Một số nhà nghiên cứu trước đây cho rằng cá khi bị móc phải lưỡi câu hay bị ném lên
bờ thường đau đớn, dãy dụa, vật vã trước khi chết là phản ứng có tính cách
phản xạ mà chúng không thực sự cảm thấy đau trong nhận thức, như cái
đau của con người. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên
cứu đã thử nghiệm bằng cách tiêm
thuốc morphine, một loại
thuốc giảm đau cho một nhóm cá, và tiêm
một loại thuốc giả (placebo) cho một nhóm cá khác. Sau đó họ
cho cả hai nhóm chịu dưới sức nóng gay gắt đến mức độ đau đớn nhưng
không gây nguy hại đến sự sống của chúng, để quan sát xem
chúng có những cảm giác như thế nào.
Kết quả là cả hai nhóm cá
đều có những phản ứng giống nhau, chúng
dãy dụa, quằn quại, máu đỏ
chảy ra miệng và mang. Tuy nhiên, khi trả về môi trường tự nhiên, “Nhóm cá được tiêm thuốc morphin hoạt động
một cách bình thường, như không có chuyện gì xảy ra. Trong khi đó, nhóm cá được
tiêm thuốc giả đã có những hành động
cảnh giác phòng thủ, những hành động biểu tỏ sự thận trọng, nỗi sợ hãi và lo
lắng,” ông Joseph Garner, phó giáo sư tại đại học Purdue University đã cho
biết như vậy.
"Thí nghiệm cho thấy rằng cá không những chỉ có cảm giác đau đớn mà còn có sự thay đổi về
cách ứng xử sau đó," ông Janicke Nordgreen, một sinh viên tiến sĩ của trường đại học thú y Norwegian
School of Veterinary Science nhận định sau đó. "Cùng với những
gì chúng ta biết từ các thí nghiệm được thực hiện bởi các nhóm khác, điều này kết luận rằng
loài cá có
nhận thức đau
đớn, sợ hãi và lo lắng, đồng thời có
ý thức chuyển
đổi cách
ứng xử sau đó."
Ông nói thêm.
Một nghiên cứu khác cho thấy tôm hùm và cua (lobsters
and crabs) cũng
có những cảm giác đau đớn
tương tự.
Garner và Nordgreen công bố kết quả của họ trong tạp chí khoa học Applied Animal Behaviour Science.
Nghiên
cứu mới này đặt
ra nhiều vấn đề đạo đức xã hội, nhất là ở những quốc gia có nền văn hoá
ẩm thực
biển. Trong các nhà hàng sang trọng cũng
như bình dân, thỉnh thoảng chúng ta thấy người ta bỏ cá, tôm hùm hay cua
đang còn
sống vào một chảo dầu thật nóng hay nồi nước đang sôi, đậy nắp nồi lại
để mặc
cho chúng vẫy vùng trước độ nóng chết người, và chúng ta biết số phận
của những
con cá hay tôm cua sẽ ra sao. Sau đó chúng được biến thành những món ăn
ngon cho
một số người. Có thể nói ngay rằng đó là một nền văn hoá ẩm thực không
mấy văn
minh của loài người. Trước đây họ dựa
vào các nghiên cứu được tài trợ từ các hiệp hội của kỹ nghệ đánh bắt cá
cho
rằng cá tôm cua không có cảm giác đau đớn, như là một biện minh cho hành
động
của mình. Kết quả nghiên cứu mới nói trên là bằng chứng tích cực của sự
vô nhân đạo của nghành câu cá giải trí và công nghiệp đánh bắt cá. Liệu
chúng ta có
còn thích đi câu, đánh bắt tôm cá hay ăn uống theo lối hành hình chúng
trong
dầu sôi lửa đỏ như vừa kể không?
Xin cầu chúc
mọi loài chúng sinh đều được sống an lành.
Tâm Linh
(Theo Applied Animal Behaviour Science & Discovery News)