03/02/2011 06:23 (GMT+7)
Số lượt xem: 2927
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Chúng ta đều biết một năm có ba trăm sáu mươi lăm ngày bắt đầu từ ngày ba mươi mốt tháng mười hai năm nay tới ngày Mùng một tháng giêng năm sau. Trong những ngày chuyển tiếp ấy,

có hai ngày chuyển tiếp đáng nhớ, đó là, ngày cuối của năm cũ và ngày đầu của năm mới. Bên cạnh đó, ta còn có đêm chuyển tiếp, giờ chuyển tiếp, phút chuyển tiếp…được gọi là đêm giao thừa, giờ giao thừa, phút giao thừa...Từ đây, ngày Tết đầu năm bắt đầu xuất hiện, ta có Lễ hội Xuân. Trong Lễ hội Xuân thường có ba ngày Lễ hội hoặc nhiều hơn nữa, mọi người cùng nhau vui Xuân và vui Lễ hội.

Theo tư tưởng Phật giáo phát triển, đức Phật Di Lặc xuất hiện ra đời vào ngày mới đầu năm – ngày Mùng Một Tết, đặc biệt là giờ phút giao thừa an lạc, linh thiêng và vui vẻ. Trong giờ phút an lạc này, mọi người đều có chung ước muốn cầu nguyện bắt đầu từ đầu năm cho tới cuối năm, điều lành đưa tới, dữ thời đưa đi, nhà nhà hạnh phúc, người người yên vui, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.

Như quý vị biết Phật Di Lặc trong tiếng Phạn (Sanskrit) là Maitreya Buddha. Buddha có nguồn gốc từ Budh; Budh có nghĩa là tỉnh thức, hiểu biết, giác ngộ, …Buddha có nghĩa là Người tỉnh thức, giác ngộ, giải thoát, vững chãi, thảnh thơi, v. v…được dịch tiếng Việt là Phật hay Bụt. Maitreya (Sanskrit) là có nguồn gốc từ MaitrĪ hay Mitra (S.) có nghĩa là người hoan hỷ và sự hoan hỷ, người thương yêu và sự thương yêu, người hiểu biết và sự hiểu biết…được dịch tiếng Việt là Di Lặc. Vậy Maitreya Buddha dịch âm là Phật Di Lặc dịch nghĩa là Người có thân tâm an lạc, hoan hỷ, thương yêu, hiểu biết, thân thiện, gần gũi, chia sẻ, giúp đỡ v. v…Thực vậy, Phật Di Lặc, là hiện thân cho sự hoan hỷ, sung mãn, tràn đầy, sức sống, tươi sáng, tốt đẹp, an vui, hạnh phúc, thương yêu, hiểu biết…, có khả năng hiến tặng những hoa trái an vui, hạnh phúc, thương yêu và hiểu biết tới nhiều người.

Đản sinh vào ngày Tết đầu năm, đức Phật Di Lặc biểu hiện cho tình thương, tha thứ, bao dung, độ lượng, hoan hỉ, v. v…Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thấy đức Phật Di Lặc cụ thể bằng xương bằng thịt xung quanh chúng ta, đó là, cha, mẹ, thầy, bạn, vợ, chồng, con cái, và mỗi chúng ta. Cha mẹ hoan hỷ thì con cái hoan hỷ, cha mẹ an lạc thì con cái an lạc, và ngược lại, con cái hạnh phúc thì cha mẹ hạnh phúc…bằng cách áp dụng và thực hành Phật pháp vào đời sống hằng ngày của mình. Sống đời sống vui vẻ, thương yêu, an lạc và hạnh phúc cho số đông, thì mỗi chúng ta là đức Phật Di Lặc hiện tại cũng như tương lai để hiến tặng an vui và hạnh phúc cho tự thân và tha nhân ngay cuộc sống này.

Qua những ý nghĩa trên, người viết mạnh dạn đặt tựa đề cho bài viết này là “Xuân Từ Bi.” Chủ đề này được chia làm hai phần: “Xuân và Từ Bi.” “Từ Bi” sẽ được trình bày phần dưới. “Xuân” được trình bày ở đây. “Xuân” gồm có “thời gian Xuân, không gian Xuân, hoàn cảnh Xuân và tâm Xuân.

Thời gian xuân” trong bài viết này gồm có những ngày cuối của năm cũ và những ngày đầu của năm mới. Trong những ngày cuối của năm cũ, người ta nghỉ học, nghỉ công sở, nghỉ làm việc, bận rộn lo mua sắm, lo lau dọn, lo làm bánh, lo nấu nướng, lo quét dọn, cắm hoa, trang trí bàn thờ Phật và thờ Ông bà Tổ tiên nội ngoại, v. v… và v. v…Trong những ngày đầu năm mới, người ta rảnh rỗi, vui vẻ và nhộn nhịp lắm lo đi Chùa thắp hương lạy Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hộ pháp thiện thần để xin lộc đầu năm bằng cách cầu nguyện các Ngài chứng minh, gia hộ và độ trì cho con, người thân người thương trong gia đình con đều được an vui và hạnh phúc từ đầu năm cho tới cuối năm.

Nếu là đạo Chúa, mình đi nhà Thờ làm lễ và xin cầu nguyện Đấng ơn trên gia hộ và độ trì cho con và thân bằng quyến thuộc của con sức khỏe dồi dào, thân tâm an lạc.

Sau khi đi Chùa hoặc đi nhà Thờ xong, chúng ta tiếp tục đi thăm gia đình Nội ngoại hai bên và mừng tuổi Ông Bà với những lời chúc thâm tình, thân thiện, gần gũi, dễ thương và tốt đẹp như người sống được vui, kẻ siêu được sinh về thế giới an lành.

Chúng ta biết một cây cổ thụ có gốc rễ, có thân, có cành, có nhánh, có lá...Cha mẹ là gốc rễ, là thân cây; chúng ta là cành, là nhánh, là lá…Gốc rễ và thân cây nuôi dưỡng cành, nhánh, lá, và giúp cành, nhánh, lá phát triển xanh tươi, che nắng, ra hoa, kết trái để hiến tặng cho đời một môi trường thiên nhiên tươi mát, xanh đẹp. Ngược lại, gốc rễ và thân cây không vững chắc và không có nhựa sống, thì cành nhánh lá dễ rụng, dễ gẫy, dễ khô cằn và dễ héo úa. Nếu cây có quả, thì quả của nó không ngon và không ngọt. 

Cũng vậy, cha mẹ sống đời sống có đạo đức, có tu tập, có hành trì và áp dụng lời Phật dạy vào đời sống hằng ngày của mình bằng cách không làm các việc ác, làm các việc lành, giữ thân tâm an lạc và trong sạch để nuôi dưỡng lòng từ, bố thí Phật pháp và của cải cho người nghèo khổ, sống chân thật và tin tưởng, tạo niềm tin và uy tín cho nhiều người. Làm được như vậy, thì cha mẹ là người an lạc và hạnh phúc có khả năng hiến tặng những hoa trái an lạc và hạnh phúc cho con cái và dạy cho con cái phân biệt những điều thiện và điều bất thiện; Điều thiện thì tiếp tục làm, duy trì và phát triển, điều bất thiện thì tập bỏ dần và bỏ hẳn.   

Do đó, cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục con cái. Cha mẹ là nền tảng hạnh phúc của gia đình sống đời sống đạo đức, thì con cái có ảnh hưởng noi theo. Hạnh phúc của ba mẹ chính là hạnh phúc của con cái và an vui của con cái chính là an vui của ba mẹ.

Giáo dục gia đình tuy không có trường lớp, nhưng nó là nền tảng thiết yếu của xã hội. Trong gia đình, cha mẹ là thầy giáo dạy về thương yêu, con cái là học sinh, sinh viên học về thương yêu. Tình thương yêu giữa cha mẹ và con cái được gắn kết với nhau rất mật thiết tạo thành sức mạnh hạnh phúc của gia đình. Chính yếu tố sức mạnh ấy nên con cái luôn ghi ơn và nhớ ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Thực vậy, dù chúng ta làm gì ở đâu, dù chúng ta làm ông tỉnh trưởng hoặc bà quận trưởng, dù chúng ta là người Phật tử hay không phải Phật tử, nhưng Ông bà cha mẹ vẫn là người mà chúng ta quý kính nhất trên đời. Ca dao Việt Nam có câu:

 

Có cha mẹ lại có ta;

Cha mẹ là gốc, chúng ta là cành.

Thân ta như thể lá xanh,

Nhờ gốc tiếp nhựa, thì cành mới tươi.

 

Để nhấn mạnh những ý nghĩa trên, chư vị Tôn đức thường dạy: “Tôn kính cha mẹ chính là tôn kính Phật.” “Thờ cha thờ mẹ chính là thờ Phật.” Thật vậy, vai trò cha mẹ rất là quan trọng. “Cha mẹ tại nhà được xem như Phật tại thế.” Chính vì những lí do trên nên sau khi đi Chùa hoặc đi nhà Thờ xong, chúng ta thường đi viếng thăm và mừng tuổi Ông bà cha mẹ vào dịp Tết đầu xuân.

Theo truyền thống của người Á đông, đặc biệt là người Việt Nam, sau khi viếng thăm Cha mẹ Nội ngoại hai bên rồi, chúng ta tiếp tục đi viếng thăm mộ, thắp hương và cầu nguyện những người đã khuất gia hộ và độ trì cho con cháu lớn nhỏ đều được bình yên. Theo triết lí nhân sinh, người sống và người chết đều có mối tương quan và tương duyên với nhau rất mật thiết. Người sống và người chết có thể là Ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con cháu…của chúng ta.

Do đó, con cháu ở đâu thì Ông bà ở đó, hoặc Ông bà ở đâu thì con cháu ở đó. Điều đó có nghĩa là con cháu làm điều thiện thì Ông, bà, cha, mẹ mang tiếng tốt. Con cháu làm điều bất thiện, thì Ông bà cha mẹ mang tiếng không tốt. Ngược lại, Ông bà, Cha mẹ là những người có phước đức để lại phước đức cho con cháu nó nhờ. Ông bà, Cha mẹ là những người thiếu phước đức, thì hiện tại cũng như tương lai con cháu nó khổ lắm. Dĩ nhiên, con cháu nỗ lực tu tập và thực hành lời Phật dạy vào trong đời sống hằng ngày của mình, thì nó có thể chuyển hóa khổ đau thành an vui và hạnh phúc. 

Là người tỉnh thức, ai mà không muốn gia đình mình hạnh phúc, con cháu mình an vui. Hiểu được như vậy, chúng ta cố gắng làm những điều phước thiện để lại phước đức cho con cháu nó nhờ. Tuy phước đức không có hình tướng, không thể thấy được, nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc vun trồng và nuôi dưỡng đời sống tâm linh của mỗi chúng ta. Nó được xem như là năng lực từ trường tâm linh rất mạnh chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phước đức có thể thấy được là nhờ biểu hiện qua đời sống đầm ấm và hạnh phúc của gia đình, con cháu của ta lớn nhỏ đều được yên vui, học hành tới nơi tới chốn, đứa nào đứa nấy cũng có nghề nghiệp, công ăn việc làm ổn định, và lập gia thất.

Nếu là người cư sĩ, con cháu làm ăn phát đạt có tâm hộ trì và bảo vệ chánh pháp. Nếu là người xuất sĩ, con cháu dành nhiều thời gian tu học và hoằng pháp để đem đạo vào đời và giúp đời an vui và hạnh phúc. Nếu bạn là Phật tử hay không phải là Phật tử, bạn có thể xây dựng gia đình hạnh phúc, con cháu an vui bằng cách tôn kính Ông bà, phụng dưỡng Cha mẹ, không làm các việc ác, làm các việc lành, giữ thân tâm an lạc và thanh tịnh để đem lại phước đức cho tự thân và tha nhân ngay cuộc đời này.

Trên đây “thời gian xuân” được trình bày xong, tiếp đến, “không gian Xuân, hoàn cảnh Xuân và tâm Xuân” được trình bày chung với nhau. “Không gian Xuân” là không gian của lễ hội rộng lớn và nhộn nhịp. “Hoàn cảnh Xuân” là hoàn cảnh của lễ hội thanh bình và vui vẻ. Trong đó, mọi người cùng nhau vui xuân và vui lễ hội. “Thời gian Xuân, không gian Xuân, hoàn cảnh Xuân và tâm Xuân” có mối liên hệ với nhau rất mật thiết và không thể tách rời nhau. Chúng tách rời nhau được là vì người viết muốn trình bày từng phần để dễ viết, dễ đọc và dễ hiểu.

Trong “thời gian Xuân, không gian Xuân, hoàn cảnh Xuân và tâm Xuân,” “tâm Xuân” đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra muôn sự muôn vật trong vũ trụ, kể cả tạo ra “thời gian Xuân, không gian Xuân và hoàn cảnh Xuân.”   

 “Tâm Xuân” là cái tâm an bình, vui vẻ, rộng lớn... Cái tâm này vừa chỉ cho cái tâm cá nhân vừa chỉ cho cái tâm cộng đồng bao trùm cả quốc gia và rộng lớn hơn nữa. Khi “tâm Xuân” của mình an bình rồi, thì “thời gian Xuân, không gian Xuân và hoàn cảnh Xuân” chắc chắn trở nên an bình, và ngược lại, khi “tâm Xuân” không an bình thì sức mấy mà chúng ta có được “thời gian Xuân, không gian Xuân và hoàn cảnh Xuân.” Tâm Xuân ngó vậy mà quan trọng lắm.

 

Tâm xuân vũ trụ đều xuân,

Tâm bình thế giới đâu đâu cũng bình.”

 

Tới điểm này, “tâm xuân” được hiểu là “Tâm Từ bi.” Chủ đề của bài viết này là “Xuân Từ Bi.” Chữ “Xuân” đã được trình bày ở trên, tiếp đến, người viết trình bày hai chữ “Từ và Bi” (Pāli: Mettā and Karuna).

Từ Bi” nằm trong Tứ vô lượng tâm[1] (Sanskrit: catur-apramāavihāra; Pāli: catur-appamañña-vihāra) được gọi là “Từ vô lượng, Bi vô lượng, Hỷ vô lượng và Xả vô lượng.” Trong bài viết này, người viết chỉ trình bày “Từ vô lượng và Bi vô lượng” mà thôi.

Theo triết lí của đạo Phật, “Vô lượng” (Appamannā) có nghĩa là không ngằn mé, không ranh giới, không giới hạn, không phân biệt tôn giáo và không kì thị chủng tộc, v. v… “Từ Bi” trong đạo Phật có khả năng dung nhiếp và ôm ấp tất cả các học thuyết, tư tưởng và triết thuyết khác ở đời. Nó không những lưu hành và vận chuyển trong “thời gian Xuân, không gian Xuân, hoàn cảnh Xuân, mà còn trong thời gian Hạ, không gian Hạ, hoàn cảnh Hạ, Thu và Đông.” “Từ Bi” trong đạo Phật không những hòa quyện với bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, mà còn với ba thời: Quá khứ, Hiện tại và Tương lai. Nó vượt thoát thời gian.

Thực vậy, “Xuân Từ Bi” hiện hữu khắp nơi và khắp chốn khi nào mỗi chúng ta sống đời sống chánh niệm và tỉnh giác, vững chãi và thảnh thơi bằng cách hành trì và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày của mình để đem lại an vui và hạnh phúc cho số đông. 

Theo định nghĩa thông thường, “Từ là ban vui; Bi là giúp người bớt khổ.” Dựa vào định nghĩa trên, chúng ta có nhiều định nghĩa tiếp theo như sau: “Từ là hoa trái của an vui; Bi là hiến tặng hoa trái an vui cho người. Từ là chất liệu của thương yêu; Bi là hiến tặng chất liệu thương yêu cho người. Từ là hạt giống tươi mát; Bi là hiến tặng hạt giống tươi mát cho người. Từ là hạt giống không kì thị; Bi là hiến tặng hạt giống không kì thị cho người. Từ là năng lực tu tập của chính mình; Bi là đem năng lực tu tập của chính mình để hiến tặng cho người khác.

Từ và Bi được định nghĩa như vậy cho dễ hiểu, chứ thật ra, Từ và Bi luôn đi đôi, đi ba, đi tư, đi năm, v. v… gắn kết với nhau rất chặt chẽ. Trong Từ có Bi và trong Bi có Từ. Trong Từ bi có các chất liệu khác như Hỷ và Xả, an vui và hạnh phúc, vững chãi và thảnh thơi. Người nào hiểu rõ và nắm vững được Từ và Bi là hiểu rõ và nắm vững những cái còn lại bởi vì trong Từ và Bi có đủ các đặc tính khác.

Từ và Bi là hoa trái của thương yêu luôn đi đôi với hiểu biết. Đến đây, Từ BiTrí huệ cùng đi song hành. Người nào có tu tập Từ Bi thì luôn ứng dụng thích hợp với cuộc sống hằng ngày.

Ví dụ, mình có thói quen hút thuốc và uống rượu, người thân người thương của mình khuyên mình nên bỏ hút thuốc và bỏ uống rượu, nhưng mình cứ khăng khăng hút thuốc và uống rượu, mình hỗng chịu bỏ, mình còn nói giỡn: “Thà bỏ người yêu của tôi, chứ bỏ hút thuốc và bỏ uống rượu thì tôi nhất định không bỏ.” Một hôm chúng ta có duyên đi dự khóa tu mùa Xuân một tuần nghe Thiền Sư Thích Nhất Hạnh giảng pháp và đề cập tới vấn đề “thương mình” và “thương người.’

Thương người” trước hết mình phải “thương mình.” “Thương cha thương mẹ, mình cũng phải thương mình.” “Thương mình” ngó vậy mà vững chãi lắm. “Thương mình” thì mình phải bảo vệ lá phổi của mình, lá gan của mình, trái tim của mình, v. v...Lá phổi, lá gan và trái tim của mình làm việc suốt ngày đêm, nó không bao giờ dừng nghỉ một giây một phút. Muốn sống lâu hơn và khỏe hơn, chúng ta phải tập bỏ hút thuốc và bỏ uống rượu dần dần. Bỏ đến khi nào chúng ta không còn hút thuốc và uống rượu nữa vì hút thuốc và uống rượu có khả năng làm hỏng cả thân lẫn tâm của chúng ta.

Ở điểm này, chúng ta cũng nên biết thêm “thức” và “trí.” “Thức” là kiến thức, là lí thuyết mà mình đã học; “Trí” là trí huệ, là sự tu tập, ứng dụng và thực hành kiến thức và lí thuyết mà mình đã biết đã học. Học mà không ứng dụng và thực hành thì chúng ta chỉ đạt kết quả tốt đẹp chỉ 50%. Còn học mà thực hành và ứng dụng cái hiểu, cái biết và cái kiến thức mà mình đã học vào trong cuộc sống hằng ngày của mình, thì ta đạt kết quả tốt đẹp 100%.

Ở đây nhấn mạnh về việc ứng dụng và thực hành. Học và hành đi đôi với nhau, thì việc học và việc hành đều mang ý nghĩa và giá trị trọn vẹn. Vậy khi nói và làm cùng đi đôi với nhau, thì mình nói người ta nghe, mình làm người ta mến và mình dạy người ta hiểu, và tất cả cùng nhau làm theo lời dạy của mình. Lúc bấy giờ, cái uy và cái lực của mình đối với quần chúng tăng lên và rất là giá trị.

Biết hút thuốc và uống rượu có hại cho sức khỏe, ta cứ tiếp tục hút thuốc và uống rượu, thì đó là cái biết về kiến thức về lí thuyết suông không có thực hành. Ngược lại, biết hút thuốc và uống rượu có hại cho sức khỏe, chúng ta dừng lại và buông bỏ hẳn, thì đó là cái biết về sự tu tập và thực hành. Hiểu được như vậy, thì chúng ta tập dừng lại, bỏ hút thuốc, và bỏ uống rượu uống bia. Sức khỏe và tuổi thọ của ta từ đây tăng trưởng và khỏe mạnh.

Thương như vậy là thương đi đôi với hiểu. Thương mình thì mình cố gắng dừng hút thuốc và dừng uống rượu; hiểu mình thì mình bỏ hút thuốc và bỏ uống rượu bia để bảo vệ sức khỏe, đời sống và tuổi thọ của mình. Sau khi thương và hiểu mình rồi, thì mình mới có thể trải rộng tấm lòng mình ra để hiến tặng cái thương cái hiểu của mình cho người khác. Cái thương mà mọi người đều hiểu, đều biết, đều thực hành và đều ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày là cái thương đích thực đi đôi với cái hiểu để đem lại an lạc và lợi ích cho số đông ngay trong cuộc hiện tại.

Trong tình yêu đôi lứa, nhân dịp đầu xuân, đi chơi với bạn bè, mình muốn yêu và quen một người mà mình tâm đắc; người tâm đắc là người có khả năng nói ái ngữ, lắng nghe, hiểu được mình và hiểu được người khác. Thương ai trước hết mình phải hiểu người mình thương. Mình xem thử cô nàng hay anh chàng có hợp ý với mình hay không? Nếu không hợp ý với mình, thì vị ấy chỉ là người bạn qua đường mà thôi. Nếu hợp ý với mình, thì vị ấy là người mà mình chọn làm bạn trăm năm.

Khi có duyên ăn ở với nhau, thì vợ chồng phải hòa thuận và tôn trọng ý kiến với nhau. Chúng ta biết thông thường mối tình ban đầu giữa hai người sống rất đẹp và rất đầm ấm, nhưng dần dần cái đẹp và cái đầm ấm ấy bị giảm, có khi bị tắt ngấm và mất hẳn.

Muốn duy trì và thắp sáng cái đẹp và cái đầm ấm ấy cho tự thân và cho gia đình dòng họ Nội ngoài hai bên, thì vợ chồng sống chung phải có trách nhiệm thông cảm, chi sẻ, giúp đỡ và tin tưởng với nhau bằng cách tu tập và quán chiếu như thế này.

Cái đẹp của vợ chính là cái đẹp của chồng, và ngược lại, cái ầm ấm của chồng chính là cái ầm ấm của vợ. Cái đẹp và cái đầm ấm của vợ chồng chính là nền tảng hạnh phúc của gia đình và con cái. Trong cái đẹp vật chất và cái đẹp tinh thần, trong cái đẹp thân thể và cái đẹp tính tình, cái đẹp tinh thần và cái đẹp tính tình là cái đẹp trên hết, tức là, cái đẹp đạo đức.

Sống chung với nhau, có lúc vợ chồng cãi vã với nhau. Muốn chấm dứt sự cãi vã, trước hết vợ chồng phải có mặt thật sự để tâm tình, chia sẻ, bày tỏ và nói ra những khó khăn và nỗi khổ niềm đau. Những gì người vợ nói thì người chồng lắng nghe và những gì người chồng nói thì người vợ ghi nhận và lắng nghe. Nói và lắng nghe với nhau bằng cái tâm thương yêu và hiểu biết, thì cả hai vợ chồng đều nhận diện: “Khó khăn của em chính là khó khăn của anh, và ngược lại, khổ đau của em chính là khổ đau của anh.”

Nhận diện được như vậy, thì vợ chồng dần dần chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui và hạnh phúc. Vợ chồng an vui và hạnh phúc, thì con cái và gia đình nội ngoại hai bên cũng đều được an vui và hạnh phúc.

Nhân dịp mùa Xuân, chúng ta học, hiểu và ứng dụng giáo lí Từ Bi vào trong đời sống hằng ngày để đem lại an vui và hạnh phúc cho số đông. Từ Bi được áp dụng và thực tập không những trong mùa Xuân, mà còn trong mùa Hạ, mùa Thu và mùa Đông. Nói chung, Từ Bi được thực tập trong bốn mùa – suốt cả năm, khắp mọi nơi và mọi chốn. Những ai ứng dụng và thực tập Từ Bi trong cuộc sống, thì họ có khả năng đem lại an lạc và hạnh phúc tự thân và tha nhân. 

Trong định nghĩa Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng; Pháp được đức Thế Tôn và các vị Thánh đệ tử thuyết giảng rất thiết thực hiện tại, vượt thoát thời gian. Các vị hữu duyên đến để mà thấy, đến để mà nghe, đến để mà hiểu, đến để mà thực hành, và đến để nếm và thưởng thức được hương vị an lạc của chánh pháp. Pháp ở đây chỉ cho Từ Bi.

Pháp Phật thật nhiệm mầu,

Bảy[2] hạt biến mười[3]phương,

Cúng dường khắp tất cả.

Từ Bi không biên cương.

(Bài kệ Bố thí cho chúng sanh)

 

Thực tập Bài kệ trên một cách tinh chuyên, chúng ta có thể gặt hái được những hoa trái an vui và hạnh phúc trong giây phút hiện tại. Nhờ pháp Phật thật mầu nhiệm nên chúng ta càng thực tập thì chúng ta càng nếm được pháp lạc bằng cách nương vào năng lực uy nghi của Đại chúng để tu học, để hoằng pháp và để giúp đời. Ở điểm này chư Tôn đức thường nhấn mạnh rằng “Đức chúng như biển.”

Trong lúc cúng cơm buổi trưa với Đại chúng, với tâm chánh niệm, một hành giả gắp bảy hạt cơm bỏ vào cái chén có ít nước chú nguyện bài kệ trên. Vị thị giả tiếp nhận và bưng chén cơm ấy tới một bàn thờ nhỏ bên ngoài xướng một bài Kệ súc sanh:

 

Bằng giọt nước trong sch,

Bằng tấm lòng Từ Bi,

Ta nay dâng cúng cơm này,

Ước mong tất cả

Các loài an vui.

(Người viết)

 

Sau khi xướng bài Kệ xong, vị thị giả bố thí cho các loài chim và kiến. Nhờ năng lực Từ Bi của Đại chúng, bảy hạt cơm này có thể biến khắp nhiều phương.

Hơn nữa, Từ Bi trong đạo Phật không phải là lí thuyết suông, mà là lời nói, ý nghĩ, và việc làm chánh niệm, thiết thực và cụ thể, đó là, không làm các điều ác, làm các điều lành, giữ tâm ý trong sạch bằng cách áp dụng và thực hành những lời Phật dạy vào trong đời sống hằng ngày.

Như vậy, Từ Bi trước hết phải xuất phát từ cái tâm vô lượng, bao la, rộng lớn như người mẹ hiền ôm ấp và nuôi dưỡng đứa con duy nhất của mình. Tâm Từ Bi của người mẹ chứa đầy năng lượng thương yêu có khả năng thấm vào và làm mát dịu cơn la khóc và nóng bức của người con. Tu tập tâm Từ bi giỏi, ta có thể chuyển hóa hận thù, sân giận, nóng bức, căng thẳng thành tình bạn, tình thương yêu, mát mẻ, mát lòng, lắng dịu, v. v…Kệ số 5 của Kinh Pháp cú ghi:

 

Hận thù diệt hận thù,

Đời này không thể có,

Từ Bi diệt hận thù,

Là định luật thiên thu.

 

Căn cứ vào bài kệ Pháp Cú ở trên, nếu các thành viên, công nhân, viên chức trong gia đình, học đường, công sở và trong nội các Chính phủ hiểu và thực hành giáo lí Từ Bi vào đời sống hằng ngày, thì họ có thể chuyển hóa người hận thành người thân, người thù thành người bạn, tôn giáo khác thành tôn giáo bạn, quốc gia đối lập thành quốc gia thân thiện để cùng nhau hợp tác kinh tế, giáo dục, khoa học, thương mại…

Theo tư tưởng đạo Phật, người có cái tâm sân giận và hận thù, chúng ta không thể dùng cái tâm sân giận và hận thù để đối trị và chuyển hóa họ được. Bởi vì càng dùng hận thù để đối trị hận thù, thì hận thù càng gia tăng, và ngược lại, càng dùng Từ Bi để đối trị hận thù, thì hận thù càng giảm. Do vậy, người có cái tâm sân hận và hận thù, chúng ta chỉ có thể dùng tâm Từ Bi để chuyển hóa họ, từ đó, họ trở thành người bạn thân thiện cộng tác đắc lực với mình.

Tóm lại, qua những gì đã đề cập ở trên, chúng ta biết Từ Bi trong đạo Phật không có biên cương, không có ranh giới và giới hạn trong tôn giáo, nó vượt ra ngoài cái vỏ tôn giáo, nó rất thiết thực hiện tại, nó là triết lí sống, là hơi thở, là sự sống và là mạch máu của chúng ta. Nếu học, hiểu, áp dụng, và thực hành giáo lí Từ Bi vào trong cuộc sống hằng ngày đúng nơi và đúng lúc, thì chúng ta có thể góp phần xây dựng người người hạnh phúc, nhà nhà yên vui, xã hội thanh bình và thịnh vượng ngay tại thế gian này.

Nhân dịp Xuân về, đề tài “Xuân Từ Bi” được viết và được trình bày ở đây làm món quà Xuân đầu năm để hiến tặng và cúng dường chư vị xuất sĩ, cư sĩ, Phật tử và không phải Phật tử để làm hành trang và tư lương cho cuộc sống. Sống an lạc, vững chãi và thảnh thơi trong từng hơi thở có ý thức và nụ cười an vui. Hãy trân quý sự sống còn lại của mình để làm an lạc và lợi ích cho số đông. Những ai có đủ duyên học hỏi và hành trì Phật pháp tinh chuyên, thì họ có thể gặp hái những hoa trái an vui và hạnh phúc đích thực ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại.

Kính chúc Quý vị cùng người thân người thương của Quý liệt vị an trú vững chãi, thấm nhuần ánh sáng Từ bi và Trí tuệ của đức Thế Tôn, và thưởng thức mùa Xuân[4] Di Lặc ấm áp và trọn vẹn.

Xuân Tân Mão - 2001.

Thích Trừng Sỹ

 

 

The Compassionate Spring

We all know that a year with three hundred and sixty-five days begins from on the 31st December of this year to the 1st January of next year. In those transitional days, there are two remarkably transitional days, that is, the final day of the old year and the first day of the New Year. Beside them, we still have a night of transition, an hour of transition, a minute of transition, etc., called as the New Year’s Eve, the Hour’s Eve, the Minute’s Eve, etc. From here, the Lunar New Year’s Day begins to appear, we have the Spring Festival. In the Spring Festival, there are usually three days of festivities or more, everyone celebrates the Spring and enjoys Festival together.

According to the thoughts of developing Buddhism, Maitreya Buddha appears to be born on the First Day of New Year, especially the Minute’s peaceful, holy and joyful Eve. In these peaceful minutes, everyone has common wishes to pray to start from the beginning of the year to the end of the year, the good of coming, the evil of going, family of happiness, every person of joy, the world of peace, human beings of tranqulity.

As you know Phật Di Lặc in Sanskrit is Maitreya Buddha. Buddha is derived from Budh; Budh means awareness, understanding, enlightenment, etc. Buddha that means awakened, enlightened, steady and carefree One is translated into Vietnamese as Phật or Bụt. Maitreya (Sanskrit) that is derived from MaitrĪ or Mitra (S.) means joyful person and joy, lover and love, understander and understanding, etc., is translated into Vietnamese as Di Lặc. Phật Di Lặc or Maitreya Buddha means Person with body and mind of peacefulness, cheerfulness, love, understanding, friendliness, closeness, share, help, etc. Indeed, Maitreya Buddha, who is the embodiment of cheerfulness, joyfulness, abundance, fullness, roundness, vitality, brightness, goodness, happiness, love, understanding, etc., has the capacity to donate flowers and fruits of peaceful joy, happiness, love and understanding to many people.         

Born on the First Day of New Year, Maitreya Buddha is the symbol for love, forgiveness, tolerance, generosity, joy, etc. In everyday life, we see Maitreya Buddha specifically in the flesh around us, that is, father, mother, teacher, friend, spouse, child, and each of us. Parents are cheerful, and so are children. Parents are peaceful, and so are children, and vice versa, children are happy, and so are parents, etc., by applying and practicing the Buddha Dharma in their daily life. Living a life of joy, love, peacefulness and happiness for the many, each of us is a Maitreya Buddha in the present as well as in the future to offer peacefulness and happiness to oneself and the other people right in this life.

Through the above meanings, the writer boldly puts the title for this writings as “the Compassionate Spring.” This theme is divided into two parts: “the Spring and Compassion.” “Compassion” is going to be presented below. “The Spring” is presented here. “The Spring” consists of “Spring time, Spring space, Spring situation and Spring mind.”

The Spring time” in this writings includes the final days of the old year and the first days of the New Year. In the final days of the old year, people that are off school, office, work are busy shopping, cleaning, making cakes, cooking, tidying up, arranging flowers, decorating the altar of the Buddha and that of paternal and maternal Ancestors, so on and so forth. In the first days of the New Year, people that are so free, joyful and exciting go to Temple for burning incense and prostrating themselves before the Buddha, Bodhisattvas, Dharma guards, good gods to ask for a New Year fortune by praying Them to prove, safeguard and help their relatives and beloved Ones in their families be joyful and happy from the beginning of the year to the end of the year.

If being a Christian, I go to Church for celebrating and praying to God, for protecting and helping my immediate family, other relatives and me to be full of my healthy and peaceful body and mind.

After finishing going to Temple or Church, we continue to visit our families of both paternal side and maternal sides and celebrate Grandparents’ ages with our wishes for deep affection, friendliness, closeness, lovableness, goodness and fineness as those who live happily die peacefully.

We know an ancient tree has its roots, stem, twigs, branches, leaves, etc. Parents are the roots, the stems; we are the twigs, branches, leaves, etc. Its roots and stems nourish the twigs, branches, leaves, and help the latter develop verdantly, shade from the sun, bloom, fruit in order to donate life natural, verdant and nice environment. Conversely, the roots and stem of the ancient tree are not solid and not vigorous, its twigs, branches and leaves are easy to fall, to break off, to wilt and wither. If the tree has fruits, its fruits are not sweet and not delicious.

Likewise, parents that live their lives of virtue, cultivation and practice apply the Buddha’s teachings in their daily life by not doing the evil, doing the good, purifying their peaceful bodies and minds in order to nurture loving kindness, give the Dharma and riches to the needy, live truly and confidently, create faith and prestige for many people. Doing like this, parents that are peaceful and happy people have the capability to offer flowers and fruits of peacefulness and happiness to their children and teach them to distinguish between the good and evil things; the good things they continue to do, maintain and develop, the evil things they practice eliminating gradually and completely.

Therefore, parents play a very important role in educating their children. Parents who are the happy foundations of family live their moral lives, their children have strong influences on parents’ good examples. Happiness of parents is mainly that of children and peaceful joy of children is principally that of parents.

Although family education does not have school and class, it is the essential foundation of society. In family, parents who are teachers have taught love, their children that are pupils, students have learnt about love. The love between parents and children that are connected very closely with one another create the happy strength of the family. It is the strong factor that children should always owe parents a great debt of gratitude and be grateful to parents for the latter’s giving birth and nurturing.

 

There are parents and us;

The former are the roots, the latter are the branches.

Our bodies are like green leaves,

Thanks to the roots joining sap, the branches get fresh.

 

Indeed, whether what we do or where we live, whether we are province chiefs or sheriffs, whether we are Buddhists or non-Buddhists, but grandparents and parents are people whom we esteem and adore most in the world. Vietnamese folk verse writes:

To emphasize the above-mentioned meanings, Venerable Monastics usually have taught: “Those who respect parents mainly venerate the Buddha.” “Those who worship parents principally venerate the Buddha.” Indeed, the role of parents is very important. “Parents who live at home are considered as the Buddha lives in the world.” It is because of the above reasons that after having already finished going to Temple or Church, we often visit and celebrate Grandparents’ ages on the occasion of Tet – the early Spring Festival.

According to the tradition of Asian people, especially Vietnamese, after having already visited our parents of paternal and maternal sides, we continue visiting graves, burning incense and praying to the dead that protect and help older and younder descendants peacefully and safely. According to the philosophy of human life, the living and the dead correlate and interrelate very closely with one another. They can be our grandparents, parents, spouses, children, grandchildren, etc.

Therefore, where descendants live is there grandparents live, or where the latter live is there the former live. That means descendants do the good things, grandparents and parents affect good reputation.  The former do the evil things, the latter affect bad reputation. Conversely, grandparents and parents are people who have their blessing and virtue to leave them for descendants. The former are people who lack blessing and virtue, in the present as well as in the future the latter reap the seeds of suffering. Of course, descendants that try their best to cultivate and practice the Buddha’s teachings in their daily lives can transform suffering into joy and happiness.

As conscious people, who do not want their family to be happy, their descendants are peaceful joy. Understanding like this, we try to do something good and virtuous to leave blessing and virtue for our descendants. Although virtuous blessing that is invisible cannot be seen, it plays a very important role in cultivating and nurturing the spiritual life of each of us. It is regarded as the power of spiritual magnetic field being transmitted from this generation to that generation. Blessing and virtue that can be seen are thanks to manifestation through warm life and happy family, our descendants, who are older and younger gain peaceful joy, learn to reach to graduation, also have good occupation, stable employment and jobs, and get married.

If being lay Buddhists, descendants do good business with their minds of protecting the Dharma. If being Monastics, descendants spend much time cultivating, practicing and preaching the Dharma to bring the peaceful path to life and help life be joyful and happy. If you are Buddhists or not Buddhists, you can build your happy family, joyful descendants by honoring Grandparents, attending to parents, not doing the evil things, doing the good things, purifying your peaceful and clean body and mind in order to bring blessing and virtue for yourselves and the other people right in this life.

Spring time” has been completely presented above, next, “Spring space, Spring situation and Spring mind” are presented together.  “Spring space” is the space of wide and exciting festival. “Spring situation” is the situation of peaceful and joyful festival. In there, everyone together celebrates the Spring and Festival merrily. “Spring time, Spring space, Spring situation and Spring mind” have very close relationships with one another and cannot separate together. They which can be separated are because the writer wants to present every one of them in order to be easy to write, easy to read and easy to understand.

In “Spring time, Spring space, Spring situation and Spring mind,” “Spring mind” plays a very important role in creating all living things and living beings in the universe, including creating “Spring time, Spring space and Spring situation.

Spring time” is the mind of peacefulness, joy, wideness, largeness, etc. This mind, which is shown for both the mind of individuality and the mind of community, covers the whole country and more widely. When our “Spring mind” has already been peaceful, “Spring time, Spring space and Spring situation” certainly become peaceful, and vice versa, when “Spring mind” is not peaceful, we surely do not obtain “Spring time, Spring space and Spring situation.” “Spring mind” is considered to be so important.

Spring in oneself, Spring in the universe,

Peace in oneself, Peace in the world.”

 

Up to this point, “Spring mind” is understood as “the Compassionate Mind.” The theme of writing lesson is “the Compassionate Mind.” The "Spring" has just been presented above, next, the writer presents two characters of “Loving-kindness and Compassion” (Pāli: Mettā and Karuna).

Loving Kindness and Compassion” in the Four Sumbline States of Mind[5] (Sanskrit: catur-apramāavihāra; Pāli: catur-appamañña-vihāra) are called as “infinite Loving Kindness, infinite Compassion, infinite Joy and infinite Indiscrimination.” In the writings, the writer only presents “infinite Loving Kindness and infinite Compassion.

According to the philosophy of Buddhism, "the Infinite" (Appamannā) means boundlessness, limitlessness, non religious differentiation and non racial discrimination, etc. “Loving Kindness and Compassion” in Buddhism have the capacity to accept and cover all the different doctrines, thoughts and philosophical theories in life. They not only circulate and turn in motion in “Spring time, Spring space, Spring situation, but also in Summer time, Summer space, Summer situation, Autumn and Winter.” “Loving Kindness and Compassion” in Buddhism not only blend with the four seasons: Spring, Summer, Fall, Winter, but also the three periods: Past, Present and Future. They are timeless.

Indeed, “the Compassionate Spring” exists everywhere and every place when each of us leads a life of mindfulness and awareness, steadiness and freedom by practicing and applying the Buddha Dharma in his or her everyday life to bring peacefulness and happiness to the many.

According to usual definition, “Loving Kindness means to give joy to people; Compassion means to help them lessen suffering.” Reying on the above definition, we have many next definitions as follows: “Loving Kindness is flower and fruit of peaceful joy; Compassion means to offer them to people. Loving Kindness is the substance of love; Compassion means to offer it to the other people. Loving Kindness is the seed of freshness and coolness; Compassion means to offer it to people. Loving Kindness is the seed of non discrimination; Compassion means to offer it to people. Loving Kindness is the power of cultivation of ourselves; Compassion means to offer it to the other people, etc.

Loving Kindness and Compassion are defined like this for easily understanding, but in fact, Loving Kindness and Compassion that go hand in hand with each other and with the other things link very closely. In Loving Kindness, there is Compassion and in Compassion, there is Loving Kindness. In Loving Kindness, there are the other stuffs such as Joy and Indiscrimination, peacefulness and happiness, steadiness and carefreeness. Those who understand clearly and have a thorough grasp of Loving Kindness and Compassion understand clearly and have a thorough grasp of the remaining things because in Loving Kindness and Compassion there are enough characteristics.

Loving Kindness and Compassion that are flowers and fruits of love go together with understanding. Coming here, Loving Kindness, Compassion and Wisdom go abreast. Those who cultivate Loving Kindness and Compassion always apply appropriately to their daily lives.

For example, I have the habits of smoking and drinking alcohol, my relatives and beloved ones advise me to quit smoking and drinking it, but I insist on smoking and drinking it, I disapprove of quitting, I say a joke: “I would rather give up my lover than quit smoking and drinking alcohol, I definitely do not give up.” One day, we have good conditions to go to attend a Spring Retreat for a week and listen to Dharma talk of Zen Master Thich Nhat Hanh, who preaches the Dharma and deals with the matters of “loving people” and “loving us.”

Loving people,” first of all, we have to “love us.” “Loving father and loving mother, we also must love us.” “Loving us” that looks like this is very solid. “Loving us,” we must protect our lungs, liver and heart, etc. Working the whole day and night, our lungs, liver and heart never stop working for a second a minute. Wanting to live longer and more healthily, we have to practice quitting smoking and drinking alcohol gradually. Quitting doing it until we do not smoke and drink it any longer because smoking and drinking alcohol have the ability to damage both our bodies and minds.

At this point, we also should know “knowlege” and “intellectuality.” “Knowelege” is the theory that we have learned; “Intelectuality” is wisdom, cultivation, application and the practice of knowledge and theory that we have known and learnt. Learning without application and practice is that we only achieve the good results of 50%. Learning with practice and application of understanding, knowing and knowledge that we have learned into our daily lives, we achieve the good results of 100%.

Here the emphasis is on application and practice. Learning and practice that go together bear the perfect meanings and values. Thus, when speaking and doing go abreast, what we say is that people hear, what we do is that they admire, and what we teach is that they understand, and all follow our teachings together. At that time, our prestige and power towards the masses increase and are very valuable. 

Knowing to smoke and drink alcohol is harmful to health, we keep smoking and drinking it, then that is the know about knowledge of the vain theory without practice. In contrast, knowing to smoke and drink alcohol is harmful to health, we must stop and let go of it, then that is the know about cultivation and practice. Understand like that, we stop quitting smoking and drinking alcohol and beer. From here, our health and longevity improve and get healthy.

In love of the happy pair, on the occasion of the Spring, going out with friends, I would like to love and be acquainted with a person whom I understand clearly. This person, who has the ability to say loving words, listen deeply, understands the other people and herself or himsefl. Loving a person, first of all, I have to understand the person I love. Do I consider my lover who accords with my opinions? If not according with me, she or he is only my fellow traveler. If according with me, she or he is my lover who I choose to make a hundred-year friend.

When having good conditions to live each other, spouse lives in harmony and respects opinions together. We know commonly the initial love between two people is very beautiful and very warm, but gradually their beauty and warmness are reduced, sometimes extinguished and lost all.

Wanting to uphold and light up the beauty and warmness for families of both paternal and maternal sides and for herself or himself, husband and wife have the responsibility to sympathize, help and trust together by cultivating and contemplating like this.

Wife’s beauty is mainly husband’s beauty, and vice versa, his warmth is mainly her warmth. The beauty and warmness of the couple are principally the happy foundations of family and children. In the physical beauty and spiritual beauty, in the beauty of body and that of disposition, the spiritual beauty and the beauty of disposition are the utmost beauty, that is, the moral beauty.

Living together, husband and wife sometimes quarrel with each other. To end the argument, first of all, the spouse that must be really present in order to have a heart-to-heart with each other share, express and say the difficulties, suffering and pain. What she says is that he listens and what he says is that she acknowledges and listens. Saying and listening to each other by the mind of love and understanding, both wife and husband recognize: “My difficulties are mainly your difficulties, and vice versa, your suffering is mainly my suffering.

Recognizing like this, wife and husband gradually transform suffering and pain into peacefulness and happiness. She and he are peaceful and happy, their children and families of two paternal and material sides are also peaceful and happy.

On the occasion of the Spring, we learn, understand and apply the tenets of Loving Kindness and Compassion in our lives to bring peaceful joy and happiness to the many. Loving Kindness and Compassion are applied and practiced not only in the Spring, but the Summer, Fall and Winter as well. In general, Loving Kindness and Compassion are practiced in four seasons – all year, everywhere and every place. Those who apply and practice Loving Kindness and Compassion in their daily lives have the capability to bring peacefulness and happiness to the other people and themselves.

In the definition of three Triple Gems: Buddha, Dharma and Sangha: The Dharma that has preached by World-Honoured One and His holy Disciples is very practical in the present, is beyond the time. Those who have good conditions to come to see, to hear, to understand, to practice, to taste and enjoy peaceful flavours of the Dharma. The Dharma here represents Loving Kindness and Compassion.

The Buddha’s wonderful Dharma,

Seven[6] grains of cooked rice spread out over ten[7] directions,

Offfered to all.

Loving Kindness and Compassion are limitless.

(A Gatha given to human beings)

 

Practicing the above Gatha diligently, we can reap the fruits of peaceful joy and happiness in the present moment. Thanks to the Buddha’s wonderful Dharma, the more we practice, the more we taste the Dharma peace by depending on the majestic energy of Great Assembly to learn, to cultivate, to preach the Dharma and to help life. At this point, Venerable Ones usually have stressed that “The Virtue of Assembly is like the ocean.

During the time of offering lunch meal together with them, with his mind of mindfulness, a practitioner who picks up seven grains of cooked rice with chopsticks or spoon to put them into a bowl with little water pray for the above Gatha. Attendant who welcomes and carries the bowl to a small altar outside recites a Verse of animal:

By drops of clear water,

By the compassionate heart,

Today, I offer this cooked rice,

Wish all kinds of animals peace and joy.”

(The writer)

 

After finishing reciting the Verse, he offers the cooked rice to kinds of birds and ants. Thanks to the energy of Loving Kindness and Compassion of Great Assembly, seven grains of the cooked rice can spread out over many directions.

Moreover, Loving Kindness and Compassion in Buddhism are the vain theory, but are speeches, thoughts and actions of mindfulness, practicality and specificity, that is, not to do the evil, to do the good, to purify one’s clear mind by applying and practicing the Buddha’s teachings in one’s everyday life.

Thus, Loving Kindness and Compassion, first of all, must be derived from the boundless, immense and wide mind as a gentle mother hugs and nurtures her unique child. Her compassionate heart which fills with the loving energies has the ability to permeate and make an outburst of child’s cries and temper cool. Cultivating our compassionate heart well, we can transform hatred, anger, temper and tension into friendship, love, coolness, content, calmness, etc. The fifth Verse of Dhammapada writes:

In this life,

Hatred cannot cease hatred.

Only compassion can cease hatred.

This is the timeless law.

 

Depending on the above verse of Dhammapada, if members, workers, officers in their families, schools, offices and in the governmental Cabinet understand and practice the tenets of Loving Kindness and Compassion their daily lives, they can transform angry people into close people, unfriendly people into friendly people, other religions into friendly religions, adversarial nations into friendly nations in order to together cooperate with economy, education, science, commerce, etc.

According to Buddhist thoughts, people have their angry and hatred minds, we cannot use our angry and hatred minds to heal and transform them. Because the more hatred is used to deal with hatred, the more hatred increases, and vice versa, the more Loving Kindness and Compassion are used to deal with hatred, the more hatred deceases. Therefore, people have their minds of anger and hostility, we can only use our compassionate minds to transform them, from there, they become good and close friends who collaborate strongly with us.

In brief, through the above mentioned things, we know Loving Kindness and Compassion in Buddhism that do not have boundary, frontier and limit go beyond the guise of religion, are very practical in the present, are the living philosophy, are breath, are life and are our blood vessel. If learning, understanding, applying and practicing the tenets of Loving Kindness and Compassion in our daily lives in the right place and the proper time, we can contribute to building every happy person, every joyful house, peaceful and prosperous society right in this world.

On the occasion of the Spring coming, the topic of “the Compassionate Spring” that is written and presented here makes a gift of the beginning of the Spring offer and donate it to Venerable Monastics, lay people, Buddhists or non Buddhists in order to make baggage and provision for life. Living is peaceful, steady and carefree in every conscious breath and joyful smile. Treasure our remaining life is to make the many peaceful and helpful. Those who have enough good conditions to learn and practice the Buddha Dharma diligently can reap flowers and fruits of authentic joy and happiness right here and now in the present life.

We wish you and your beloved ones would dwell in steadiness and permeate the light of World - Honored One’s Loving Kindness and Compassion, and enjoy the Spring[8] of warm and perfect Maitreya.

 

The Spring of the Cat Year - 2011

Ven. Thich Trung Sy

 

 

 



[1]  Xem http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-ngan/4tam-vn.htm

[2]  Con số 7 là con số tượng trưng chỉ 7 ngày đêm (từ thứ Hai tới thứ Nhựt); 7 tuần (= 49 ngày đêm Thiền định dưới cội cây Bồ đề); 7 đức Phật (đức Phật Tì Bà Thi, đức Phật Thi Khí, đức Phật Tì Xá Phù, đức Phật Câu Lưu Tôn, đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, đức Phật Ca Diếp, đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ); 7 chúng đệ tử của đức Phật (Tì Kheo, Tì Kheo Ni, Thức Xoa Ma na, Sa Di, Sa Di Ni, Ưu Bà tắc, và Ưu Bà Di); 7 Chi Phần Giác Ngộ (Niệm, Trạch Pháp, Tinh Tấn, Hỉ, Khinh An, Định, Xả); 7 báu (kim, ngân, lưu li, pha lê, xà cừ, xích châu, mã não). Ngoài ra, thời gian có 3 (quá khứ, hiện tại, vị lai) không gian có 4 (phương Đông, phương Tây, phương Nam, phương Bắc) cũng gọi là con số 7, v. v... Thật vậy, con số 7 là con số đặc thù của đạo Phật tượng trưng cho ngày và đêm, âm và dương, thời gian và không gian, sự giác ngộ, con đường hướng đến sự giác ngộ, v. v...

[3]  Mười phương là nhiều phương gồm có phương Trên, phương Dưới, phương Đông, phương Tây, phương Nam, phương Bắc, phương Đông Nam, phương Tây Nam, phương Đông Bắc, phương Tây Bắc.

[4]  Xin mời xem ca nhạc Xuân Từ Bi  trên http://www.phattuvietnam.net/8/thuvien/7100.html

[5]  See http://www.viet.net/anson/uni/u-ngan/4tam-eg.htm

[6] The figure 7 that is the symbolic figure points to 7 days and nights (from Monday to Sunday); 7 weeks (= 49 days and nights of Meditation and Concentration under the root of the Bodhi tree); 7 Buddhas (Pāli: Vipassi Buddha, Sikkhin Buddha, Vessabhū Buddha, Kakusandha Buddha, Konāgamana Buddha, Kassapa Buddha and Sakyāmuni Buddha); 7 asemblies of the Buddha’s disciples (Bhikkhu - a fully ordained Monk, Bhikkhuni – a fully ordianed Nun, Siksamànana – a probationary Nun, Samanera – a novice Monk, Samaneri – a novice Nun, Upāsaka – a Buddhist layman, Upāsikāa Buddhist laywoman); 7 characteristics of Bodhi – Sambojjhanga (Sati - Mindfulness, Dharma Vicaya - Discrimination, Viriya - Effort, Piti - Joy, Passaddhi - Tranquility, Samadhi - Concentration, and Upekkha – Indiscrimination); 7 treasures (Gold, Silver, Lapis lazuli, Crystal, Agate, Ruby, Onyx, Coral). Besides, the time has three (the past, the present and the future) and the space has four (the East, the West, the South and the North) also known as the figure 7, etc. Indeed, the figure 7 which is the specific figure of Buddhism symbolizes day and night, yin and yang, time and space, enlightenment, the path leading to enlightenment, etc.

[7] Ten directions that mean many directions consist of the Zenith, the Nadir, the East, the West, the South, the North, the South East, the South West, the North East and the North West.

[8]  Please see the music of the Compassionate Spring on http://www.phattuvietnam.net/8/thuvien/7100.html


Âm lịch

Ảnh đẹp