền phòng, Thiền thất.
Trái lại, Phật giáo gọi cửa Chùa là cửa Thiền. Kinh tụng hằng ngày cũng
có tên là “Thiền môn nhật tụng”.
Thiền là một pháp môn giá trị trong tám vạn bốn ngày pháp tu của Phật
giáo. Thiền cũng có nhiều phái và nhiều kỷ thuật tu luyện khác nhau như
phái Thiền Tào Động, Thiền Trúc Lâm…Phương pháp tu thiền cũng có nhiều
như: Như Lai thiền, Tham tổ sư thiền, Thiền Tứ niệm xứ… như đã trình bày
ở một đoạn trước. Người học Thiền thì gọi là Thiền sinh, người dạy
Thiền thì gọi là Thiền sư. Chứ chưa thấy ai gọi Linh mục là Thiền sư…
bao giờ?
Có lẻ nằm trong tâm trạng thiếu bình tỉnh, nên Linh mục Tạ Ân Phúc lại
phạm thêm một sai lầm khác bằng việc trích một đoạn văn của “phe ta”,
trong cái gọi là “Thiền Kitô giáo” của Đỗ Trân Duy.
Ông Đỗ Trân Duy viết “Từ
lâu thiền cũng đã xâm nhập vào Kitô giáo, Thiền Kitô giáo chính là dạng
thiền của Đông Phương phối hợp với lối chiêm niệm của các ẩn sĩ Kitô
giáo trong thế kỷ III…”
[Theo: http://www.phattuvietnam.net/3/13875.html]
Vì gán ép và gượng ép không có cơ sở, vì lối tu Thiền chưa bao giờ có
trong Ki tô giáo, nên cả tác giả (Đỗ Trân Duy) và dẫn giả Lm Tạ Ân Phúc
viết: “Từ lâu thiền cũng đã xâm nhập vào Kitô giáo”. Viết như vậy, có nghĩa là trong Kitô giáo thực sự là chưa bao giờ có Thiền, nay Thiền mới xâm nhập vào. Và ông Đỗ Trân Duy xác định thêm:”Thiền Kitô giáo chính là dạng thiền của Đông Phương…” Cũng
thế, đọc không kỷ, tưởng đâu trích dẫn ý kiến của “phe ta” là có thể
biện minh được sự sai lầm có hậu ý của mình, hóa ra chính dòng chữ nầy
của ông Đỗ Trân Duy, một lần nữa, lại bộc lộ rõ thêm Kitô giáo vay mượn Thiền của Đông Phương vào thế kỷ III. Nhưng không cho biết tên các ẩn sĩ là những ai?
Và cũng nên để ý rằng Phật Thích Ca ra đời trước Chúa Giê-su đến 5 thế
kỷ, cọng với 3 thế kỷ mà các “ẩn sĩ chiêm nhiệm…”. Tổng cọng là 8 trăm
năm. Điều ấy có nghĩa là Thiền được đưa vào trong
Kitô giáo cách nay khoảng 1200 năm. Trong lúc đó Thiền đã được Phật dạy
cho đệ tử cách nay hơn 2500 năm. Như thế, tôn giáo nào có “môn Thiền”
trước tôn giáo nào đến cả 12 thế kỷ?
Dẫu vậy, chúng ta cũng không thấy có sử gia nào nói đến hoặc có cuốn
Thánh kinh nào của Kitô giáo đề cập đến Thiền? ngoại trừ ông Đỗ Trân Duy
và Lm Tạ Ân Phúc mới tạo ra sau nầy. Còn trong Phật Giáo thì phương
pháp tu thiền đã có trong Ba tạng kinh điển được lưu truyền hơn hai ngàn
năm trăm năm qua.
Ngày nay, tại Việt Nam có nhiều người thích học Thiền, nghe Thiền, thảo luận Thiền, ngồi thiền, viết sách về Thiền... Vì Thiền không còn là một trào lưu mà là một lối sống văn minh, lành mạnh, trí thức và khoa học.
Bởi thế các nước tân tiến như Mỹ, Thiền đã và đang đi vào các cơ sở
giáo dục, văn phòng luật sư, các bệnh viện, các hội thể thao, bộ Quốc
phòng, nhà tù và các chủ doanh nhân xí nghiệp tầm cở quốc tế...
Steve Jobs là một vừng trăng lừng lẫy chiếu khắp cả thế giới với công
nghệ vi tính là một người thực hành Thiền chánh niệm” (Mindfulness
Meditation). Lúc ông mất, Tổng thống Mỹ, Obama, ca tụng: “…ông (Steve Jobs)
đã thay đổi đời sống của chúng ta, tái định hình ngành kỹ nghệ và đã
đạt được một trong những hứng thú hiếm hoi nhất trong lịch sử loài
người: Ông đã thay đổi cách mà chúng ta nhìn thế giới”. [http://www.whitehouse.gov/blog/2011/10/05/president-obama-passing-steve-jobs-he-changed-way-each-us-sees-world].
Apple's Steve Jobs, bottom-right in black shirt, and Facebook's
Mark Zuckerberg flank President Obama in Thursday photo (Feb. 18.2011)
Thống đốc bang California, Jerry Brown, Cựu phó Tổng thống Al Gore, Tổng thống Obama cũng ngồi thiền.
Tại Việt Nam, hệ thống tin học được phổ cập nên các thông tin của thời
đại, cũng như Thiền, được các giới nhất là tuổi trẻ đón nhận một cách
vui thú tích cực. Qua sách báo, băng giảng của chư Tăng Ni cũng tạo
phương tiện không nhỏ cho vấn đề nầy.
Thiền Sức Khỏe là một “món hàng” quý giá, đa dụng, bổ ích và không tốn
tiền, nên Thiền đang trở thành một lối sống mới, hấp dẫn và hào hứng của
con người nhất là giới trẻ hiện nay.
Hơn thế nữa, ngoài chức năng làm cho con người thông minh hơn, đẹp hơn,
mạnh khỏe hơn, sống lâu hơn, ngăn ngừa và chống bệnh tật, chống lão
hóa, Thiền còn có thể sử dụng như một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để canh tân đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh.
Thật vậy, nếu Thiền được đưa vào y tế, song hành với y dược, thì bệnh
nhân có cơ hội chóng lành hơn, góp phần làm giảm ngân sách chi tiêu y tế
của cá nhân và của bộ Y tế. Nếu đưa vào trường học thì học sinh, sinh
viên có cơ hội mạnh khỏe hơn, thông minh hơn, đẹp hơn. Nếu truyền vào
nông thôn, thì sức khỏe của dân quê sẽ tốt hơn. Và đó là một trong những
phương cách làm cho kinh tế nông thôn phát triển tốt. Một gia đình hoặc
một dân tộc có nhiều người bệnh tật thì trong gia đình ấy, trong quốc
gia ấy, con người không thể có một đời sống kinh tế ổn định và hạnh phúc
khả dĩ.
Do những tác động hữu ích và hữu dụng sáng chói ấy nên Thiền đang trở
thành một điểm nóng và đang là một trào lưu, một xu thế, một lối sống
văn minh và khoa học của thời đại không thể thiếu hiện nay.
Trước tình trạng nầy một số người đã mở những Trung tâm dạy thiền chữa bệnh. Có vài nơi kết quả tốt. Vài
tôn giáo cũng cho tu sĩ đến nhờ Tăng Ni Phật Giáo dạy thiền. Số khác
cũng “vào nghề” với những loại Thiền xuất hồn, thiền nhân điện, khai mở
luân xa…làm cho một số người suýt chết, người thì bị tẩu hỏa nhập ma, bỏ
thờ cúng ông bà tổ tiên và tâm hồn trở nên bất thường hoặc lững thững
như người mất hồn.
Hơn một năm qua, được chư Tôn Đức Tăng Ni và thiện hữu tri thức khuyến
khích, được ban Tri sự Phật Giáo, ban Giám hiệu Học viện, chùa, tịnh xá
ưu ái, và ban chức năng tạo điều kiện thuận lợi nên tôi đã thuyết trình
về Thiền sức khỏe
trên 40 địa điểm trong nhiều tỉnh thành và học Viện. Thính chúng vô
cùng hoan hỹ. Một trong những thất bại của tôi là thiếu thời gian thực
tập cho thính chúng. Trái lại, một trong những điểm tốt là, tôi chỉ giới
thiệu đến thính chúng bộ môn Thiền sức khỏe (Meditation for Health) với phương pháp Thiền chú (Mantra Meditation), Thiền quán (Visualization Meditation), Thiền Chánh niệm (Mindfulness Meditation), Thiền thở (Breathing Meditation) và Tịnh độ.
Thiền thở (Quán sổ tức) là một phương pháp mà Phật và khoa học gia
khuyến khích sử dụng vì dễ và có hiệu quả nhanh chóng, chỉ cần định tâm
được 10 phút tối thiểu, ngày hai lần là sẽ cảm nhận thư thái ngay.
Những phương pháp Thiền vừa kể, nếu hành giả không định được tâm thì
không có kết quả, nhưng không xẩy ra tình trạng tẩu hỏa nhập ma như
Thiền giác ngộ. Loại Thiền nầy cần có minh sư hướng dẫn.
Với những ích lợi vô cùng rực rỡ của Thiền mà khoa học gia và y giới đã
chứng minh, nên có người muốn lấy điểm cho Chúa bằng cách gán ép sai
lầm rằng Chúa là tác giả của Thiền. Và sau bức màn tự nhận sai lầm ấy, họ lại dùng Thiền của đạo Phật Giáo để cải đạo Phật tử.
Thêm vào đó, nhiều người không có trình độ nhưng vẫn mở lớp dạy thiền
mà không hề biết sự nguy hiểm của Thiền nếu thực hành không đúng cách.
Nếu quả thật, Thiền cũng do Chúa tạo ra thì càng tốt vì, sẽ đóng góp
thêm cho văn hóa nhân loại. Nhưng tôi viết bài nầy không nhằm mục đích
tranh luận với Linh mục Tạ Ân Đức và ông Đỗ Trân Duy là: Thiền
có phải do Chúa tạo ra không? Vì chỉ có những người không nghiên cứu
hoặc mang mặc cảm tôn giáo mới ngụy biện và gượng ép rằng Chúa tạo ra
hết thảy mọi sự kể cả Thiền. Từ sự gán ép thiếu cơ sở nầy có thể
sẽ dẫn đến việc thiết lập những Trung tâm Thiền trị bệnh, nhưng hướng
dẫn sai phương pháp tạo tình trạng tẩu hỏa nhập ma hoặc bệnh tâm thần
cho quần chúng. Đó là điều không nên có. Dân tộc đã quá tang thương vì
thực dân đế quốc. Do đó, những ai không chuyên môn, không nghiên cứu
tường tận về Thiền thì không nên viết và không nên dạy vẽ cho người khác
điều mà mình không sở trường. Vì Thiền là một Khoa học, trong một
phương diện khác, chính nó là thuốc. Không nên cho NHẦM TOA và diễn dịch
sai lạc sẽ có hại cho sức khỏe quần chúng. Ngay cả những người chuyên
môn cũng còn phải học hỏi thêm: “Trong 30 năm nghiên cứu, cho thấy thiền là phương thuốc trị liệu rất tốt, thiền là một kháng tố chống lại bệnh phiền muộn”, ông Daniel Coleman tuyên bố như vậy. Ông là tác giả cuốn Destructive Emotions,
ghi lại buổi hội luận giữa ngài Đạt Lai Lạt Ma và một nhóm các khoa học
gia về thần kinh” (Tuần báo Time: The Science of Meditation (Khoa học
Thiền Định) số ra ngày 4.8.2003**
Linh mục Tạ Ân Phúc cũng nên biết rằng, trong lãnh vực trị liệu, trước
đây có hai nhân vật tiêu biểu là Carl G. Jung (1875-1961) và Erich S.
Fromm (1900 - 1980) đã sử dụng Phân tâm học Phật Giáo trong việc trị các
bệnh tâm thần. Ngày nay các bác sĩ như Dean Ornish, Herbert Benson, Jon
Kabat-Zinn…sử dụng Thiền Chánh niệm của Phật Giáo (Mindfulness
Meditation) cho các bệnh tim, bao tử, HIV (si-đa)…
“The New York Times” là một trong những tuần báo giá trị nhất của Mỹ,
số ra ngày 14.8.2003 với tựa đề lớn “Is Buddhism Good for Your Health?”
(Phải chăng Phật Giáo tốt cho sứ khỏe?). Trong đó có đoạn viết: “Những
thí nghiệm trên vị sư tại Madison đang bắt đầu tách ra những nghiên cứu
nhỏ nhưng đầy khích lệ cho thấy thiền Phật giáo không những ảnh hưởng
đến những cảm xúc mà còn đặc biệt cho cơ thể nữa. Thiền cũng có thể áp
dụng cho những người không phải Phật tử để giảm căng thẳng, giảm buồn
chán, phát triển những điều tốt cũng như tăng cường hệ miễn nhiễm…” [Hệ
miễn nhiễm yếu là nguồn gốc của bệnh tật, HQ].
Minh tinh màn ảnh, Heather Graham, thực hành thiền để chống lão hóa
Tóm
lại, Thiền đã có trong Phật giáo ít nhất là từ lúc Ngài Cồ Đàm thiền
định 49 ngày dưới gốc cây Bồ đề để thành Phật. Và Thiền cũng hiện diện
trong Kinh tạng Phật Giáo từ hơn 2500 năm. Nhưng không hề thấy Thiền
trong lối tu, nếu có, của Ngài Giê-su và trong Thánh kinh.
Những khám phá của khoa học gia và y giới ngày nay đã làm chứng thêm
cho lời dạy của Đức Phật, và Phật được ca tụng là “Vô thượng y vương”.
Thiền là một trong những cách biết sống với hạnh Từ Bi Hỹ Xả,
nhờ thế mà bạch huyết cầu gia tăng, hệ miễn nhiễm (immune system) mạnh
nên cơ thể có khả năng chống lại vi khuẩn và vi trùng; là hai đạo quân
chính quy tạo nên bệnh tật.
Thiền là một trong 8 vạn 4 ngàn phương cách tu hành mà Phật đã dạy.
Nhưng Phật ra đời là vì lợi ích cho nhân loại chúng sanh. Do đó, Phật
Giáo không bao giờ nói rằng mình là sở hữu chủ của Thiền. Bất cứ ai, kể
cả tín đồ Kitô giáo, muốn có lợi ích thì thực tập, không cần xin phép
ai, không cần chen lấn, không phải trả tiền mà lợi ích thì vô cùng thiết
thực và nhanh chóng. Nhưng phải biết thực hành đúng cách để tránh tai
họa.
Bởi thế, nếu các quốc gia trên thế giới, nhất là các tổ chức Phật Giáo,
huấn luyện hằng trăm ngàn tu sĩ và cư sĩ biết sử dụng Thiền để chửa trị
bệnh cho mình, và sau đó tổ chức hướng dẫn dân chúng ở các quốc gia
châu Mỹ La tinh và Phi châu, bị bệnh xi-đa đến 30%, biết sử dụng Thiền
để chận đứng sự phát triển của căn bệnh hiểm nghèo nầy, là một việc làm
vô cùng cần thiết và hữu ích. Việc làm nầy, không những giúp nhân loại
chống bệnh tật hữu hiệu và không tốn tiền, mà còn tạo cho thế giới hòa
bình và thịnh vượng hơn.
Các em người Phi châu trong một khóa thiền
Thiền
cũng là một trong những pháp môn thù thắng của đạo Phật. Và nhiều quốc
gia tân tiến đang áp dụng Thiền vào hầu hết các ngành nghề ngay cả nhà
tù như chúng ta thấy ở trên. Nhưng
buồn thay, tại Việt Nam, có nhiều nơi chùa chưa đến giờ mở cửa, nên một
vài Phật tử đã đi tu thiền bên nhà thờ! Giáo hội chưa có chương trình
cụ thể về vấn đề nầy. Mà đúng ra, Giáo hội hoặc ban Hoằng pháp nên đào
luyện hằng chục ngàn Tăng Ni và cư sĩ về Thiền sức khỏe để giúp dân. Việc
đào luyện chỉ cần một thời gian ngắn, từ 3 đến 6 giờ, vì đa số chư Tăng
Ni đã có kiến thức sẵn, còn cư sĩ thì tuyển dụng những người có trình
độ hiểu biết cao về Phật học.
Phật Giáo là một tôn giáo hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc qua
các thời kỳ nổi chìm của vận nước, nhưng nếu không chuyển mình kịp thời
thích ứng với thời đại thì sẽ có lỗi với tiền nhân và lịch sử Phật giáo,
lịch sử dân tộc.
Hồng Quang
18.5.2012
* Hồng Quang, “Thiền và những lợi ích thiết thực”, Tủ sách Tôn giáo, nhà Xuất bản Phương đông, TPHCM, 2012. Hoặc trên: www.tongiaovadantoc.com, vào “Danh mục tác giả” nằm phía dưới trang, góc bên phải.
** Read more: http://www.time.com/time/covers/0,16641,20030804,00.html#ixzz1vEG68tpa. Bản dịch của Hồng Quang và Đỗ Hữu Minh. Cuốn thứ 5 trong bộ sách 10 cuốn “Phật học ứng dụng”.