Khi Thiên Nhiên Bất Bình, Loài Người Phải Than Khóc


Nhìn từ Quan điểm Phật giáo Tỳ khưu Giáo Sư Dhammavihari Thera TKN Huyền Châu dịch
09/12/2013 20:46 (GMT+7)
Số lượt xem: 1829
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Những thảm họa vừa mới xảy ra do những cơn sóng thủy triều như hàng đàn quái vật khổng lồ cuốn phăng tất cả mọi người mọi vật ở vùng duyên hải Đông Nam Châu Á làm loài người trên toàn cầu hoang mang lo sợ, thúc đẩy chúng tôi diễn giải vấn đề nầy theo quan điểm Phật giáo .



 Khi thiên nhiên bất bình, như chúng tôi đã trình bày ở trên, ảnh hưởng đến mạng sống của con người trên trái đất này ở bất cứ địa hạt nào, bất phân giai cấp, chủng tộc, tôn giáo cũng như đạo đức luân lý nào.

Nhờ những phương tiện thông tin hiện đại trên thế giới, con người ở hang cùng ngõ hẻm nào cũng sử dụng được.Và điều đó, luôn được sử dung rất bén nhạy cho lợi ích, an toàn và hạnh phúc của con người. Nhưng rõ rành rành là thảm họa nầy không thể tránh được. Thiên nhiên chạy nhanh hơn con người. Phải chăng nơi nào con người thành công nơi đó con người sẽ thất bại? Đó là vấn đề chúng ta không bao giờ tự hỏi chính chúng ta. Thà chúng ta khám phá trước trong giới hạn của chúng ta, mỗi một chúng ta, dù ở phương đông, phương tây, phương nam hay phương bắc, nên làm việc trong những giới hạn đó.

Ngay cả trong thời kỳ tiền khoa học, những thảm họa thường xảy ra trong thiên nhiên nầy như động đất, núi lửa bùng nổ, sóng thủy triều, bão nhiệt đới và lũ lụt tàn phá thảm khốc (không quên trận Đại Hồng Thủy Nô-ê). Con người trên trái đất thời đó đã giải thích theo cách rất đơn giản như họ nghĩ, những hiện tượng nầy xảy ra nhiều lần lên đến mức họ cho đó là những hoạt động thánh thần hay sức mạnh siêu nhiên. Người cổ Ấn Độ thời Vệ Đà (nghĩa là hằng ngàn năm trước thời kỳ Phật giáo) đã xem sấm và chớp như những chức năng được phó thác cho Thần Mưa Parjanya. Cho phép ông ta đánh chết những kẻ làm ác trên đời bằng những cú sấm chớp. Rgvada rất tiêu biểu khi nói rằng:” Thần Parjanya, bằng sấm và chớp sẽ đánh chết những kẻ làm ác” (Parjanyah stanayan hanti duskrtah.)

Thần Nước, Waruna, cũng đáng sợ không kém gì Thần Mưa. Ông khộng những tỏ ra dữ dội đối với thế giới bên ngoài, bằng những đợt sóng trào khủng khiếp, mà còn trừng phạt thẳng tay những kẻ có tội, làm thân hình họ phình trướng nước và cuốn họ trôi vào vực thẳm như nạn nhân của bệnh phù thủng Ascitis đáng kinh sợ. Loài người chưa khám phá ra tính đồng nhất của mình với vũ trụ và nội lực của chính bản thân, đã qùy lạy van xin được che chở.

Tại một nơi nào đó, thời kỳ có mưa đá từ trên những vòm trời trút xuống được diễn giải là thần phẫn nộ hay thần báo thù con người vì đã cư xử sai lầm đầy tội lỗi trên đời. Những thảm họa đó được cho là những hình phạt từ trên trời giáng xuống, mà con người phải gánh chịu một cách vô vọng.

Dù diễn giải cách gì con người trên đời vẫn cho những hiện tượng nầy, người xưa cho là trời giáng xuống, ngày nay moi người đều biết như những hiện tượng vừa mới tái diễn trện thế giới chúng ta đang sống, đang xảy ra có chu kỳ. Thiên nhiên trong vũ trụ là cái đang là, Phật giáo xem đó như là những biến cố trong thiên nhiên xếp vào loại vận hành của thiên nhiên (utu-niyama). Chúng hoạt động đều đặn như quá trình nẩy mầm của những hạt giống trong môi trường thích hợp. Phật giáo gọi đó là sự vận hành của hạt giống (bija-niyama).

Khi những thảm hoạ nầy xảy ra, cướp đi mạng sống con người, chim muông và luôn cả thú rừng không từ một cái gì cả. Tàn phá theo sát gót moi người và muôn vật. Khó tin được sự phán xét nào cho là có tội hay vô tội giáng xuống cho ai đó, trong thảm họa nầy. Chúng ta quên nhìn ý nghĩa đạo đức nào thoát ra từ những điều nầy.

Tuy nhiên, trong những trường hợp như thế nầy, mọi người trong chúng ta đã sống sót, và ai trong địa bàn sinh hoat thường nhật của mình đã có lỗi với bạn hay những người chung quanh do sơ suất hay tính toán, bây giờ nên luôn cảm nhận trong chính tự tâm mình, một lỗi đạo đức sâu kín. Đó thực sự là lời cầu nguyện thiết tha- mong điều này nên xảy ra như thế, bất kỳ người đó thuộc chủng tộc hay tôn giáo đạo đức nào. Hay họ sống nơi nào trên thế giới nầy.

Đối với mọi người, biến cố mới xảy ra nầy thực sự tạo cơ hội để thú tội hay tự chuộc tội ngay trong đời này. Đối với những ai đã khốn khổ trong thảm họa này, không kể đến mặt vật l‎ý, nếu chúng ta thực sự đau khổ trong suốt trận hỗn loạn nầy, thì ngày phán xét đã đến. Điều đó không bị trượt mất. Điều nầy chúng ta chuyển giao như một thông điệp cho nhân loại. Tư duy mới nầy và sự thay đổi thái độ nầy của chúng ta bây giờ là nhân tố không thể phủ nhận được trong phương hướng tái thiết lập cộng đồng đã bị tàn phá bất cứ nơi nào trong vùng chịu thảm họa này. Tốt hơn hằng bao vàng đầy ắp có hoặc không có dây buộc. Chỉ điều nầy thôi sẽ đem lại hòa bình trên địa cầu và thiện chí giữa con người.

Hãy suy nghĩ về những điều đã xảy ra. Chúng ta cần cảnh giác đúng vị trí thực sự của chúng ta trong thế giới chúng ta đang sống. Chúng ta sẽ không tự xem mình là những người được ân sủng ở trên đời nầy, có liên lạc trực tiếp với cõi trên, bất kỳ ở trong vùng riêng biệt nào, khi gặp những hiện tượng nay chúng ta tiếp tục khấn nguyện phục tùng để nhận được đặc ân hợp lý hóa cho đời sống hiện nay của chúng ta. Trái lại, chúng ta những con người phải sinh sống trong mối tương quan của chúng ta với toàn thể vũ trụ ở tầm cao xa hơn. Đây là ý ‎kiến của Giả thuyết Biophilia. Chúng ta phải có ý ‎thức về toàn thể hệ sinh thái đang có quan hệ mật thiết với chúng ta.

Trong thế giới đầy hiểm họa như thể nầy cái chết có thể chắc chắn hơn sự sống nhiều, điều đó đòi hỏi người phật tử nên sống cách nào hầu tất cả sinh vật quanh chúng ta có thể sống sung túc và an toàn. Ai biết được cái chết sẽ đến với chúng ta ngày mai (Ko jaññā maraņaŋ suve).Tất cả moi người phải lợi dụng tối đa cơ hội đem phúc lợi cho người khác (Sukhino vā khemino hontu sabbe sattā bhavantu sukhitattā: ‘Mong cho tất cả chúng sanh được an vui hạnh phúc. Mong cho sanh mạng của họ đượcc an toàn.’ Điều nầy phải được thể hiện thực sự chứ không phải chỉ là lời chúc suông ở đầu môi của ai đó. Về cơ bản đây là hiến chương cho cuộc sống lành mạnh và hài hòa trong xã hội văn minh.

Người con Phật không hủy diệt sanh mạng của một chúng sanh nào và họ cũng chẳng xui khiến người khác làm hại ai. Họ chẳng tán đồng hay ủng hộ bất cứ hình thức sát hại nào do người khác làm. Lòng bi mẫn phải là đạo lý cơ bản của loài người cho sự tồn tại của chính họ. Đây chính là lối suy nghĩ trong lành, khiến Nữ sĩ Victorian Moran viết tác phẩm thú vị có tựa đề là TÌNH THƯƠNG, ĐẠO LÝ CƠ BẢN.


When nature misbehaves humans have to weep
Viewed from a Buddhist perspective

Bhikkhu Professor Dhammavihari Thera
The Buddhist Channel, Jan 3, 2004

Colombo, Sri Lanka – The recent devastating happenings in the South Eastern sector of Asia through giant tidal waves, encompassing a global mixture of humans, have prompted us to express our opinion as Buddhists on this subject. When Nature Misbehaves, as we have expressed above, it affects the lives of humans who inhabit this earth, anywhere and everywhere, irrespective of caste and creed, religion and ethnicity. Humans Have To Weep. Thanks to scientific research of today, enough is known by us now as to how and why these happen.

Equal thanks to the diverse forms of media at our disposal in the world, this knowledge is made available to man in every nook and corner. And that, to be sensibly used all the time for the benefit of man, for his security and his well-being. But this disaster could not be averted. Nature moved faster than man. Where shall he succeed and where shall he fail? Better we discover in advance our own limits, every one of us, whether in the east or the west, in the north or the south, and work within those limitations.

Even in the pre-scientific age of the world, these very natural things like earth quakes, volcanic eruptions, tidal waves, typhoons and devastating floods [not forgetting Noah's ark and the flood], did take place. Man on earth here explained them in his own simple way, elevating these phenomena at times to the level of divine activities or heavenly forces. Thunder and lightning were looked upon by ancient Indians of the Vedic age [i.e. thousands of years ante-dating the time of the Buddha ], as the assigned functions of the Rain God Parjanya.

It was incumbent on him to strike dead the evil-doers of the land with strokes of thunder and lightning. The Rgveda is very specific on this when it says ‘Parjanya, with his thunder and lightning, strikes dead the evil doers’ [Parjanyah stanayan hanti duskrtah.].

The God of Waters, Varuna, was equally dreaded. He could be vicious not only in the external world, with violent movements of water, but could also equally well punish the sinner, filling his inside with water and rolling him into his grave as a victim of the then much dreaded disease Ascitis [colloquially referred to as dropsy]. Man who had not yet discovered his identity and his own inner strength, knelt down in prayer for his security.

Elsewhere, such elemental violence or misbehavior like hailstorms, directly descending from the skies, were explained as expressions of divine wrath or heaven’s vengeance on man for his sinful behavior on earth. They were looked upon as acts of punishment sent down from above, to which man had to helplessly succumb.

Whatever be the explanation man on earth gives to these phenomena which the ancients reckoned as heaven sent, they are known to everyone today as recurrent events in the world we live, taking place with fair regularity. The nature of the universe being what it is, Buddhists look upon them as natural events, coming under the category of order of nature or utu-niyama. They are as regular as the germination of seeds under favorable conditions. Buddhists call this latter, the order of seeds or bija-niyama.

When these calamitous events take place, they take toll of life of man, bird and beast without any discrimination. Destruction comes to every one and everything in their wake. There is hardly any conceivable judgement of guilt or innocence falling upon on any one, within the pale of disaster or out side. We fail to see any sense in making moral issues out of these.

Nevertheless, in situations like these, everyone of us who has survived, and who in his or her own area of life activity, has erred towards one’s fellow beings through neglect and / or by calculation, should now invariably feel within oneself, a deep sense of moral guilt. Our solemn prayer indeed is that this should happen so, no matter what one’s religious creed or ethnic identity be.

To every one, this recent incident provides a real chance in this very life for confession and self-redemption. For those of us who have suffered in this disaster, not necessarily physically, if we really have suffered at all during this crisis, a day of judgement has come. It is not to be missed. This we deliver as a message to mankind. This new thinking and this change of attitude which we now sponsor will undeniably be contributory in a big way to the re-building of a ravaged community anywhere in this disaster-stricken sector. Much more than bag fulls of gold, with or without strings. This alone will restore peace on earth and goodwill among men.

Think of what has happened. We need to be adequately alerted to our real position in the world we live. We shall not look upon ourselves merely as privileged persons down here on earth, with direct links with heavens above, no matter in which particular region, to which we continue pledging submission for all favors received to streamline our life here. On the contrary, we humans have to be alive to our relationship to a cosmic totality of far greater dimension. This is the idea of a Biophilia Hypothesis. We have to be conscious of the entire eco-system to which we are linked.

In a perilous world like this where death can be more certain than life, Buddhists are required to live in such a way that all life around us may live in comfort and security. For who knows whether death would come to us on the morrow [ko janna maranam suve]. Everyone must maximize the benefits of living of / for the other. Sukhino va khemino hontu sabbe satta bhavantu sukhitatta: “May all beings be happy and comfortable. May their lives be safe and secure.” This has to be more than a mere prayer on somebody’s lips. This is essentially a charter for healthy and harmonious living in a civilized world.

Buddhists shall not destroy the life of any living thing. They shall not cause others to do so. Nor shall they endorse or approve any form of killing done by others. Compassion has to be the ultimate ethic of humans for their own survival. It is this line of thinking that produced Victoria Moran’s delightful book entitled COMPASSION, THE ULTIMATE ETHIC.

Source: The Buddhist Channel, http://www.buddhistchannel.tv


Âm lịch

Ảnh đẹp