07/02/2011 06:17 (GMT+7)
Số lượt xem: 2857
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Nhân dịp xuân Tân Mão 2011, xin giới thiệu đến các bạn những nhân vật lịch sử Việt Nam tuổi Mão


       1. Trần Quốc Toản

       Trần Quốc Toản sinh năm 1267, tôn thất nhà Trần, anh hùng trẻ tuổi trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông, tham gia nhiều trận đánh với những chiến tích vang dội và hi sinh năm 18 tuổi.
 

       2. Bùi Hữu Nghĩa

       Bùi Hữu Nghĩa sinh năm 1807, nổi tiếng hay chữ, năm 1835 đậu giải nguyên trường Gia Định, nên còn gọi là Thủ khoa Nghĩa. Ông cùng Phan Văn Trị làm bạn xướng họa văn thơ. Năm 1868, ông tham gia phong trào Văn Thân chống Pháp.
 

       3. Huỳnh Mẫn Đạt

       Huỳnh Mẫn Đạt sinh năm 1807, học rộng, thơ hay, đã từng dùng ngòi bút vạch mặt tên bán nước Tôn Thọ Tường và ca ngợi chiến công của Nguyễn Trung Trực cùng các nghĩa sĩ chống Pháp.
 

       4. Phan Bội Châu

       Phan Bội Châu sinh năm 1867, quê ở Nghệ An, chí sĩ, danh sĩ, nhà chính trị xuất sắc. Năm 17 tuổi, ông đã hưởng ứng phong trào Cần Vương, viết bài hịch Bình Tây thu Bắc; năm 1904, vận động thành lập hội Duy Tân; năm 1905, ông sang Nhật và đưa thanh niên du học ở Nhật; năm 1912, thành lập Việt Nam Quang Phục Hội; năm 1922, cải tổ Việt Nam Quang Phục Hội thành Đảng Việt Nam Quốc dân; năm 1955, bị tay sai Pháp bắt ở Thượng Hải, đưa về nước, chịu án khổ sai chung thân. Nhân dân toàn quốc đấu tranh đòi ân xá cho ông. Toàn quyền Pháp Varenne buộc phải ra lệnh giảm án, giam lỏng ông ở Huế và ông sống tại đây đến cuối đời (1940).
 

       5. Phạm Ngũ Lão

       Phạm Ngũ Lão sinh năm 1253, quê ở Hải Dương, danh tướng thời Trần. Trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên- Mông xâm lược (năm 1285 và 1288), ông lập công lớn, thăng tới chức Điện Soái Thượng Tướng Quân.
 

       6. Trần Nhật Duật

       Trần Nhật Duật sinh năm 1255, con thứ 6 của Trần Thánh Tông. Ông đã từng phục vụ 4 triều vua Trần (Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông và Hiến Tông), có công lớn trong trận Hàm Tử đuổi giặc Nguyên –Mông (năm 1285). Ông làm quan đến chức Thái sư (Tể tướng).
 

       7. Nguyễn Phúc Chu

       Nguyễn Phúc Chu sinh năm 1675, cháu thứ 6 nhà Nguyễn. Ông có công mở mang bờ cõi phương Nam và lãnh hải. Ông là người học rộng, song toàn văn võ. Thời ông cầm quyền, Nam Bắc hòa bình được nhiều năm.
 

       8. Nguyễn Văn Siêu

       Nguyễn Văn Siêu sinh năm 1795. Năm 1838, ông đậu Phó bảng. Ông là người nổi tiếng học rộng, biết nhiều khiến nhiều học giả nhà Thanh (Trung Quốc) phải thán phục.
 

       9. Nguyễn Phúc Miên Thẩm

       Nguyễn Phúc Miên Thẩm sinh năm 1819, danh sĩ thời Nguyễn, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, có tài làm thơ từ khi mới 9 tuổi, được phong tước Tùng Thiện Quân Vương, là bạn xướng họa với Cao Bá Quát.
 

       10. Ngô Đức Kế

       Ngô Đức Kế sinh năm 1879, quê Thanh Hà, Hà Tĩnh. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1901, nhưng không ra làm quan vì có thân phụ là Tiến sĩ Ngô Huệ Liên đang làm Tham tri Bộ Lễ. Ông cùng các thân sĩ Bắc Trung Kỳ đề xướng tân học, vận động duy tân cứu nước, cổ vũ phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu. Ông bị Pháp bắt khép vào tội “trảm giam hậu”, rồi bị đày ra Côn Đảo (năm 1908). Đến năm 1921 ra tù, ông lại tích cực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, báo chí, cổ vũ phong trào yêu nước.
 

       11. Mạc Đăng Dung

       Mạc Đăng Dung sinh năm 1483, quê ở Hải Dương. Năm 1516, đời vua Lê Chiêu Tông, ông thi võ đỗ Đệ nhất Độ lực sĩ, làm quan lên đến chức Thái sư, tước vương và thâu tóm quyền lực hầu hết quyền lực. Tới năm 1527, ông lật đổ vua Lê lập nên nhà Mạc và trở thành vị vua đầu tiên của vương triều này.

 

       12. Nguyễn Thiếp

       Nguyễn Thiếp sinh năm 1723, quê ở Hà Tĩnh. Ông là xử sĩ, danh sĩ cuối thời Lê. Năm 20 tuổi, ông đỗ Hương giải, làm quan thời gian ngắn rời từ quan, về ở ẩn trên núi Lạp Phong. Vua Quang Trung Nguyễn Huệ nhiều lần mời ông ra giúp nhà Tây Sơn, làm Viện trưởng Viện Sùng Chính.
 

       13. Nguyễn Đăng Đạo

       Nguyễn Đăng Đạo sinh năm 1621, quê ở Bắc Ninh, danh sĩ đời vua Lê Hy Tông, nổi tiếng văn thơ. Năm 1682, ông đỗ Hương tiến (cử nhân), sau đó đỗ Đệ nhất Giáp Tiến sĩ (Trạng nguyên). Ông được bổ dụng vào Viện Hàn Lâm. Ông được cử đi sứ Trung Quốc hai lần (năm 1687 và 1697) và làm quan tới chức Tham tụng (tương đương Tể tướng).
 

       14. Ông Ích Khiêm

       Ông Ích Khiêm sinh năm 1821, quê ở Quảng Nam, danh sĩ, võ tướng thời Nguyễn. Năm 21, ông tuổi đỗ cử nhân, làm quan văn rồi quan võ. Ông giỏi nghệ thuật quân sự, đích thân cầm quân dẹp tan nhiều cuộc phản loạn.

Phòng NCKH&QHQT (st)

 
 


Âm lịch

Ảnh đẹp